Theo kết quả đánh giá, người lao động có nhu cầu cải cách chế độ tiền lương, các chế độ chính sách lao động được thực hiện đầy đủ và đánh giá ở chỉ số cao. Tuy nhiên chỉ số người lao động quan tâm là thu nhập bình quân không ổn định, mức lương đánh giá không tốt chiếm tỷ lê rất cao (48.99%), điều này có thể kiểm chứng lại đánh giá là khá phù hợp. Các điều kiện về mơi trường, việc làm, quy trình quản lý, kinh nghiệm làm việc và thời gian bố trí cơng việc khơng hợp lý, dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, thu nhập bình quân người lao động khơng cao. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Đánh giá chung về kết quả khảo sát của người lao động:
Từ những đánh giá của người lao động, nghiên cứu kết luận như sau:
Các yếu tố khảo sát đều có ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua các chỉ số đánh giá, người lao động đóng vài trị quan trọng trong hệ thống sản xuất kinh doanh. Các chỉ số đánh giá cụ thể và xác thực, phản ánh đầy đủ các thơng tin nghiên cứu.
Các điều kiện máy móc thiết bị đáp ứng được điều kiện làm việc cho người lao động. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng và ứng dụng vào sản xuất chưa mang lại hiệu quả, người lao động chưa tận dụng hết các điều kiện để có thể làm việc hiệu quả nhất.
Chất lượng và trình độ đào tạo nghề cho người lao động là điều kiện quyết định năng lực sản xuất của công ty. Việc đào tạo cho người lao động cịn chưa hợp lý, cịn có sự chênh lệch về trình độ và năng lực lao động giữa các nhóm sản xuất.
Mơi trường làm việc, quy trình làm việc và phân công lao động chưa được áp dụng hợp lý, đây là yếu tố ảnh hưởng lên hệ thống sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các rủi ro trong hệ thống sản xuất còn hiện hữu khá lớn, việc xây dựng hệ thống sản xuất đi vào hoạt động đảm bảo sẽ hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Người lao độngquan tâm đến thu nhập. Thu nhập bình qn của người lao động cịn thấp. Các yếu tố ảnh hưởng lên thu nhập quyết định năng lực sản xuất của công ty.
Các yếu tố kinh nghiệm và trình độ lao động, mơi trường làm việc, quản lý sản xuất, quy trình làm việc, thu nhập của người lao động có liên quan mật thiết với nhau.
Các thông tin đánh giá làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển các hệ thống bộ phận, từ đó quyết định nguồn vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn có ý nghĩa.
2.4.3.2. Kết quả Khảo sát cán bộ quản lý (khảo sát 02)
Đánh giá của các cán bộ quản lý sản xuất các cơ sở được thực hiện với cơng cụ là một bảng hỏi có 5 thang đo với 27 mục (mỗi thang 3 mục hỏi). Các nội dung đánh giá là: Điều kiện máy móc, ứng dụng cơng nghệ, chất lượng hàng hóa, đào tạo và sử dụng lao động, môi trường và quy trình làm việc, chiến lược mục tiêu sản xuất kinh doanh, chiến lược phân bổ nguồn vốn sản xuất, thu nhập người lao động, đánh giá các rủi ro kinh doanh, hiệu quả quản lý, sản xuất.. Bộ khảo sát sử dụng thang Likert với 5 mức đánh giá: 1 –kém; 2 – khơng tốt; 3 – trung bình, 4 – tốt; 5 – rất tốt.
