Ban hành quy chế quản lý hệthống đánh giá sức chịu đựngđối với ngân

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 89)

5 .Kết cấu của luận văn

3.1 Giải pháp cụ thể đối với ngân hàng thƣơng mại

3.1.3 Ban hành quy chế quản lý hệthống đánh giá sức chịu đựngđối với ngân

thƣơng mại.

Tƣơng tự nhƣ việc quản lý rủi ro, để đảm bảo có đƣợc hệ thống đánh giá sức chịu đựng hiệu quả u cầu NHTM phải có cơ chế, quy trình quản lý hệ thống đánh giá sức chịu đựng thích hợp. Việc quản lý và kiểm soát tốt hệ thống đánh giá sức chịu đựng phải đảm bảo rằng hệ thống này có các cấu phần cơ bản từ việc xác định rõ mục tiêu đánh giá sức chịu đựng đến việc đƣa ra các biện pháp xử lý cần thiết.

Điều quan trọng là việc quản lý hệ thống đánh giá sức chịu đựng phải đánh giá các cầu phần của hệ thống đánh giá sức chịu đựng, nhất là các giả định trọng yếu, các vấn đề phát sinh và các hạn chế của hệ thống. NHTM phải đảm bảo rằng hệ thống đánh giá sức chịu đựng không đƣợc tách rời khỏi chức năng quản lý rủi ro của NHTM và đƣợc gắn kết chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh, các ủy ban về vốn và quản lý tài sản-nợ phải trả và các đơn vị ra quyết định khác.

Kết quả của việc đánh giá sức chịu đựng phải hỗ trợ cho việc ra quyết định của Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Kết quả đánh giá sức chịu đựng phải đƣợc thông báo cho Hội đồng quản trị về sự tƣơng thích giữa trạng thái rủi ro của NHTM và khẩu vị rủi ro mà Hội đồng quản trị đã lựa chọn, cũng nhƣ các quyết định chiến lƣợc và quyết định trong hoạt động kinh doanh. Kết quả đánh giá sức chịu đựng phải đƣợc Hội đồng quản trị và Ban điều hành trực tiếp xem xét để có các quyết định liên quan đến mức độ đủ vốn và thanh khoản. Hội đồng quản trị và ban điều hành phải đảm bảo hệ thống đánh giá sức chịu đựng bao gồm một số lƣợng đủ lớn các nghiệp vụ đánh giá sức chịu đựng đƣợc sử dụng phù hợp với các cấp độ của NHTM.

- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hệ thống đánh giá sức chịu đựng. Ban điều hành chịu trách nhiệm triển khai, quản lý và giám sát thực hiện đánh giá sức chịu đựng. Sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ban điều hành là nhân tố trọng yếu trong việc đảm bảo sự phù hợp của công cụ đánh giá sức

chịu đựng trong quản trị rủi ro và kế hoạch vốn của các NHTM;

- Bộ phận quản lý cấp cao phải có khả năng xác định và hiểu rõ tác động của sự kiện căng thẳng đối với tình hình rủi ro của ngân hàng. Bộ phận quản lý cấp cao phải tham gia vào quá trình rà sốt và xác định các tình huống căng thẳng giả định; - Kiểm tra sức chịu đựng phải là một phần quan trọng trong quá trình quản trị doanh

nghiệp và văn hóa quản trị rủi ro của NHTM. Chƣơng trình kiểm tra sức chịu đựng phải có thể hành động đƣợc, kết quả phân tích đánh giá sức chịu đựng sẽ ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định ở cấp độ quản lý phù hợp;

- NHTM cần vận hành một chƣơng trình kiểm tra sức chịu đựng mà cho phép xác định và kiểm sốt rủi ro, cung cấp một khía cạnh quản lý rủi ro bổ sung cho các công cụ quản lý rủi ro, tăng cƣờng quản lý thanh khoản và vốn và tăng cƣờng trao đổi bên trong và bên ngoài;

- Việc xác định các sự kiện rủi ro liên quan, việc áp dụng các mơ hình và sử dụng kết quả của kiểm tra sức chịu đựng đòi hỏi sự hợp tác của các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở các bộ phận khác nhau nhƣ: kiểm soát rủi ro; chuyên gia kinh tế; các giám đốc phụ trách kinh doanh;…Chƣơng trình kiểm tra sức chịu đựng cần phải đảm bảo ý kiến của các chuyên gia liên quan phải đƣợc cân nhắc, đặc biệt đối với các cuộc kiểm tra sức chịu đựng trong toàn bộ ngân hàng. Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng phải tổ chức đối thoại giữa các bộ phận liên quan. - NHTM cần phải có chính sách bằng văn bản quy định về chƣơng trình kiểm tra

sức chịu đựng. Với mỗi lần thực hiện kiểm tra sức chịu đựng, NHTM cần xác định rõ các giả định và nhân tố cơ bản. Các nhân tố này bao gồm các lý do và đánh giá đối với các tình huống đã lựa chọn và mức độ nhạy cảm của kết quả kiểm tra sức chịu đựng. NHTM cần đánh giá thƣờng xuyên các giả định cơ bản khi mơi trƣờng bên ngồi thay đổi.

- Tính hiệu quả và hiệu lực của chƣơng trình kiểm tra sức chịu đựng phải đƣợc đánh giá thƣờng xuyên trên cả khía cạnh định tính và định lƣợng.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w