XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 80 - 81)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 22.0:

- Các biến liên tục được biểu diễn dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn (X ± SD) đối với các biến tuân theo phân phối chuẩn, bằng trung vị và khoảng tứ phân vị đối với các biến không tuân theo phân phối chuẩn.

- Các biến rời rạc được biểu thị bằng số lượng và tỉ lệ phần trăm.

- So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập (dùng kiểm định t-test cho các biến tuân theo phân phối chuẩn và Mann-Whitney U test cho các biến không tuân theo phân phối chuẩn).

- So sánh giá trị trung bình của nhiều nhóm độc lập (dùng kiểm định ANOVA cho các biến tuân theo phân phối chuẩn và Kruskal Wallis test cho các biến không tuân theo phân phối chuẩn).

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

- Sử dụng thuật toán Chi square và/hoặc Fisher-Exact Test để so sánh sự khác biệt tỉ lệ phần trăm.

- Tìm tương quan đơn biến (r đơn biến) giữa hai biến:

Đánh giá mức độ tương quan theo giá trị của hệ số tương quan:

+ /r/ ≥ 0,8 Tương quan rất chặt

+ 0,6 ≤ /r/ < 0,8 Tương quan khá chặt

+ 0,4 ≤ /r/ < 0,6 Tương quan vừa

+ 0,2 ≤ /r/ < 0,4 Tương quan yếu

+ /r/ < 0,2 Không tương quan

+ r dương Được coi là tương quan thuận

+ r âm Được coi là tương quan nghịch

- Mơ hình đường cong ROC được sử dụng để chần đốn tình trạng giảm các

thông số vận động xoắn và sức căng thất trái. Diện tích dưới đường cong (AUC), giá trị cut-off, độ nhạy (Se), và độ đặc hiệu (Sp) được tính tốn.

- Các phương trình, độ thị, biểu độ được vẽ tự động trên máy vi tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w