Bảng II. 5: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của cán bộ quản lý
Thang đánh giá (f)
Stt Nội dung, tiêu chí đánh giá
Kém (%) Khơng tốt (%) Trung bình (%) Tốt (%) Rất tốt (%) 1. Điều kiện máy móc, thiết bị 6.09% 6.96% 10.43% 46.96% 29.57%
2. Cải tiến quy trình cơng nghệ 0.00% 6.96% 67.83% 20.87% 4.35% 3. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào
sản xuất 11.30% 21.74% 39.13% 15.65% 12.17%
4. Tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa 6.09% 6.96% 20.87% 44.35% 21.74% 5. Cạnh tranh hàng hóa trên thị trường 1.74% 6.09% 54.78% 32.17% 5.22% 6. Mẫu mã sản phẩm 1.74% 10.43% 23.48% 40.00% 24.35% 7. Tuyển dụng và đào tạo lao động 0.00% 0.00% 10.43% 50.43% 39.13% 8. Trình độ nghề của người lao động 0.00% 0.00% 24.35% 62.61% 13.04% 9. Chính sách người lao động 0.00% 0.00% 37.39% 44.35% 18.26% 10. Quy trình quản lý sản xuất 3.48% 10.43% 10.43% 55.65% 20.00% 11. Môi trường, chế độ phân công làm việc 0.00% 0.00% 6.09% 29.57% 64.35% 12. Bồi dưỡng năng lực quản lý, làm việc
cho cán bộ 0.00% 0.00% 10.43% 76.52% 13.04%
13. Chiến lược sản xuất kinh doanh 0.00% 0.00% 2.61% 20.00% 77.39% 14. Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh 0.00% 0.00% 21.74% 67.83% 10.43% 15. Khả năng quản lý điều hành công việc 1.74% 4.35% 56.52% 15.65% 21.74% 16. Chiến lược phân bổ nguồn vốn sản
xuất 0.00% 0.00% 29.57% 48.70% 30.43%
17. Nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục
sản xuất 13.04% 16.52% 48.70% 20.00% 1.74%
18. Khả năng thanh tốn chi phí sản xuất 11.30% 14.78% 30.43% 40.00% 3.48% 19. Quản lý và sử dụng tài sản vào sản
xuất kinh doanh 0.00% 22.61% 55.65% 17.39% 4.35% 20. Điều phối vận chuyển hàng hóa 5.22% 39.13% 29.57% 26.09% 0.00% 21. Thu nhập của người lao động 11.30% 21.74% 39.13% 15.65% 12.17% 22. Rủi ro về cạnh tranh hàng hóa 11.30% 15.65% 29.57% 37.39% 5.22% 23. Rủi ro về tài chính 1.74% 4.35% 48.70% 20.00% 25.22% 24. Rủi ro về cạnh tranh lao động 11.30% 14.78% 39.13% 22.61% 12.17% 25. Hiệu quả quản lý lao động 6.09% 6.96% 48.70% 29.57% 8.70% 26. Hiệu quả quản lý sản xuất 1.74% 20.87% 54.78% 15.65% 6.96% 27. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 0.00% 2.61% 13.04% 48.70% 35.65%
Đánh giá điều kiện máy móc, ứng dụng quy trình cơng nghệ vào sản xuất
Hình II. 8:Đánh giá điều kiện máy móc, ứng dụng quy trình cơng nghệ vào sản xuất Kết quả khảo sát cho thấy điều kiện máy móc phần lớn đáp ứng ở mức tốt (46.96%), trong khi đó quan sát các đánh giá cho rằng máy móc thiết bị vẫn cịn kếm và không tốt khá lớn (6.09% và 6.96%). Số lượng máy móc này tập trung vào số máy móc tận dụng hiện có, đang sử dụng sản xuất tại các cơ sở.
Kết quả đánh giá cũng cho thấy việc cải tiến quy trình cơng nghệ tập trung đánh giá mức trung bình (67.83%), một phần ở mức tốt (20.87%) và không tốt (6.96%). Chỉ số đánh giá cho thấy việc cải tiến quy trình cơng nghệ chưa hồn thành, việc cải tiến quy trình cơng nghệ có vai trị chiến lược ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và tiến độ sản xuất kinh doanh. Cùng với ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, đi cùng với máy móc thiết bị và cải tiến quy trình cơng nghệ. Sự phụ thuộc kỹ thuật cơng nghệ mới vào điều kiện máy móc thiết bị và quy trình cơng nghệ có vai trị đánh giá năng lực và hiệu quả sản xuất của công ty. Các chỉ số đánh giá cho thấy các điều kiện hiện có tại cơng ty, có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh rõ rệt.
Đánh giá chất lượng, mẫu mã hàng hóa
Hình II. 9: Đánh giá chất lượng, mẫu mã hàng hóa
Chỉ số đánh giá về chất lượng hàng hóa ở mức tốt là khá cao (44.35%), Trong đó chỉ số kém và trung bình khá lớn (6.09% và 6.96%), chỉ số đánh giá này phản ảnh chất lượng hàng hóa chưa hồn tồn đạt tiêu chuẩn. Thực tế sản xuất cũng cho thấy trình độ
lao động có ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, hầu hết các cơ sở sản xuất đều có hàng hóa bị hư hỏng phải chỉnh sửa, thời gian đầu tư cho hồn thiện hàng hóa khá lớn.
