Ưu nhược điểm của từng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phúc toàn đức giai đoạn 2013 2020 (Trang 46 - 58)

Loại nguồn vốn Ưu điểm Nhược điểm

Nợ

- Được khấu trừ thuế

- Có thể tận dụng lợi thế địn

bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông

- Bắt buộc trả vốn gốc và lãi, áp

lực tài chính

- Làm gia tăng rủi ro tài chính và

xấu đi hệ số nợ của công ty

Cổ phần ưu đãi

- Không phải trả vốn gốc

- Có thể tùy chọn trả hoặc

không trả cổ tức

- Cổ tức khơng được khấu trừ thuế

- Khó huy động được với khối

lượng lớn

Cổ phần thường

- Không phải trả vốn gốc

- Không bị áp lực trả cổ tức

- Không được khấu trừ thuế

- Bị phân chia phiếu bầu và tác

động đến việc quản lý công ty Tùy theo từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, công ty nên lực chọn nguồn vốn sao cho có thể tận dụng tối đa những ưu điểm và hạn chế mức tối thiểu nhược điểm của từng loại nguồn vốn.[14, tr 540-553]

1.5.5. Lý thuyết phân tích dịng tiền 1.5.5. 1. Hoạch định ngân sách với đầu tư 1.5.5. 1. Hoạch định ngân sách với đầu tư

Hoạch định vốn đầu tư là quá trình xác định và lựa chọn vốn đầu tư, tài sản và dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận trong dài hạn (trên một năm).

Với ngân sách vốn đầu tư có hạn, những quyết định về đầu tư sử dụng nguồn tài ngun đóng vai trị quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.

Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp có thể bao gồm một số quyết định riêng biệt, mỗi quyết định được xem như một dự án. Một dự án vốn là một tập hợp các tài sản phụ thuộc vào nhau và được xem xét cùng nhau.

Cho dù số lượng các giai đoạn trong quá trình hoạch định ngân sách vốn của một doanh nghiệp là bao nhiêu, hầu hết các doanh nghiệp đều có một hình thức kiểm tốn

sau hồn cơng để so sánh vốn thực tế hoạt động của dự án với dịng tiền ước tính dùng để điều chỉnh dự án. [3, tr389-396]

1.5.5.2. Xác định dòng tiền đầu tư

Dòng tiền tương lai của doanh nghiệp là do các quyết định đầu tư trong quá khứ. Để đánh giá một khoản đầu tư thì phải đánh giá sự thay đổi trong giá trị doanh nghiệp (chênh lệch giữa lợi ích và chi phí của khoản đầu tư đó).

Thay đổi trong giá trị doanh nghiệp = lợi ích của dự án – chi phí dự án.

Một cách hữu hiệu hơn để đánh giá sự thay đổi giá trị là việc phân tách dòng tiền của doanh nghiệp làm hai phần:

- Giá trị hiện tại của dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh của dự án (doanh

thu và chi phí hoạt động), gọi là dòng tiền hoạt động của dự án (OCF).

- Giá trị hiện tại của dịng tiền đầu tư, chính là các khoản chi phí cần thiết để

có được tài sản của dự án và bất kỳ dòng tiền nào từ hoạt động chuyển nhượng tài sản dự án.

Dòng tiền đầu tư

Khi ta xem xét dòng tiền của một khoản đầu tư chúng ta cũng phải để ý đến tất cả các dòng tiền liên quan như:

- Một tài sản hoặc nhiều tài sản.

- Một tài sản được mua và một tài sản khác được bán.

- Chi tiêu tiền mặt vào lúc bắt đầu dự án hoặc trong nhiều năm.

Chiến lược mua lại tài sản trong việc mua bán bất kỳ tài sản nào, chúng ta cần lưu ý 3 dịng tiền sau:

- Chi phí tài sản

- Chi phí thiết lập, bao gồm vận chuyển và lắp đặt

- Bất kì khoản tín dụng thuế nào [7, tr400-401]

1.5.5.3. Dòng tiền hoạt động

Dòng tiền hoạt động là dòng tiền chi ra và thu vào được xác định vào cuối niên hạn kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp.

