5. Nội dung nghiên cứu
2.2 Thực trạng hoạt động NHBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
2.2.1.3 Về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ
Trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ và ln giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường thẻ tại Việt Nam cả về hoạt động phát hành, thanh toán, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ mới cũng như phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
Bảng 2.4: Doanh số sử dụng thẻ của Vietcombank
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh số thanh toán
Thẻ quốc tế (triệu USD) 973 1.185 1.494
Thẻ nội địa (tỉ VND) 862 1.681 2.917
Doanh số sử dụng (tỉ VND)
Thẻ tín dụng 4.625 5.397 6.806
Thẻ ghi nợ quốc tế 11.364 1.218 1.536
Thẻ ghi nợ nội địa 150.452 178.057 224.530
Số lượng phát hành (thẻ)
Thẻ tín dụng 79.195 91.671 102.047
Thẻ ghi nợ quốc tế 88.523 66.998 74.582
Thẻ ghi nợ nội địa 900.058 957.715 1.066.121
Đơn vị chấp nhận thẻ 4.440 5.529 10.060
“Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1963- 2013
& Báo cáo thường niên của Vietcombank”
Doanh số phát hành thẻ Vietcombank không ngừng gia tăng qua từng năm với số lượng thẻ phát hành thêm năm 2011 và 2012 mỗi năm khoảng hơn 1 triệu thẻ, năm 2013 đạt hơn 1,2 triệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Với mục tiêu tăng trưởng thẻ không phải là số lượng thẻ phát triển mới mà là doanh số thanh toán, lượng người sử dụng thẻ thực tế và đặc biệt là hiệu quả kinh doanh thì doanh số sử dụng và thanh tốn thẻ của Vietcombank tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2012, doanh số sử dụng thẻ đạt 184.672 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2012, đạt 110% kế hoạch năm và dẫn đầu thị trường với 44% thị phần tại thị trường thẻ. Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch năm 2013.
Về thị phần thẻ, năm 2011 và 2012, Vietcombank đứng vị trí số 5 về số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, dẫn đầu trong phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và giữ vị
trí số 4 về phát hành thẻ ghi nợ nội địa. Năm 2013, Vietcombank chiếm vị trí dẫn đầu với 44% thị phần tại thị trường thẻ với doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 1.494 triệu USD, đạt 110% kế hoạch năm.
Không chỉ nằm trong nhóm dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh tốn, Vietcombank cịn luôn dẫn đầu thị trường về phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ mới. Trong những năm gần đây, Vietcombank đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ thẻ hiệu quả thiết thực, gia tăng tiện ích cho khách hàng như: Đề án thanh toán thẻ trên taxi và thanh toán thẻ taxi đồng thương hiệu; Đề án chuyển đổi PIN cho thẻ ghi nợ nội địa; Đề án chuyển đổi thẻ liên kết VCB-MTV thành thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Master Card; Đề án phát triển thẻ Pre-paid (Thẻ trả trước); Đề án chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trên kênh giao dịch Internet Banking, các chương trình hợp tác trong lĩnh vực bán lẻ như Metro Big C..., chương trình hợp tác với Cơng ty Thông tin di động Việt Nam... Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến quốc tế và nội địa tại Việt Nam.
Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán cả bảy loại thẻ quốc tế phổ biến: Visa, Mastercard, JCB, CUP, Diners Club, American Express (Vietcombank là đại lý độc quyền thanh toán) và Discover card; là ngân hàng phát hành thẻ tín dụng Visa, Master, Amex, JCB,... và là ngân hàng nội địa đi tiên phong trong việc phát hành hai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp – Amex Platinum và Visa Platinum. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24 của Vietcombank đã được bình chọn “Thương hiệu quốc gia” và được trao tặng Giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”.
2.2.1.4Về hoạt động ngân hàng điện tử
Năm 2002, Vietcombank chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng điện tử . Mặc dù không phải là ngân hàng đi đầu trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử nhưng ngay từ đầu Vietcombank đã mở rộng dịch vụ này cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm khai thác xu thế sử dụng internet của khách hàng, đẩy cuộc chiến tranh giành thị phần vào một chiến lược mới địi hỏi các ngân hàng phải ứng dụng
cơng nghệ ngân hàng hiện đại, đa dạng và nâng cao các tiện ích nhằm khẳng định thị phần của mình. Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Phone Banking và Mobile Banking của Vietcombank đã và đang thu hút ngày càng đơng đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả và dần tạo thói quen khơng dùng tiền mặt trong thanh toán.
2.2.1.5Về dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu chuyển tiền về nước của người Việt xa quê hương, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã không ngừng nỗ lực hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức chuyển tiền quốc tế để phát triển đa dạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối như chuyển tiền bằng điện SWIFT, Telex, Séc, dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối vẫn luôn là thế mạnh Vietcombank với doanh số chuyển tiền vẫn ln nằm trong nhóm những ngân hàng có doanh số cao. Doanh số chuyển tiền trong năm 2011 đạt 1,43 tỉ USD, chiếm 15% thị phần trong nước, đến năm 2012 trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh số chuyển tiền ngoại hối vẫn đạt mức 1,23 tỉ USD. Năm 2013, dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với doanh số đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2012.
