So sánh với Công Ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 60 - 65)

c) trị Giá sổ sách mỗi cổ phiếu

2.6 So sánh với các công ty nhựa trên thị trường

2.6.1 So sánh với Công Ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mơ gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong (NTP) và Nhựa Bình Minh (BMP) là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành ống nhựa xây dựng. Nhựa Tiền Phong thống trị thị trường miền Bắc cịn Nhựa Bình Minh chi phối thị trường phía Nam.

Đối với nhà đầu tư, 2013 được xem là một năm thành công khi đầu tư vào cổ phiếu Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Tiền Phong (NTP). Giá cổ phiếu của BMP tăng 59% trong khi NTP tăng tới 75%. Hai công ty sản xuất nhựa này tiếp tục ăn nên làm ra, doanh thu tăng trưởng đều đặn và hiệu quả kinh doanh cao. Không chỉ vậy, BMP và NTP vẫn tiếp tục xây nhà máy, tăng công suất.

So sánh về doanh thu

Ở biểu đồ 2.8 doanh thu nhựa Tiền Phong và nhựa Bình Minh giai đoạn 2009 - 2013 tăng trưởng liên tục, nhưng doanh thu nhựa Tiền Phong luôn cao hơn hẳn so với Nhựa Bình Minh. Cụ thể là năm 2009 doanh thu nhựa Bình Minh là 1,143.15 tỷ đồng trong khi nhựa Tiền Phong là 1,546.9 tỷ đồng, nhiều hơn 403.75 tỷ đồng tương ứng gấp 1.35 lần. Năm 2010 doanh thu BMP là 1,416.86 tỷ đồng, của NTP là 2,001.81 tỷ đồng, nhiều hơn 584.95 tỷ đồng, tương ứng gấp 1.41 lần. Năm 2011 doanh thu BMP là 1,826.42 tỷ đồng của NTP là 2,425.54 tỷ đồng, nhiều hơn 599.12 tỷ đồng, tương ứng

gấp 1.33 lần. Năm 2012 doanh thu BMP là 1,890.75 tỷ đồng trong khi NTP là 2,360.29 tỷ đồng, nhiều hơn 469.54 tỷ đồng, tương ứng gấp 1.25 lần. Đến năm 2013 doanh thu nhựa Bình Minh là 2,088.14 tỷ đồng trong khi nhựa Tiền Phong là 2,480.73 tỷ đồng, nhiều hơn 392.59 tỷ đồng, tương ứng gấp 1.19 lần.

Biểu đồ 2.8 So sánh doanh thu BMP và NTP từ năm 2009 - 2013

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 – 2013

Về lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế qua các năm 2009 - 2013 của BMP có xu hướng tăng cịn lợi nhuận trước thuế của NTP có tăng nhưng rất ít, biến động khơng rõ rệt. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2009 -2010 của BMP thấp hơn NTP, tuy nhiên kể từ năm 2011 trở đi, lợi nhuận trước thuế của BMP đã vượt qua NTP. Cụ thể, ở bảng 2.7 ta thấy năm 2009 lợi nhuận trước thuế của BMP là 285.16 tỷ đồng trong khi NTP là 351.33 tỷ đồng, nhiều hơn BMP 66.17 tỷ đồng. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của BMP là 313.73 tỷ đồng trong khi NTP là 363.46 tỷ đồng, nhiều hơn BMP 49.73 tỷ đồng. Đến năm 2011, lợi nhuận trước thuế của BMP là 384.28 tỷ đồng trong khi NTP là 361.50 tỷ đồng, BMP nhiều hơn NTP là 22.78 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của BMP là 479.47 tỷ đồng trong khi NTP là 384.99 tỷ đồng, BMP nhiều hơn 94.48 tỷ đồng. Và đến năm 2013 lợi nhuận trước thuế của BMP là 499.47 tỷ đồng

