So sánh với Nhựa Thái Lan

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 66 - 68)

c) trị Giá sổ sách mỗi cổ phiếu

2.6 So sánh với các công ty nhựa trên thị trường

2.6.3 So sánh với Nhựa Thái Lan

The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd được thành lập từ năm 1970 là công ty chuyên sản xuất và phân phối ống nhựa PVC, tức cùng phân khúc sản phẩm với NTP và BMP. Đơn vị sở hữu Nawaplastic là Thai Plastic & Chemicals PCL, hiện chiếm 50% thị trường nhựa Thái Lan. Cơng ty này có mục tiêu mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước châu Á, ngoài Thái Lan. Saraburi xúc tiến gom mua cổ phần và nắm một lượng vốn lớn ở cả NTP, BMP từ giữa tháng 3/2012 với việc mua lần lượt gần 6 triệu cổ phiếu BMP, ứng với tỷ lệ sở hữu 16.72% vốn; 9.8 triệu cổ phiếu NTP tương đương 22.67% vốn. Từ thời điểm đó cho đến hết quý 1/2013, hoạt động của The Nawaplastic Industries đang thuần túy là đầu tư tài chính, chưa có tham gia vào quản trị, điều hành của cả NTP và BMP. Như vậy chỉ sau một thời gian ngắn, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd đã trở thành cổ đông lớn của cả 2 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xây dựng hàng đầu Việt Nam.

Nhìn chung, các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE từ năm 2009 - 2013 của Nhựa Bình Minh so với Thai Plastic & Chemicals PCL thì BMP cao hơn nhiều.

Biểu đồ 2.10 Tỷ suất sinh lợi của BMP và TPC từ năm 2009 – 2013

Bảng 2.11 chỉ tiêu tài chính của BMP và TPC từ năm 2009 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BMP TPC BMP TPC BMP TPC BMP TPC BMP TPC

ROS 21.9% 7.5% 19.4% 6.2% 16.1% 6.0% 19.1% 10.8% 17.7% 7.9%

ROA 36.0% 8.7% 30.5% 8.8% 27.4% 9.1% 27.8% 14.5% 23.8% 10.5%

ROE 43.4% 14.4% 38.5% 13.6% 31.0% 13.9% 31.0% 21.3% 26.8% 15.9%

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Ở bảng 2.11 ta thấy, chỉ tiêu ROS của TPC rất thấp chỉ dưới 11% (năm 2012 cao nhất trong năm năm chỉ ở mức 10.8%), trong khi đó ROS của BMP khá cao tuy có xu hướng giảm.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của TPC cũng đạt rất thấp, chỉ đạt mức 8.7 % đến 14.5%. Năm 2009 tỷ lệ ROA của Nhựa Bình Minh cao gấp 4 lần so với TPC, năm 2010 gấp 3.5 lần, năm 2011 gấp 3lần, năm 2012 gấp 1.9 lần và đến năm 2013 gần gấp 2.3 lần. Tỷ suất sinh lời trên tài sản của TPC hầu như khơng biến động, trong khi đó BMP lại có xu hướng giảm đi cho nên mức chênh lệch có xu hướng xích lại gần.

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của TPC từ 2009 – 2011 hầu như khơng có biến động nhưng so với BMP thì rất thấp, năm 2009 ROE của BMP gấp 3 lần, năm 2010 gấp 2.8 lần và năm 2011 gấp 2.2 lần so với TPC. Từ năm 2012 ROE của TPC tăng cao chiếm 2.38% nhưng vẫn thấp hơn so với BMP 31%, đến năm 2013 tỷ lệ ROE

của TPC giảm đi chỉ đạt ở mức 15.9%. So với TPC thì chỉ số ROE của BMP từ 2009 – 2013 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (Trang 66 - 68)