c) trị Giá sổ sách mỗi cổ phiếu
3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính Cơng Ty CP Nhựa Bình Minh
3.2.1Tạo vị thế vững chắc, tăng cường thị phần và tạo niềm tin ở khách hàng
Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trong ngành nhựa, nhất là sự có mặt của các doanh nghiệp nhựa nước ngồi nhựa Thái Lan, nhựa Trung Quốc, Nhựa Bình Minh cần có những chính sách khách hàng hiệu quả, linh hoạt. Ban hành, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các chính sách, quy chế dành cho hoạt động của hệ thống phân phối một cách uỵển chuyển, phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ.
Nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc mở rộng hệ thống phân phối nhưng khơng qn chăm sóc khách hàng hiện tại khách hàng. Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu và truyền thông tiếp thị thơng qua hoạt động chăm sóc khách hàng, chuỗi hội nghị khách hàng, hội chợ thương mại, hội thảo giới thiệu công ty.
Mặt khác, cơng ty cần phân tích và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó đưa ra các biện pháp hơn hẳn đối thủ. Tranh thủ nắm bắt cơ hội ngay trong khó khăn, phát triển hệ thống phân phối đến vùng sâu, vùng xa, mở rộng thị phần ra nước ngoài, tham gia vào các dự án, đầu tư phát triển theo chiều sâu, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, phát huy sản phẩm truyền thống, đổi mới nhiều chủng loại mẫu mã sản phẩm cho phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
3.2.2Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định
Để tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Có kế hoạch đầu tư và sử dụng TSCĐ hợp lý, dựa vào nhu cầu của công ty và công dụng, tuổi thọ của tài sản nhằm tận dụng khai thác hết khả năng của các TSCĐ.
- Với những tài sản hong không tiếp tục sử dụng được nữa, việc sửa chữa tốn kém, khơng hiệu quả thì nên tiến hành thanh lý, nhượng bán ngay nhằm thu hồi vốn cố định có hiệu quả.
- Về việc quản lý TSCĐ, công ty cần đề ra quy định quản lý chặt chẽ hơn về hiện vật, tránh mất mát hư hong trước thời hạn khấu hao.
- Để TSCĐ hoạt động có hiệu quả thì cơng ty cần định kỳ lập kế hoạch sữa chữa lớn, bảo dưỡng, bảo trì TSCĐ căn cứ vào hồ sơ theo dõi riêng cho từng tài sản.
- Mua bảo hiểm cho những TS quan trọng, có giá trị lớn hay những TS bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định của nhà nước.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng và điều chỉnh cơ cấu vốn Quyết định nguồn vốn ngắn hạn
Lập kế hoạch về nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo từng năm, từng quý, từng tháng, chỉ rõ nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn tạm thời.
Tiếp đó, cơng ty cần bám sát kế hoạch về nhu cầu tài trợ ngắn hạn, căn cứ vào tình hình tài chính cơng ty cũng như bối cảnh kinh tế chung để lựa chọn hình thức kênh đầu tư thích hợp kịp thời và hiệu quả nhất. Không nên chỉ gửi các khoản tiền dư thừa vào ngân hàng như hiện nay vì tỷ lệ sinh lời của nó rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền như hiện nay.
Đa dạng hố các hình thức huy động vốn đầu tư và lựa chọn hình thức huy động vốn đầu tư thích hợp, doanh nghiệp nên duy trì hệ số nợ cao hơn nữa để giảm chi phí sử dụng vốn, phát huy được địn bẩy tài chính và làm tăng lợi nhuận cho cổ đông.
Công ty nên áp dụng mọi biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, làm tốt công tác thanh tốn cơng nợ, áp dụng các hình thức kỷ luật, thanh tốn chặt chẽ nhằm loại trừ, hạn chế các khoản nợ khó địi, tránh để trường hợp như nợ xấu của cơng ty Nhựa Đức Thành. Xác định chính sách bán chịu thật phù hợp.
Gía trị hàng tồn kho của cơng ty chiếm tỷ trọng đáng kể, mà khối lượng hàng tồn kho bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chi phí tồn kho, vấn đề đặt ra là phải làm sao để giảm bớt chi phí tồn kho. Cần tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với thời gian ký kết hợp đồng với khách hàng, tính tốn lập kế hoạch xác định hàng tồn kho tối ưu để đảm bảo cho việc kinh doanh khơng bị gián đoạn mà vẫn giảm được chi phí hàng tồn kho.
Quyết định nguồn vốn dài hạn
Để huy động nguồn vốn tài trợ cho TSDH, cơng ty có thể lựa chọn sử dụng các nguồn: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và nợ dài hạn, trong đó nợ dài hạn có thể chọn vay các tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu. Việc lựa chọn nguồn vốn dài hạn nào, trước tiên phụ thuộc vào chi phí huy động vốn, kế đến là những thuận lợi và bất lợi của việc huy động nguồn vốn đó.
3.2.4Nâng cao khả năng sinh lợi
3.2.4.1.Tăng cường khả năng sinh lợi của doanh thu (ROS)* Tăng doanh thu: * Tăng doanh thu:
Tăng cường và làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt và phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng. Từ đó đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá và điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp.
Các địa điểm phân phối, đại lý phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển của công ty cũng như việc đi lại mua hàng của người tiêu dùng.
Tăng khối lượng bán bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước. Đổi mới cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng, xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử, từ đó có thể làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra, làm tăng doanh số bán… kèm theo những chính sách hoa hồng, khuyến mãi chiêu thị nhằm khuyến khích khách hàng.
Xây dựng cho mình mơ hình văn hóa cơng ty chun nghiệp, tạo cơng ăn việc làm ổn định, thu hút những người lao động có trình độ, chất lượng cao gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
*Giảm chi phí: Để giảm chi phí, cơng ty nên áp dụng một số biện pháp sau
Tập trung vào chiến lược kiểm sốt chi phí thơng qua việc tăng năng suất lao động và cơng nghiệp. Tích cực tìm kiếm nguồn hàng với chi phí ổn định, thiết lập mối kinh doanh chặt chẽ với nhà cung ứng. Chủ động nắm bắt thông tin về giá cả, về thị trường
nhập khẩu. Điều này sẽ giúp BMP cải thiện năng lực cạnh tranh và gây sức ép lên đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu góp phần giảm chi phí sản xuất, xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu dài hạn, giảm chi phí đầu vào và chủ động trong sản xuất, khơng bị ảnh hưởng bất thường của giá nguyên vật liệu trong giai đoạn hiện nay.
Tiết kiệm các chi phí gián tiếp, tăng cường chi phí bán hàng như bán hàng, nghiên cứu thị trường. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ và giảm thiểu những chi phí khơng cần thiết. Tăng cường đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại.
Tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương, thưởng trong sản xuất kinh doanh. Thường xun rà sốt lại các vị trí quản lý, nhân viên của Công ty, nắm bắt được đơn vị nào thừa, đơn vị nào thiếu lao động để điều động, bổ sung lao động cho phù hợp và kịp thời.
Định kỳ hàng quý thực hiện phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm tới từng đơn vị, cá nhân người lao động kết hơp với các hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý.
Chú trọng tăng sản lượng thay vì hạ giá sản phẩm, tăng cơng suất để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mơ. Lợi thế này giúp chi phí trên mỗi sản phẩm ngày càng rẻ hơn, gồm cả chi phí sản xuất lẫn chi phí phân phối.
3.2.4.2.Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản (ROA)
Để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản, một mặt công ty áp dụng các biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận như đã đề cập ở trên. Mặt khác, công ty có thể tăng số vịng quay của tổng tài sản. Muốn nâng cao số vịng quay của tổng tài sản, cơng ty phải tăng doanh thu và điều chỉnh cơ cấu tài sản theo hướng tăng cường đầu tư TSCĐ, áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý đối với TSCĐ đồng thời quản lý tốt để giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Thứ nhất, tiếp tục duy trì khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có, tận dụng tối đa cơng suất TSCĐ hiện có. Hơn nữa để bảo vệ và cho máy móc hoạt động trơi chảy, tiết kiệm thời gian và đảm bảo quy trình sản xuất ln diễn ra liên tục thì Cơng ty cũng nên có đội ngũ chun viên kỹ thuật riêng để thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ.
Thứ hai, thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện có. Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Đối với những TSCĐ nhanh chóng lạc hậu cần sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, để nhanh chóng thu hồi số vốn đã đầu tư.
Thứ ba, tính tốn, nghiên cứu, lập kế hoạch, đầu tư có lựa chọn TSCĐ. TSCĐ được đầu tư phải dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế, phù hợp với yêu cầu thị trường cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Việc đầu tư TSCĐ nên sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp cơng ty tránh biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng vốn ngắn hạn mang lại.
3.2.4.3.Tăng cường khả năng sinh lời của VCSH (ROE)
Trong những năm vừa qua, VCSH của cơng ty khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm đi, do đó để nâng cao khả năng sinh lời của VCSH, công ty cần tập trung các biện pháp:
Thứ nhất, giảm gánh nặng về thuế. “Năm 2013 Nhựa Bình Minh bị truy thu 117 tỷ thuế, do chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi liên tục khiến nhiều doanh nghiệp được ưu đãi trước đây nay rơi vào tình cảnh dở khóc vì bị truy thu và phạt tiền thuế với số lên đến hàng trăm tỷ đồng như doanh nghiệp Nhựa Bình Minh”. Vì vậy để khắc phục được tình trạng này thì Nhựa Bình Minh phải thường xuyên cập nhập các thông tin cũng như các thay đổi về chính sách thuế. Phải có người am hiểu và chun phụ trách mảng công việc về thuế. Công ty phải đăng ký tham gia các buổi hội thảo cũng các khóa huấn luyện về thuế. Nắm bắt rõ chính sách thuế, các khoản được ưu đãi cũng như miễn giảm thuế.
Thứ hai, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) bằng cách gia tăng doanh thu, cắt giảm chi phí khơng hợp lý, từ đó gia tăng lợi nhuận như ở trên.
Thứ ba, tăng hệ số quay vòng tài sản bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài sản như đã nêu trên.
Thứ tư, tăng hệ số đòn bẩy. Tỷ số nợ qua các năm (2009 – 2013) có xu hướng thấp, thấp nhất so với trung bình ngành và đối thủ canh tranh. Vì vậy giải pháp là cố gắng nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ, khi công ty sử dụng một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này “cánh tay địn” của địn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ độ lớn cũng như độ chắc chắn để có thể bẩy tốt hơn. Đồng thời cũng phải chú ý đến số lượng cũng như chất lượng các khoản vay và sử dụng nợ một cách hợp lý
3.2.5 Tăng cường cải thiện cơng tác phân tích tài chính ở Cơng Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
Để nâng cao vai trị và hiệu quả của cơng tác phân tích tài chính thì cần:
Thứ nhất, phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính riêng biệt và đạt các yêu cầu như trình độ chun mơn cao, được đào tạo cơ bản về kỹ năng phân tích, có hiểu biết sâu rộng về lĩch vực sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chú trọng tăng cường đầu tư và tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ hai, thiết lập quy chế riêng cho cơng tác phân tích tài chính tại cơng ty. Quy chế này cần: Quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, xác định lực lượng nhân sự và phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích. Hồn thiện quy trình phân tích đồng thời hồn thiện phương pháp đánh giá phân tích.
Thứ ba, tổ chức cơng tác phân tích là một q trình thiết lập các cơng việc cụ thể trong khi thực hiện phân tích BCTC từ việc lập kế hoạch, triển khai và tổng kết để đánh gía được tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định đáp ứng nhu cầu sử dụng của người quan tâm.
Thứ tư, phương tiện phân tích cần trang bị máy móc hiện đại cùng các phần mền chuyên dụng để hỗ trợ cho q trình phân tích đảm bảo chính xác kịp thời.
Kế hoạch phân tích phải do trưởng phịng hay giám đốc tài chính đề xuất và được thơng qua ban lãnh đạo công ty và được đưa ra tối thiểu từ đâu mỡi kỳ kinh doanh. Cơng
tác phân tích tài chính se liên quan đến nhiều bộ phận nên cần sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ từ các phịng ban.
3.3Kiến nghị
3.3.1Kiến nghị đối với chính phủ
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thơng thống. Hồn thiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, lãi suất… là những yếu tố tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hồn thiện mơi trường pháp lý, hệ thống pháp lý phải không ngừng được cải thiện, môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có ngành nhựa hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh trong khn khổ pháp luật.
Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và ngành nhựa, nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Đặc biệt là các khoản ưu đãi, miễn giảm về thuế và các chính sách thuế này phải được phổ biến về quy trình thực hiện rõ ràng đến các doanh nghiệp.
Ngành nhựa vẫn còn thiếu quy định của Nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất để tái sinh nhằm hạ giá thành đầu vào cho ngành Nhựa. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí.
3.3.2Kiến nghị đối với Nhựa Bình Minh
Nhìn chung trong những năm vừa qua, kinh tế vĩ mơ có nhiều bất ổn, chi phí lãi vay tăng cao nên doanh nghiệp tận dụng nguồn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, hạn chế vay mượn là một chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, khi chi phí vay mượn hạ thì cần xem xét tận dụng tăng tỷ lệ đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận.
Thị trường xuất khẩu ngành nhựa duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 20% trong giai đoạn 2005-2010). Tuy nhiên, hiện tại BMP chỉ tập trung vào khu vực miền Nam và đang bắt đầu xâm nhập ra thị trường miền Bắc và miền trung còn thị trường nước ngoài vẫn đang được bo ngo.
73
Theo dõi diễn biến thị trường, tình hình thơng tin trong và ngồi nước để đưa ra các chiến lược kinh doanh trong thời gian dài, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Có phương án chiến lược kinh doanh trong dài hạn một cách rõ ràng. Hoàn thiện và nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hoạt động kinh doanh và cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động kinh doanh hiệu quả.