c) trị Giá sổ sách mỗi cổ phiếu
2.7 Nhựa Bình Minh so với trung bình ngành nhựa Việt Nam
Qua bảng 2.13, ta thấy hầu hết các chỉ số của BMP so với ngành đều cao hơn qua các năm 2009 – 2013. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/tổng tài sản qua các năm 2009 – 2013 của BMP luôn cao hơn chỉ số của ngành, năm 2009 cao hơn 2%, năm 2010 cao hơn 6%, năm 2011 cao hơn 3%, năm 2012 cao hơn 9% và năm 2013 cao hơn 10%. Do tài ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên tài sản dài hạn của Nhựa Bình Minh chiếm tỷ trọng nho hơn trong tổng tài sản. Vì vậy mà tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản nho hơn so với ngành.
Bảng 2.12 Chỉ số tài chính của BMP so với ngành
Chỉ tiêu (tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BMP Ngành BMP Ngành BMP Ngành BMP Ngành BMP Ngành
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 67% 65% 72% 66% 68% 65% 74% 65% 73% 63%
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 33% 35% 28% 34% 32% 35% 26% 35% 27% 37%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 18% 41% 13% 42% 10% 48% 10% 43% 11% 47%
Nợ phải trả/VCSH 23% 71% 15% 75% 11% 92% 12% 76% 13% 88%
VCSH/Tổng nguồn vốn 82% 58% 87% 57% 90% 52% 90% 57% 89% 53%
Thanh toán hiện hành 364% 184% 552% 177% 683% 157% 708% 171% 637% 155%
Thanh toán nhanh 163% 118% 299% 101% 382% 93% 469% 105% 419% 92%
Vòng quay Tổng tài sản 160% 151% 160% 156% 170% 161% 150% 147% 130% 148%
ROS 22% 11% 19% 10% 16% 7% 19% 7% 18% 7%
ROA 36% 17% 30% 15% 27% 12% 28% 11% 24% 10%
ROE 43% 29% 39% 26% 31% 21% 31% 20% 27% 18%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ tăng trưởng tài chính nhóm ngành năm 2009 - 2013
Nhựa Bình Minh là một doanh nghiệp có thế mạnh tiềm lực tài chính, nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn tự có cho nên tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của BMP thấp hơn rất nhiều so với ngành. Cụ thể là năm 2009 nho hơn so với ngành là 23%, năm 2010 nho hơn là 29%, năm 2011 nho hơn là 38%, năm 2012 nho hơn là 33% và năm 2013 nho hơn là 36% so với ngành. Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ lệ nợ thấp làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu.
So với ngành, hệ số nợ thấp nên kéo theo tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Nhựa Bình Minh cũng là rất thấp và có xu hướng đi xuống trong giai đoạn năm 2009 -2013, trong khi đó tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của ngành có xu hướng tăng lên và rất cao, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải vay mượn nhiều.
Bên cạnh đó, khả năng thanh tốn hiện hành của cơng ty đang ở mức quá cao so với mức trung bình ngành. Năm 2009, khả năng thanh tốn của công ty chỉ gấp 1.98 lần mức trung bình của ngành, tuy nhiên khả năng này lại quá cao kể từ năm 2010 trở đi, cụ thể năm 2010 là 5.52 (gấp 3.12 lần mức trung bình ngành), năm 2011 là 6.83 (gấp 4.4 lần mức trung bình ngành), năm 2012 là 7.08 (gấp 4.1 lần mức trung bình ngành) và đến năm 2013 là 6.37 (gấp 4.11 lần mức trung bình ngành). Nguyên nhân là do công ty đang dùng quá mức vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ cho tài sản lưu động, điều này là không hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng vốn dài hạn. Địi hoi cơng ty cần có chính sách tài trợ hợp lý hơn.
Khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty trong năm 2009 – 2013 cao hơn so với mức trung bình ngành. Những thay đổi trong chính sách tín dụng như gửi một khoản tiền nhàn rỗi khá lớn vào ngân hàng và cơ cấu tài trợ đã làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cụ thể là tăng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên, mức tài trợ của vốn chủ sở hữu cho vốn lưu động dường như quá lớn làm cho khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại trong chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ để đảm bảo duy trì khả năng thanh tốn ở mức hợp lý.
Tỷ số vòng quay tổng tài sản của BMP qua các năm 2009 – 2013 luôn cao hơn so với trung bình ngành. Đây là dấu hiệu tốt chứng to cơng ty đã khai thác có hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư trước đó. Thể hiện cơng ty đã sử dụng nguồn vốn rất tốt, và đây là cơ sở để công ty đạt được lợi nhuận cao.
ROS, ROA và ROE của BMP và trung bình ngành từ 2009 -2013 có xu hướng giảm liên tục, nhưng so với ngành BMP vẫn còn cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu này giảm dần qua các năm rõ ràng công ty không giữ được mức hiệu quả sử dụng vốn ổn định.
Tóm lại, so với ngành các chỉ tiêu của BMP ln cao hơn hẳn. Tuy nhiên BMP có cơ cấu vốn chưa hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Công ty đã dùng một lượng lớn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động, điều này không hợp lý và hiệu quả trong sử dụng vốn dài hạn. Các tỷ số nợ của công ty ở mức thấp, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán ở mức quá cao, hiệu quả hoạt động của công ty tương đối tốt, ROS, ROA, ROE luôn cao hơn mức trung bình ngành. Nhìn chung, hoạt động trong những năm qua là tốt.