Yếu tố quan trọng trong phân tích dịng tiền hoạt động là để xác định dịng tiền thặng dư.

Nhà quản lý cần biết doanh thu thay đổi như thế nào khi thực hiện dự án mới, chứ không phải chỉ quan tâm đến doanh thu của sản phẩm mới.

Thay đổi trong chi phí

Khi một doanh nghiệp thực hiện dự án mới, tất cả các chi phí liên quan đến nó sẽ thay đổi chi phí doanh nghiệp.

Việc đầu tư mới có thể làm thay đổi khơng chỉ chi phí sản xuất mà cịn chí phí hoạt động, chẳng hạn như tiền thuê và chi phí hành chính.

Thứ nhất, nếu doanh thu và chi phí thay đổi, do đó thu nhập chịu thuế và thuế thay đổi. Nên doanh nghiệp cần ước tính sự thay đổi của thu nhập chịu thuế để xác định ảnh hưởng của thuế lên doanh nghiệp.

Thứ hai, việc khấu trừ hao mịn làm giảm thuế. Khấu hao bản thân nó khơng phải là dòng tiền. Nhưng khấu hao làm giảm thuế phải trả, che chắn thu nhập khỏi bị đánh thuế. Lá chắn thuế từ khấu hao giống như dòng tiền thu vào. [7, tr407-409]

Thay đổi trong vốn lưu động

Vốn lưu động bao gồm tài sản ngắn hạn, hay còn được gọi là tài sản lưu động, giúp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và tài sản nợ ngắn hạn. Vốn lưu động rịng là những gì sẽ cịn lại nếu doanh nghiệp phải thanh toán hết các nghĩa vụ hiện tại bằng tài sản lưu động của nó. Việc điều chỉnh mà ta thực hiện đối với thay đổi trong vốn lưu động ròng do hai nguồn:

1. Thay đổi trong tài khoản tài sản lưu động cho giao dịch hoặc nhu cầu phòng ngừa

2. Việc sử dụng phương pháp kế toán cộng dồn [7, tr413-415]

1.5.5.4. Sắp xếp tất cả lại cùng nhau

Có nhiều cách để tập hợp các thay đổi dòng tiền thành phần để đi đến thay đổi dòng tiền hoạt động. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tính tốn thu nhập chịu thuế trước, điều chỉnh thay đổi trong thuế, chi phí phi tiền mặt, và vốn lưu động ròng để đi đến dòng tiền hoạt động.

Như vậy, tồn bộ dịng tiền của doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ dịng tiền sau:

Hình I. 14: Sơ đồ dịng tiền của doanh nghiệp

Nguồn: Tài chính Doanh nghiệp hiện đại – TS. Trần Ngọc Thơ. 2007

Tiền mặt và chứng khoán thị trường Thanh toán chi phí thực tế phát sinh Nợ lương phát sinh Chi phí lao động Sản phẩm dở dang Thành phẩm

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí (bao gồm khấu hao)

và chi phí lãi vay Thuế Doanh số bán hàng Khoản phải thu Khoản phải trả Nguyên vật liệu Chi phí sản xuất chung Nộp thuế Hồn thuế

Thu từ các khoản phải thu

Thanh toán các khoản tín dụng thương mại

(2)DỊNG TIỀN ĐẦU TƯ

(3) DỊNG TIỀN TÀI TRỢ (1) DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG Tài sản cố định Khấu hao Bán Mua

Các khoản tham gia đầu tư của doanh nghiệp Bán Mua Hoàn trả Vay Mua cổ phiếu Bán cổ phiếu Thanh toán cổ tức Vốn cổ phần Nợ ngắn hạn và dài hạn

1.5.6. Quản lý rủi ro doanh nghiệp

Bốn mục tiêu của quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp:

- Chiến lược. Hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

- Hoạt động. Để đạt được những mục tiêu hiệu năng và thực hiện những

biện pháp an toàn bảo vệ chống lại sự thiệt hại thông qua hiệu năng hoạt động.