50

trong khi NTP là 384.65 tỷ đồng, BMP nhiều hơn 114.82 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng là do các khoản chi phí chính của NTP rất lớn so với BMP, cụ thể là chi phí bán hàng qua các năm 2009-2013 của NTP lớn hơn rất nhiều so với BMP. Năm 2011 chi phí bán hàng NTP gấp gần năm lần BMP (257.3/52.3 tỷ), năm 2012 gần gấp 4.6 lần, năm 2013 gần gấp 5.6 lần. Trong khi đó doanh thu NTP chỉ gấp 1.32 lần năm 2011,1.25lần năm 2012 và gấp 1.19 lần năm 2013 so với BMP. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính mà đặc biệt là chi phí lãi vay của NTP cũng cao hơn rất nhiều so với BMP (chi phí tài chính cao hơn gần 8.7 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn 2.3 lần BMP năm 2011). Tóm lại, việc đầu tư cho bán hàng cùng với các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính của NTP là quá nhiều và đôi khi không hiệu quả đã làm giảm đi lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh đáng kể so với BMP.

Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của BMP và NTP từ năm 2009 -2013

Chỉ tiêu (tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BMP NTP BMP NTP BMP NTP BMP NTP BMP NTP

Doanh thu thuần 1,143.15 1,546.90 1,416.86 2,001.81 1,826.42 2,425.54 1,890.75 2,360.29 2,088.14 2,480.73 Lợi nhuận gộp 336.55 557.34 381.51 676.40 470.53 776.56 589.17 782.30 622.03 874.28 Doanh thu tài chính 4.17 8.41 10.40 4.04 14.59 11.83 14.68 2.53 30.52 4.35 Chi phí tài chính (3.35) (25.87) (7.24) (33.95) (8.79) (76.31) (6.82) (41.23) (17.50) (24.07)

+ trong đó: Lãi vay (2.23) (13.71) (1.13) (21.77) (0.85) (42.65) (0.77) (39.84) (0.91) (20.89)

Chi phí bán hàng (25.27) (145.66) (39.35) (195.81) (52.31) (257.29) (64.10) (296.45) (68.63) (381.45)

Chi phí QLDN (28.45) (45.84) (33.05) (86.93) (41.31) (95.84) (59.87) (82.68) (67.05) (100.81)

Lợi nhuận thuần HĐKD 283.66 348.39 312.28 363.74 382.72 358.95 473.07 364.47 499.37 372.30 Lợi nhuận trước thuế 285.16 351.33 313.73 363.46 384.28 361.50 479.47 384.99 499.47 384.65 Lợi nhuận sau thuế 249.92 305.66 275.30 309.86 294.53 276.18 360.53 291.28 369.93 289.58

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Một số tỷ số tài chính

Hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của BMP so với NTP được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 2009 - 2010 các chỉ tiêu tài chính của BMP thấp hơn so với NTP, giai đoạn 2011- 2013 thì các chỉ tiêu này của BMP cao hơn so với NTP.

ROE của cả BMP và NTP đều giảm liên tục trong những năm 2009 - 2013, nhưng ROE của NTP giảm nhanh hơn so với BMP. Ở bảng 2.8 ta thấy, từ năm 2009 đến năm 2011 ROE của BMP thấp hơn so với NTP, nhưng kể từ năm 2012 trở về đây ROE của BMP cao hơn hẳn NTP mặc dù ROE của cả hai qua các năm giảm liên tục.

51

Khơng chỉ ROE có xu hướng giảm mà ROA, ROS của BMP và NTP cũng có xu hướng giảm liên tục từ năm 2009 - 2013. Nhìn chung tỷ lệ ROA và ROS qua các năm của BMP luôn cao hơn NTP tuy cũng đang trong xu hướng giảm đi, cũng do tình hình kinh tế trong giai đoạn này có nhiều khó khăn nên NTP và BMP cũng không tránh khoi ảnh hưởng.

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu sinh lời của BMP và NTP từ năm 2009 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

BMP NTP BMP NTP BMP NTP BMP NTP BMP NTP ROS 21.86% 19.76% 19.43% 15.48% 16.13% 11.39% 19.07% 12.34% 17.72% 11.67% ROA 35.95% 35.25% 30.48% 26.02% 27.42% 18.19% 27.85% 18.12% 23.84% 16.69% ROE 43.38% 64.34% 38.54% 47.23% 30.97% 31.46% 31.03% 28.51% 26.78% 24.75% EPS 14,461 14,106 8,289 14,419 8,420 7,336 10,254 6,721 9,351 6,682 P/E 4.53 7.65 5.73 6.64 4.16 4.46 4.34 5.06 7.49 8.95