2.2.1.6Về mạng lưới hoạt động và ngân hàng đại lý
Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sau 50 năm hoạt động, Vietcombank đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về mặt quy mô giúp Vietcombank thực hiện các giao dịch trên thị trường thế giới được nhanh chóng, an tồn, hiệu quả. Thương hiệu Vietcombank ln được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thị trường tiền tệ… Nhờ vậy, mạng lưới ngân hàng đại lý được đánh giá là một trong những thế mạnh nổi trội của Vietcombank tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế so với các ngân hàng trong nước khác. Hiện tại, hoạt động của Vietcombank được hỗ trợ bởi hơn 1.700 ngân hàng đại lý trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong năm 2013, Vietcombank đã xây dựng Đề án phát triển mạng lưới và được Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập 15 chi nhánh cùng 38 Phòng giao dịch, đây cũng là đợt mở rộng mạng lưới lớn nhất của Vietcombank từ trước đến nay, mở ra nhiều cơ hội cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày một đa dạng, hiện đại và tiện ích đến với mọi thành phần kinh tế và đông đảo các tầng lớp khánh hàng. Đến thời điểm 31/12/2013, hệ thống mạng lưới trong nước của Vietcombank bao gồm hơn 400 chi nhánh và phịng giao dịch hoạt động.
2.2.2 Vị trí và thực trạng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên thị trường dịch vụ NHBL thị trường dịch vụ NHBL
2.2.2.1Về tổng tài sản
Tổng tài sản tính đến cuối năm 2012 của hệ thống ngân hàng tăng lên hơn 5 triệu tỷ đồng chủ yếu nhờ sự tăng thêm của nhóm các ngân hàng quốc doanh. Là những ngân hàng trong nhóm ngân hàng quốc doanh nên tổng tài sản của Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank đều tăng so với năm 2011
Bảng 2.5: Tổng tài sản của các ngân hàng
Đvt: tỷ đồng
Ngân hàng 2011 2012 Tăng trưởng
2012 - 2011 2013 Tăng trưởng 2013 - 2012 Agribank 556.269 617.859 11% 701.507 14% Vietinbank 460.604 503.530 9% 576.368 14% BIDV 405.755 484.785 19% 548.511 13% Vietcombank 366.722 414.475 13% 468.994 13% ACB 281.019 176.307 -37% 166.599 -6%
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Ngân hàng Agribank được xem là ngân hàng lớn nhất hệ thống với tổng tài sản tính đến cuối năm 2012 là 617.859 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011 và vượt xa so với ngân hàng đứng thứ hai là Vietinbank với tổng tài sản là 503.530 tỷ đồng. BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất là 19%, đứng thứ hai là Vietcombank với tốc độ tăng trưởng là 13% so với cuối năm 2011, đạt 414.475 tỷ
800,000 700,000 600,000
Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 - 2011 2012 2013
đồng, tương đương 95% kế hoạch đã đề ra. Tổng giá trị tài sản của ACB giảm mạnh từ hơn 281.019 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 176.307 tỷ đồng cuối năm 2012, giảm 37% chủ yếu là do lỗ từ kinh doanh vàng và ngoại hối kể từ sau thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2013, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá đồng đều duy trì ở mức 13-14%. Riêng chỉ có ngân hàng ACB là giảm 6% do vẫn còn ảnh hưởng sau vụ kinh doanh vàng và ngoại hối.
Đvt: tỷ đồng
Đồ thị 2.3: Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Vietcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là 13% trong cả năm 2012 và 2013, xếp vị trí thứ hai trong hệ thống và tiếp tục duy trì vị trí thứ tư xét về quy mô tổng tài sản.
2.2.2.2Về hoạt động huy động vốn
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của tồn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Cịn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra khủng hoảng hồi quý 3, huy động vốn năm qua tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011. Nhóm các ngân hàng quốc doanh được xem là nhóm có tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá cao, cụ thể như sau:
700,000 600,000
500,000 Agribank Vietinbank BIDV
Vietcombank ACB 400,000 300,000 200,000 100,000 - 2011 2012 2013
Bảng 2.6: Huy động vốn của các ngân
hàng Đvt: tỷ đồng
Ngân hàng 2011 2012 Tăng trưởng
2012 - 2011 2013 Tăng trưởng 2013-2012 Agribank 505.792 540.000 7% 634.505 18% Vietinbank 420.212 460.082 9% 511.670 11% BIDV 244.838 331.116 35% 339.135 2% Vietcombank 241.700 303.942 26% 334.259 10% ACB 234.503 159.500 -32% 150.988 -5%
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Đây là năm ngân hàng tốp đầu xét về giá trị huy động vốn. Ngân hàng Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với mức huy động đạt 540.000 tỷ đồng; Đứng thứ hai là ngân hàng Vietinbank với 460.082 tỷ đồng; ngân hàng BIDV và Vietcombank đứng thứ ba và thứ tư với giá trị huy động vốn lần lượt là 331.116 và 303.942 tỷ đồng; ngân hàng ACB đứng thứ năm với giá trị huy động là 125.233 tỷ đồng. Ngân hàng ABC là ngân hàng duy nhất bị giảm giá trị huy động vốn so với năm 2011 do bị “khủng hoảng” từ quý III/2012. Mặc dù lượng tiền gửi giảm song xét về tổng huy động vốn thì ACB vẫn duy trì được vị trí thứ năm của mình trong hệ thống.
