CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
* Phân nhóm suy tim: Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu năm
2016 [21].
Nhóm suy tim
Suy tim phân số tống máu giảm
Suy tim phân số tống máu trung gian
Suy tim phân số tống máu bảo tổn
Tiêu chuẩn
1
Có triệu chứng hoặc dấu hiệu của suy tim
Có triệu chứng hoặc dấu hiệu của suy tim
Có triệu chứng hoặc dấu hiệu của suy tim
2 EF < 40% EF 40-49% EF ≥ 50%
3
1. Tăng nồng độ Pro BNP hoặc BNP
2. Có thêm một trong các tiêu chuẩn sau: - Phì đại thất trái hoặc giãn nhĩ trái. - Rối loạn chức năng tâm trương.
1. Tăng nồng độ Pro BNP hoặc BNP
2. Có thêm một trong các tiêu chuẩn sau: - Phì đại thất trái hoặc giãn nhĩ trái. - Rối loạn chức năng tâm trương.
* Tiêu chuẩn về điện tim
+ Chẩn đoán nhịp xoang: dựa vào 3 dấu hiệu điện tim chính như sau:
Có sóng P đứng trước phức bộ QRS
Với đoạn PQ khơng thay đổi và thời gian bình thường 0,1-0,20s.
Sóng P dương ở DI, DII, aVF, V3 – V6 hoặc 2 pha ở DIII, aVL, V1,
V2 và luôn âm ở aVR.
+ Tiêu chuẩn giãn nhĩ trái trên điện tâm đồ: sóng P rộng >0,12s ở DII và
dạng 2 pha +/- ở V1 với phần âm chiếm ưu thế.
+ Dày thất trái được tính theo tiêu chuẩn của Sokolow - Lyon:
SV1 + R V5 hoặc V6 > 35 mm
+ Tiêu chuẩn chẩn đốn sóng Q bệnh lý và tương đương:
Q rộng ≥ 0,04s
Q có biên độ ≥ 1/4R cùng chuyển đạo. Có bất kỳ sóng q nào từ V1 đến V3
Biên độ sóng Q ≥ 1mm và thời gian sóng Q ≥ 0,03s, xuất hiện ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp.
Thời gian sóng Q ≥ 0,02s, dạng QS ở V2, V3.
+ Blốc nhánh phải:
Có sóng R thứ hai ở V1, V2, rộng và có móc (phức bộ QRS ở V1, V2 có thể là rsr’, rSR’, rsR’, RSR’ hay kiểu M).
Ở V5,V6 có dạng qRs với S giãn rộng, có móc.
Nếu QRS > 0,12s là blốc nhánh phải hoàn toàn, QRS < 0,12s là blốc nhánh phải khơng hồn tồn.
+ Blốc nhánh trái:
Ở V5,V6: R rộng đỉnh hình cao ngun hoặc có móc RR’, khơng có Q.
Ở V1,V2 có dạng rS hoặc QS.
Khơng có sóng R thứ hai ở V1, V2.
Nếu QRS > 0,12s là blốc nhánh trái hoàn toàn, QRS < 0,12s là blốc nhánh trái khơng hồn tồn.
* Bệnh mạch vành
Chẩn đốn khi có tổn thương hẹp trên 50% một hoặc nhiều nhánh động mạch vành trên kết quả chụp động mạch vành hoặc bệnh nhân đã có tiền sử NMCT, đã can thiệp động mạch vành, bắc cầu nối chủ vành [82], [16].
* Bệnh tăng huyết áp:
Chẩn đoán theo khuyến cáo của Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam (2014) [73].
+ Tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Sau khi khám sàng lọc ít nhất 2 và 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám huyết áp được đo ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 phút.
+ Hoặc những bệnh nhân đang được điều trị tăng huyết áp. * Bệnh đái tháo đường:
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra năm 2018 [83]. Đái tháo đường được chẩn đoán khi có một trong các tiêu chuẩn:
+ Đường máu lúc đói (bệnh nhân nhị đói > 8 tiếng) ≥ 7 mmol/l (126mg/dl)
+ Đường máu 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose.
+ Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường máu hay tăng đường máu trầm trọng có kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l.
* Đánh giá mức độ suy tim theo tiêu chuẩn NYHA:
Phân độ hay được dùng là của Hội Tim New York (NYHA) năm 1964 có chỉnh sửa năm 1994 [1], [84]:
+ NYHA I: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng khơng có triệu chứng cơ năng
nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực như bình thường.
+ NYHA II: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.
Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.
+ NYHA III: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất
ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.
+ NYHA IV: Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể
cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi khơng làm gì cả.
* Phân độ rối loạn chức năng tâm trương thất trái và đánh giá áp lực
đổ đầy thất trái: theo khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội hình ảnh học Châu Âu năm 2016 [80]
Hình 2.15. Ước tính áp lực đổ đầy và phân độ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân EF giảm và EF bình thường
(Nguồn Member và cộng sự [80])