Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 71 - 76)

c) trị Giá sổ sách mỗi cổ phiếu

2.9. Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại

60

Mặc dù nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn, thị trường xây dựng và đĩa ốc trong nước nhìn chung vẫn chưa khởi sắc, cạnh tranh trong ngành ống nhựa ngày càng khốc liệt khiến cho nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp cả về doanh thu lẫn lợi nhuận hoặc bị chững lại. Trong bối cảnh rất khơng thuận lợi này, Nhựa Bình Minh đã khơng ngừng nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh doanh. Thương hiệu nhựa Bình minh được người tiêu dùng trong nước biết đến với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước - trên 1.000 cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của công ty và hơn 90% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên tồn quốc có kinh doanh sản phẩm nhựa Bình minh. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng trưởng không ngừng qua các năm 2009 – 2013. Các chỉ tiêu tài chính của BMP ln dẫn đầu trong tồn ngành nhựa bao bì, giữ vững vị trí đứng đầu. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.

Nhựa Bình Minh có một tiềm lực về tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 80 - 90% tổng vốn. Vốn lưu động ròng gia tăng cho thấy mức độ an tồn tài chính của cơng ty sẽ tăng, sự gia tăng của tài sản lưu động được nguồn vốn thường xuyên tài trợ.

Các khoản chi phí của BMP thấp hơn rất nhiều so với ngành, Nhựa Bình Minh là một trong những công ty hiếm hoi trên thị trường Việt Nam chú trọng quản lý tốt chi phí. Quản lý nguồn nguyên liệu tốt, xác định và dự trữ tồn kho tại thời điểm giá thấp, giá nguyên liệu có xu hướng giảm là nguyên nhân chính khiến tỷ trọng giá vốn của doanh nghiệp ln ở mức thấp. Tỷ trọng chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng thấp, trong khi chi phí quản lý và chi phí tài chính giảm mạnh trong những năm gần đây, tỷ trọng các chi phí này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khi doanh thu tăng trưởng mạnh hơn cho thấy hiệu quả trong việc kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp. Đây cũng là thế mạnh cạnh tranh cơ bản đã khiến cho Nhựa Bình Minh bứt phá từ hàng thứ 2 tiến tới sốn ngơi vua của Nhựa Tiền Phong. Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, tăng năng suất lao động đã hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý thấp nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành làm cho lợi nhuận ròng/doanh thu cao nhất trong ngành.

61

2.9.2Một số hạn chế và vấn đề đặt ra

Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ln duy trì ở mức cao và ổn định cho thấy khả năng tạo tiền rất tốt. Tuy nhiên, độ mở giữa lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu cho thấy ảnh hưởng của thuế đến lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh là rõ ràng, điều này là do Nhựa Bình Minh đã đầu tư vào một số khu vực mà trước đây được ưu đãi miễn giảm thuế, tuy nhiên ưu đãi này đang dần mất đi khi thời hạn miễn giảm thuế qua đi. Năm 2013 là năm mà Nhựa Bình Minh phải đương đầu với những khó khăn, vướng mắc về thuế. Chính sách thiếu nhất quán của nhà nước về thuế cũng khiến cơng ty thêm khó khăn với quyết định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt lên đến 117 tỷ đồng.

Về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn cao, hệ số nợ của doanh nghiệp quá thấp làm giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính và giảm lợi nhuận của doanh nghiêp. Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tuy ở mức khá cao nhưng có xu hướng giảm đi qua các năm 2009 – 2013.

Các chỉ số thanh toán so với ngành và các đối thủ cạnh tranh là ở mức quá cao. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền kể từ năm 2012 – 2013 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản làm cho hiệu quả quay vòng vốn chậm.

Tỷ trọng nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, kỳ thu tiền qua các năm 2009 -2013 có xu hướng tăng lên, làm cho các khoản nợ khó địi cũng tăng lên, điển hình là nợ khó địi của Cơng ty Nhựa Đức Thành.

2.9.3Nguyên nhân tồn tại

Thực trạng của bất động sản đang đóng băng, có thể nói gọn trong cụm từ “ba dở dang, ba sụt giảm”. Ba dở dang đó là dự án dở dang, cơng trình dở dang và đền bù dở dang, cịn ba sụt giảm đó là giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm. Là Công ty sản xuất sản phẩm gắn liền với ngành xây dựng, ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng.

Cịn nhiều bất cập trong cơng tác quản trị, có sơ hở chủ quan khiến phát sinh nợ quá mức, quá hạn và quá địi. Chính sách thiếu nhất qn về thuế cũng khiến cơng ty thêm khó khăn với quyết định truy thu thuế.

Bên cạnh đó trong hai năm trở lại đây, ban điều hành BMP lựa chọn kênh đầu tư cho khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, chờ cơ hội đầu tư bằng hình thức gởi tiết kiệm lấy lãi, đã làm cho lượng tiền và tương đương tiền tăng nhanh lên đáng kể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phân tích báo cáo tài chính là một vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Chương 2 của luận văn đã trình bày những nội dung sau:

- Tổng quan hệ thống Cơng Ty CP Nhựa Bình Minh: gồm những vấn đề cụ thể như lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm kinh doanh, cơ cấu tổ chức và vị thế của Nhựa Bình Minh trong ngành cũng như khả năng canh tranh của cơng ty.

- Phân tích khái qt báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013.

- So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành

- Căn cứ vào thực trạng phân tích kết hợp với phong vấn sâu ban lãnh đạo, tác giả đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Nhựa Bình Minh, từ đó tìm ra ngun nhân để khắc phục những tồn tại này

Chương này cung cấp bức tranh thực tế về thực trạng tài chính của Nhựa Bình Minh, từ đó làm căn cứ cho việc hồn thiện tình hình tài chính ở chương 3

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CTY CP NHỰA BÌNH MINH

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 71 - 76)