Đvt: tỷ đồng
Đồ thị 2.4: Quy mô huy động vốn của các ngân hàng
Mặc dù xét về giá trị tuyệt đối, ngân hàng Vietcombank đứng thứ tư nhưng xét về tốc độ tăng trưởng so với năm 2011 thì Vietcombank lại đứng vị trí thứ hai với 26%, chỉ sau ngân hàng BIDV với 35%. Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống ngân hàng là 16%.
Thị trường tài chính ngân hàng luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong hệ thống. Các ngân hàng luôn nỗ lực củng cố và mở rộng thị trường thông qua việc xây dựng mạng lưới hoạt động dày đặc, triển khai các sản phẩm ngân hàng đa dạng và linh hoạt đồng thời cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất nhằm duy trì vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, với những nỗ lực như vậy các NHTM cũng chỉ duy trì được vị thế hiện tại của mình mà ít tạo ra được những biến đổi lớn như giai đoạn trước đây.
Bảng 2.7: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng năm 2013Ngân Ngân
hàng Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB
Ngân hàng khác
Thị phần 14,4% 11,6% 7,7% 7,6% 3,4% 55,2%
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Nhóm 5 ngân hàng này chiếm thị phần huy động vốn chủ yếu trong hệ thống với số dư huy động chiếm tỷ lệ gần 50% tồn hệ thống. Tính đến cuối năm 2013, thị phần huy động vốn của Vietcombank vẫn duy trì vị trí thứ tư trong tồn hệ thống ngân hàng, xếp sau Agribank, Vietinbank và BIDV vốn là những ngân hàng với vị thế được duy trì trong thời gian dài. Trong giai đoạn hàng loạt ngân hàng xem huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đồng thời cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng thì Vietcombank vẫn duy trì được thị phần của mình càng cho thấy được tiềm lực mạnh mẽ cùng khả năng nắm bắt thị trường và hơn hết là uy tín thương hiệu.
2.2.2.3Về hoạt động tín dụng
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng tồn hệ thống đạt hơn 3,4 triệu tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng toàn ngành là 12,52% trong đó vai trị của nhóm các ngân hàng quốc doanh chiếm vị trí trọng yếu, cụ thể:
600,000 500,000
Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB 400,000 300,000 200,000 100,000 - 2011 2012 2013
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay của các ngân
hàng Đvt: tỷ đồng
Ngân hàng 2011 2012 Tăng trưởng
2012-2011 2013 Tăng trưởng 2013-2012 Agribank 443.476 480.453 8% 530.600 10% Vietinbank 293.434 405.744 38% 460.079 13% BIDV 293.937 339.942 16% 391.036 15% Vietcombank 209.418 241.163 15% 278.357 15% ACB 102.809 102.815 0% 107.190 4%
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Tính đến cuối năm 2012, ngân hàng Agribank chiếm vị trí đầu bảng, ngân hàng Vietinbank và BIDV xấp xỉ nhau và chiếm vị trí thứ hai và thứ ba, Vietcombank đứng vị trí thứ tư với dư nợ tín dụng năm 2012 là 241.163 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với ngân hàng ACB.
Năm 2013, Vietinbank có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với năm 2012 mặc dù vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tồn ngành. Cịn lại các ngân hàng khác duy trì tốc độ tăng trưởng tương đương so với năm 2012 trong đó Vietcombank và BIDV có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành và đứng thứ tư toàn hệ thống về giá trị tuyệt đối.
Đvt: tỷ đồng
Đồ thị 2.5: Dư nợ cho vay của các ngân hàng
Thị phần dư nợ tín dụng của nhóm các ngân hàng tốp đầu năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2011.
Bảng 2.9: Thị phần dư nợ cho vay của các ngân hàng năm 2013Ngân Ngân
hàng Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB
Ngân hàng khác
Thị phần 15,3% 13,2% 11,2% 8,0% 3,1% 49,2%
“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”
Cũng như trong hoạt động huy động vốn, thị phần dư nợ tín dụng của Vietcombank năm 2013 vẫn đứng vị trí thứ tư tồn ngành. Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành ngân hàng, không chỉ Vietcombank mà Agribank, Vietinbank, BIDV và ACB đều giảm thị phần dư nợ tín dụng vào tay một số ngân hàng thương mại khác tuy nhiên vị trí nhóm ngân hàng tốp đầu vẫn được duy trì. Thị phần dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 8% năm 2013, tiếp tục duy trì vị trí thứ tư tồn hệ thống.
2.2.2.4Về dịch vụ thẻ
Theo báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2012, tính đến 31/12/2012, tồn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm