Từ phía NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 87 - 90)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

3.2.2.1 Từ phía NHNN

Hồn thiện khn khổ pháp luật ngân hàng: Một trong những định hướng hồn thiện khn khổ pháp luật ngân hàng là xây dựng Luật NHNN sửa đổi để thay thế Luật NHNN hiện hành. Luật NHNN sửa đổi phải tạo cơ sở pháp lý để nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong việc sử dụng các cơng cụ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như giám sát an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, các chính sách, luật lệ của Ngân hàng nhà nước cũng gây hạn chế đáng kể cho sự phát triển của dịch vụ NH bán lẻ. Các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các NH dù muốn vẫn khó lịng giản tiện các quy trình, thủ tục cho khách hàng. Để ra một sản phẩm mới, các NH cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,… Để phát triển dịch vụ NH bán lẻ, cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần là người đi đầu trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ NH bán lẻ như các sản phẩm thẻ, trả lương qua tài khoản...

Nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ, tăng tính chủ động của NHNN, nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước thông qua việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của nền kinh tế, các tín hiệu của thị trường, tăng cường thanh tra giám sát để có điều chỉnh kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện mở cửa về dịch vụ ngân hàng, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng thì việc đưa ra những biện pháp kiểm soát lãi suất đang là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà Nước nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng.

Phân khúc bán lẻ nói chung và thị trường thẻ thanh tốn nói ngày càng mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận của các ngân hàng thời gian gần đây. Để tối ưu hoá hoạt động ngân hàng trong mảng kinh doanh này địi hỏi phải có những giải pháp kịp thời:

+ Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh

tốn mới, hiện đại, trong đó có sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn về thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh tốn thẻ.

+ Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hố, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh tốn bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS; phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

+ Để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ qua POS trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Quyết định 2453, NHNN xây dựng Chương trình tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2013 - 2015 nhằm xác định các giải pháp, biện pháp một cách tương đối đồng bộ, xây dựng lộ trình, nhiệm vụ triển khai cụ thể, giao chỉ tiêu phù hợp theo từng năm để đạt được mục tiêu đề ra trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua POS.

+ Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ

thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư.

+ NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ nói chung và thanh tốn thẻ qua POS nói riêng cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống.

- Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng phạm vi thanh toán của hệ thống thanh toán liên ngân hàng CI-TAD kéo dài thời gian thanh tốn, đồng thời phải sớm hình thành trung tâm chuyển mạch quốc gia. Ngân hàng Nhà nước cũng nên điều chỉnh biểu

phí giảm xuống, để các ngân hàng thương mại cũng có thể giảm phí để khuyến khích khách hàng sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w