- Báo cáo. Cung cấp các dữ liệu hoạt động và tài chính đáng tin cậy và báo

cáo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Tuân thủ, tuân thủ pháp luật và quy định ở tất cả các cấp.

Về cơ bản Quản lý rủi ro doanh nghiệp ERM liên quan đến:

- Đánh giá quy trình rủi ro doanh nghiệp và kiểm sốt rủi ro.

- Xác định và định lượng những tổn thất rủi ro.

Bốn lĩnh vực trong quản lý rủi ro doanh nghiệp:

Kiểm soát rủi ro Quản lý rủi ro chiến lược

Kiểm soát bất trắc

Văn hóa quản lý rủi ro - Xác định rủi ro - Đánh giá rủi ro - Giám sát rủi ro - Thiết lập giới hạn rủi ro

- Cân đối những rủi

ro nhất định

- Xem xét và đánh

giá những khoản đầu tư mới

- Ước tính vốn kinh tế - Đánh giá khoản đầu tư - Đưa ra quyết định đầu tư - Đánh giá hiệu năng - Thực hiện phân tích xu hướng - Thực hiện kiểm tra căng thẳng - Lên kế hoạch dự phòng - Đánh giá và

chuyển giao rủi ro

- Xác định nghiệp

vụ quản lý rủi ro tốt nhất.

- Phát triển tài liệu

hỗ trợ

- Giao tiếp

- Tăng cường

thông qua giáo dục và đào tạo

Hình I. 15: Bốn lĩnh vực quản lý rủi ro doanh nghiệp (REM)

Nguồn: Tài chính Căn Bản – Pamela Peterson Drake và Frank J. Fabozzi.2012

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp cho phép nhà quản lý:

- Sắp xếp “khẩu vị rủi ro” và chiến lược toàn doanh nghiệp

- Nâng cao chất lượng của những quyết định xử lý rủi ro doanh nghiệp

- Xác định rủi ro toàn doanh nghiệp

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Qua nghiên cứu các nội dung cơ sở lý luận làm nền tảng định hướng phát triển luận văn, người nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích và trình bày một số nội dung của chương I như sau:

 Trình bày các thuật ngữ liên quan đến quản trị tài chính và hoạch định chiến

lược tài chính

 Nghiên cứu môi trường hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược tài

chính.

 Nghiên cứu mơ hình tài chính cơ sở lý luận của luận văn.

 Các tiêu chuẩn để đánh giá và phân tích lựa chọn đầu tư.

 Các lý thuyết Quyết định đầu tư

 Các lý thuyết về cơ cấu vốn

 Lý thuyết về dòng tiền

 Lý thuyết về hoạch định ngân sách đầu tư.

 Mơ hình quản lý rủi ro ERM

Nội dung cơ sở lý luận phù hợp với các đặc điểm nghiên cứu hoạch định chiến lược tài chính, giúp định hướng các nội dung nghiên cứu và những đề xuất có giá trị trong q trình nghiên cứu khảo sát và hoạch định chiến lược tài chính theo tồn bộ nội dung của luận văn.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG

TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY PHÚC TỒN ĐỨC

2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHÚC TOÀN ĐỨC PHÚC TỒN ĐỨC

2.1.1. Thành lập cơng ty

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức được thành lập năm 2009. Trụ sở đặt tại Xã Phú Hòa, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Ý tưởng thành lập công ty xuất phát từ nhóm cán bộ nghiên cứu lao động của Viện Nghiên cứu Phát Triển Giáo Dục Chuyên Nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, quá trình nghiên cứu cho thấy lao động nơng thơn sau đào tạo nghệ khơng có việc làm, khả năng ổn định cuộc sống rất thấp, việc lựa chọn ngành nghề đào tạo tại các địa phương không hợp lý, dẫn đến hệ quả về thất nghiệp và chậm chuyển biến cơ cấu lao động trong xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực tế về các điều kiện lao động và việc làm ở địa phương, nhóm nghiên cứu quyết định thành lập và cho ra đời Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức, với định hướng hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm sau đào tạo cho người lao động.

Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm đào tạo, chuyển giao công nghệ, dịch vụ cảnh quan du lịch, sản xuất giống vật nuôi cây trồng, sản xuất gia công thủ công, thu mua nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho người lao động. Công ty trực tiếp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

- Hiện nay, cơng ty có hơn 3000 lao động làm việc thường xuyên trong nhiều

lĩnh vực tại các tỉnh khu vực miền Tây và các tỉnh miền Đông nam bộ. Các ngành nghề chủ yếu:

- Nhóm nghề nông nghiệp: Sản xuất giống vật nuôi con đặc sản gồm cá, ếch,

rắn, dế, dúi. Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề và bao tiêu thu mua sản phẩm

- Sản xuất giống cây nông nghiệp, ươm giống cây, trồng cây khai thác, cây

sản xuất công nghiệp, cung ứng giống và bao tiêu thu mua sản phẩm.

- Nhóm nghề thủ cơng: Sản xuất cung ứng nguyên liệu, sản xuất thành phẩm,

gia cơng hàng hóa trong các nhóm nghề mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, may mặc, đan thủ cơng, sản xuất đá hạt cườm, đá trang trí…

- Nhóm nghề dịch vụ: Dịch vụ duy trì cảnh quan, trang trí sân vườn, khai thác

du lịch thiên nhiên, giao lưu văn hóa dân tộc bản địa.

- Hoạt động dịch vụ: Mua bán, thu mua, bao tiêu sản phẩm như rau sạch, cá

đồng, các sản phẩm sản xuất nông nghiệp.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, người nghiên cứu tập trung vào hoạt động kinh doanh hai nghề chủ yếu: May công nghiệp và đan thủ công.

2.1.2. Sơ đồ tổ chức của cơng ty

Hình II. 1: Sơ đồ tổ chức chủa Cơng ty TNHH MTV Phúc Tồn Đức

Nguồn: Cơng ty TNHH MTV Phúc Tồn Đức. 2013

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Chủ tịch công ty

Chủ tịch cơng ty có quyền nhân danh cơng ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ cơng ty và pháp luật có liên quan.

Giám đốc công ty

Giám đốc cơng ty có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch

Chủ tịch Giám đốc P. Giám đốc kinh doanh P. Giám đốc Sản xuất P. Giám đốc nhân sự PHỊNG ĐÀO TẠO PHỊNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG KẾ TỐN PHỊNG VẬT TƯ PHÒNG KINH DOANH CÁC CƠ SỞ GIA CƠNG CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG

Cơng ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức cơng ty, trình báo cáo quyết tốn tài chính hằng năm lên Chủ tịch Cơng ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Tuyển dụng lao động.

Phó Giám đốc nhân sự

Phó Giám đốc nhân sự quản lý tồn bộ hệ thống nhân sự, lao động của cơng ty, phụ trách hành chính, phụ trách lao động tiền lương, các chính sách, chế độ lao động, các quy ước thỏa hiệp lao động.

Phó giám đốc nhân sự tham mưu và đề xuất lên giám đốc các phương án, kế hoạch tổ chức nhân sự, quản lý hành chính, đề xuất thi đua khen thưởng và tổ chức cơng đồn.

Phó Giám Sản xuất

Phó giám đốc sản xuất quản lý toàn bộ hệ thống sản xuất của công ty, quản lý sản xuất tại các cơ sở sản xuất và gia cơng, quản lý các phịng sản xuất, phòng đào tạo, phòng vật tư, quản lý các cơ sở sản xuất và cung ứng giống vật ni cây trồng.

Phó Giám đốc kinh doanh

Phó giám đốc kinh doanh quản lý tồn bộ hệ thống kinh doanh của cơng ty, thực hiện giao dịch đơn hàng, mua bán hàng hóa, mua bán nguyên liệu, thương mại hóa dịch vụ và quảng cáo thương hiệu cơng ty.

2.1.4. Các phịng ban

Phịng hành chính nhân sự

Phịng hành chính nhân sự thực hiện các nhiệm vụ, cơng việc hành chính và nhân sự, quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan về thơng tin.

Phịng kinh doanh

Phòng kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh: kinh doanh hàng hóa, trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phúc toàn đức giai đoạn 2013 2020 (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)