Về khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, các chỉ số đánh giá tập trung ở mức trung bình là lớn nhất (54.78%), điều này phản ánh khá chính xác so với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay của cơng ty. Hàng hóa chủ yếu được thiết kế và tạo mẫu giới thiệu với thị trường, các nhà cung cấp hàng hóa thường lựa chọn các mặt hàng tiêu thụ cho số động khách hàng trên thị trường, do đó khả năng cạnh tranh khơng cao. Công ty cũng chưa đưa vào chiến lược sản xuất các mặt hàng mới, tiêu chuẩn chất lượng cao để cạnh tranh, vì ở đây, sự phụ thuộc trình độ lao động, số lượng lao động và các điều kiện sản xuất nên khơng thể cạnh tranh hàng hóa cao cấp.
Mẫu mã sản phẩm hàng hóa cũng là yếu tố then chốt quyết định đến sự quan tâm của khách hàng. Một phần nhỏ đánh giá mẫu mã sản phẩm ở mức kém và không tốt (1.74% và 10.43%), chỉ số này phản ánh hàng hóa hiện nay chưa đạt đến sự hoàn thiện so với nhu cầu thị trường, cần phải có sự cải tiến triệt để hơn nữa.
Đánh giá tuyển dụng đào tạo nghề và thực hiện chính sách lao động
Hình II. 10: Đánh giá tuyển dụng đào tạo nghề và thực hiện chính sách lao động
Chỉ số tuyển dụng và đào tạo lao động được đánh giá khá cao, khơng có mức kém và không tốt, điều này trái ngược với kỳ vọng vào trình độ lao động. chỉ số tuyển dụng và đào tạo lao động phản ánh trình độ lao động và tính ổn định về kỹ thuật. Chỉ số này càng cao càng cho thấy trình độ lao động tại các cơ sở thiếu ổn định. Đối chiếu với chỉ số đánh giá về trình độ lao động và chất lượng hàng hóa, nhận thấy rằng vai trò lao động và trình độ kỹ thuật có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hàng hóa. Như vậy, đội ngũ lao động tại cơng ty chưa ổn định, trình độ sản xuất chưa hồn tồn đáp ứng hoạt động sản xuất. Theo kết quả khảo sát, trình độ người lao động có chỉ số tốt khá cao (62.61%), chỉ số đánh giá mức trung bình khá lớn (24.35%), qua đối chiếu này có thể nhận thấy việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho người lao động cần phải thực hiện nhanh chóng, đồng thời phải mang tính thường xun.
Việc đào tạo, bồi dưỡng lao động gắn liền với kỳ vọng về các chính sách cho người lao động. Chính sách cơng ty mới chỉ đảm bảo cho người lao động ở mức trung bình (37.39%), chỉ số này phản ánh việc thực hiện chính sách cho người lao động chưa thực sự đảm bảo.
Hình II. 11: Đánh giá mơi trường, quy trình và bồi dưỡng năng lực làm việc cán bộ quản lý
Môi trường làm việc phản ánh rất tốt, các chỉ số đánh giá cho thấy sự hợp lý về phân công làm việc. Điều này phù hợp với mơ hình tổ chức sản xuất của công ty khi thực hiện phân công sản xuất tại chỗ và phân công làm việc theo năng suất sản phẩm. Thực tế khơng địi hỏi cao như mơi trường làm việc ở các xưởng sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên phần lớn đề gặp khó khăn trong quy trình quản lý sản xuất. Do độ phân tán các cơ sở sản xuất ở nhiều địa phương khác nhau, nên khả năng phân phối nguyên liệu, tổ chức sản xuất và điều phối hàng hóa ln gặp khó khăn. Các chỉ số đánh giá về quy trình quản lý phân bố đều ở các mức đánh giá, cả mức tốt khá cao (55.65%) và các mức kém, không tốt. Cùng với chỉ số đánh giá năng lực quản lý của cán bộ, khảo sát cũng cho thấy công ty thực hiện bồi dưỡng năng lực quản lý, làm việc cho cán bộ khá phổ biến.
So sánh với chỉ số đánh giá về trình độ lao động với chỉ số bồi dưỡng năng lực quản lý, có thể thấy việc bồi dưỡng chưa thực sự mang lại hiệu quả tại công ty.
Đánh giá chiến lược, mục tiêu và quản lý điều hành sản xuất
Hình II. 12: Đánh giá chiến lược, mục tiêu và quản lý điều hành sản xuất
Việc xây dựng chiến lược và xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh thể hiện khá rõ, đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng định hướng đúng đắn về chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Tương quan với chiến lược sản xuất kinh doanh và mục tiêu, nghiên cứu khảo sát chỉ số đánh giá về khả năng điều hành công
việc của cán bộ quản lý, chỉ số đánh giá cho thấy khả năng quản lý điều hành công việc chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ các công việc đề ra. Ngồi đánh giá năng lực ở mức trung bình, tốt và rất tốt, có chỉ số đánh giá ở mức kém và khơng tốt (1.74% và 4.35%). Như vậy, cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty.
Đánh giá nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Hình II. 13: Đánh giá nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Đánh giá về chiến lược phân bổ nguồn vốn sản xuất cho thấy mức độ khả quan và mặt ý nghĩa của chiến lược. Đồ thị phân bố tập trung ở mức tốt (48.70%) và rất tốt (30.43%) cao nhất, tuy nhiên trong quá trình phân bổ nguồn vốn, phần lớn chỉ đánh giá cao nhất ở mức trung bình (48.70%), chỉ số đánh giá này được kiểm chứng thơng qua tiêu chí khảo sát về khả năng thanh tốn chi phí. Có thể thấy ảnh hưởng của khả năng thanh tốn chi phí tác động lên chỉ số đánh giá phân phối nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục sản xuất. Như vậy chiến lược phân bổ nguồn vốn và điều hành vốn đang có vấn đề trở ngại, ảnh hưởng đến chu trình sản xuất kinh doanh của cơng ty rõ rệt.
Đánh giá quản lý sử dụng tài sản, điều chuyển hàng hóa và thu nhập người lao động
Hình II. 14: Đánh giá quản lý sử dụng tài sản, điều chuyển hàng hóa và thu nhập người lao động
Việc quản lý và sử dụng tài sản tại công ty chưa được đánh giá cao, phần lớn chỉ số đánh giá tập trung ở mức trung bình (55.65%) , một phần tốt (17.39%) và rất tốt (4.35%), trong khi đó chỉ số đánh giá mức không tốt khá cao (22.61%). Việc quản lý và sử dụng tài sản quyết định nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, các chỉ số đánh
giá chứng minh khả năng điều hành công việc, phân công lao động và hiệu quả sản xuất liên quan đến quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. xét về mặt tương quan giữa các tiêu chí, có thể đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Khả năng điều phối vận chuyển hàng hóa có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh, ở đây do đặc thù sản xuất của cơng ty theo mơ hình tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ ở các địa phương, nên khả năng điều phối và vận chuyển hàng hóa cần có sự đảm bảo chính xác và kịp thời. Tác động của các yếu tố mơi trường bên ngồi như luật giao thông, giá cả nguyên liệu trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đánh giá này. Có thể thấy, đánh giá về điều phối vận chuyển hàng hóa ở mức rất thấp, chỉ tập trung ở mức khơng tốt (39.13%), trung bình (29.57%), tốt (26.09%) và mức kém (5.22%).
Về đánh giá thu nhập của người lao động, các chỉ số đánh giá thể hiện ở mức thấp, cao nhất là chỉ số thu nhập ở mức trung bình (39.13%), phần cịn lại chia đều cho các chỉ số đánh giá. Đây là tiêu chỉ đánh giá quan trọng, quyết định đến xu hướng tâm lý gắn bó với cơng việc và thái độ tham gia việc làm, đồng thời tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ số đánh giá cho thấy thu nhập của người lao động thấp liên quan đến các vấn đề:
- Kinh nghiệm và trình độ lao động.
- Quy định về định mức sản phẩm của lao động.
- Thời gian làm việc.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghề.
Những vấn đề này cần được kiểm soát và củng cố hợp lý để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý quá trình sản xuất đi vào hiệu quả.
Đánh giá rủi ro sản xuất kinh doanh
Hình II. 15: Đánh giá rủi ro sản xuất kinh doanh
Chỉ số đánh giá về các mặt rủi ro thể hiện khá rõ, đáng quan tâm là rủi ro về cạnh trang hàng hóa và cạnh tranh lao động tức là rủi ro kinh doanh là chủ yếu. Hai chỉ số đánh giá này đều liên quan đến đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt hàng