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Chỉ số EPS qua các năm 2009 – 2013 cũng có xu hướng giảm. Năm 2010 EPS của Nhựa Bình Minh giảm mạnh từ 14,461 đồng xuống còn 8,289 đồng, giảm đi 6,172 đồng và từ năm 2011 – 2013 có xu hướng tăng trở lại. Trái lại với Nhựa Tiền Phong từ năm 2009 - 2010 EPS tăng từ 14,106 đồng lên 14,419 đồng và bắt đầu từ năm 2011 trở về đây chỉ số EPS của NTP có xu hướng giảm liên tục, nguyên nhân là do NTP có những khoản chi phí chính tăng mạnh mẽ kể từ năm 2011, làm cho lợi nhuận giảm đi.

Nói tóm lại, từ năm 2009 – 2013 các chỉ tiêu tài chính của cả hai Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh là khá cao. Từ 2009 – 2010 các chỉ số của NTP tốt hơn hẳn Nhựa Bình Minh. Và từ giai đoạn năm 2011 trở về đây thì Nhựa Bình Minh vượt trội hơn, tốc độ tăng trưởng hơn hẳn Nhựa Tiền Phong. Có thể nói kể từ năm 2011 Nhựa Bình Minh đã vượt qua Nhựa Tiền Phong và là năm đánh mốc dấu quan trọng đối với Nhựa Bình Minh.

ĐVT: Tỷ đồng 1,489.07 1,600 1,400 1,274.10 1,049.33 1,226.0 1,113.88 1,000 852.49 929.49 800 671.91 778.98 540.69 400 200 0 2009 2010 VCSH BMP 2011 2012 2013 VCSH NTP

Biểu đồ 2.9 Vốn chủ sở hữu của BMP và NTP qua các năm 2009 – 2013

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Qua biểu đồ 2.9 ta thấy từ năm 2009 – 2013 vốn chủ sở hữu của Nhựa Bình Minh ln cao hơn Nhựa Tiền Phong. Cụ thể là năm 2009 BMP nhiều hơn NTP 131.22 tỷ đồng, năm 2010 cao hơn 73.51 tỷ đồng, năm 2011 cao hơn 119.84 tỷ đồng, năm 2012 nhiều hơn 160.22 tỷ và đến năm 2013 nhiều hơn 263.02 tỷ đồng. Cho thấy qua các năm 2009 – 2013 BMP ln có một tiềm lực tài chính vững vàng hơn NTP, bên cạnh đó tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của NTP cao hơn nhiều lần so với BMP.

Bảng 2.9 Chỉ tiêu nợ phải trả trên VCSH của BMP và NTP từ 2009 - 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

NPT/VCSH BMP 22.67% 15.21% 11.17% 11.66% 12.91% NPT/VCSH NTP 62.46% 66.55% 67.37% 49.03% 47.71%

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Cụ thể ở bảng 2.9 ta thấy, năm 2012 tỷ lệ nợ phải trả của NTP chiếm 49.03% vốn chủ trong khi Nhựa Bình Minh chỉ có 11.66%, gấp gần 5 lần so BMP. Tuy rằng đến năm 2013 tỷ lệ này của nhựa Tiền Phong đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với nhựa Bình Minh 47.71% trong khi BMP chỉ có 12.91%.

So với Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh có một nguồn vốn tự có vững vàng và lớn hơn rất nhiều, nguồn vốn huy động từ vay mượn rất thấp hầu như là khơng có nợ vay dài hạn và khả năng xảy ra rủi ro là khơng có. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ vay mượn của Nhựa Tiền Phong chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, do vậy mà khả năng xảy ra rủi ro cũng cao hơn.

Nói tóm lại, Nhựa Tiền Phong và nhựa Bình Minh là hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất nhựa Việt Nam. Trước năm 2011, các chỉ số tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của NTP tốt hơn so với BMP và sau 2011 trở đi thì BMP đã vượt qua NTP là nhờ vào việc kiểm sốt tốt chi phí, doanh thu của BMP tăng, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng, ngược lại doanh thu của NTP tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm đi.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 60 - 65)