Các tỉ số chủ yếu được sử dụng từ hệ thống báo cáo tài chính để ra

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán nhằm nâng cao ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

1.2. Thông tin kế toán và các ảnh hư ởng đ ến thị tr ường chứng khoán

1.2.1.4. Các tỉ số chủ yếu được sử dụng từ hệ thống báo cáo tài chính để ra

để ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn

Như trình bày ở trên chúng ta đã thấy hệ thống BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho quá trình ra quyết định của người sử dụng. Tuy nhiên, tự thân các BCTC này chỉ mới cung cấp các dữ liệu tài chính chứ chưa cung cấp nhiều về các thơng tin tài chính để NĐT có thể trực tiếp sử dụng cho quá trình ra quyết định của mình. Muốn sử dụng tốt các BCTC, NĐT cần kết hợp nhiều phương pháp và công cụ kỹ thuật khác nhau để có cái nhìn đầy đủ về tình hình hoạt động của DN đồng thời giúp họ dễ so sánh giữa các DN và đưa ra quyết định đầu tư của mình trên TTCK.

Có rất nhiều kỹ thuật phân tích tài chính được các NĐT áp dụng trong q trình phân tích BCTC, chẳng hạn như phân tích tỷ số, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu… Trong đó, phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất mà các NĐT hay bất kỳ một đối tượng sử dụng TTKT nào khác như nhà quản lý DN, chủ nợ hoặc các cơ quan chức năng thường sử dụng trong q trình ra quyết định của mình.

31

Phân tích tỷ số tài chính nghĩa là sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động cũng như thực trạng tài chính của DN. Các tỷ số được chia làm các nhóm tỷ số chính sau:

a. Tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường tình hình và khả năng thanh tốn nợ của cơng ty. Có hai loại tỷ số được các NĐT sử dụng chủ yếu là :

Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh khoản hiện

hành =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh khoản nhanh =

Tài sản ngắn hạnTài − Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Chính tình hình và khả năng thanh toán của DN sẽ phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt, khả năng thanh tốn sẽ cao, DN sẽ ít cơng nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng DN mất khả năng thanh tốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa, kéo dài. Tuy nhiên, chỉ số thanh tốn hiện hành của DN cũng cần được tính tốn và thống kê trong khoảng thời gian đủ dài để có cái nhìn đầy đủ với lịch sử vận hành và phát triển của DN để tránh đưa ra cái nhìn phiến diện. Ngồi ra, cũng có thể so sánh chỉ số này giữa các DN trong cùng ngành để đánh giá hiệu quả tương đối của DN.

b. Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ số hiệu quả hoạt động là nhóm tỷ số giúp cho NĐT đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý tài sản của các công ty, tức là nó cho thấy được việc đầu tư tài sản của công ty đã hợp lý hay chưa, xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh thu mà công ty tạo ra trong kỳ.

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Bình qn hàng tồn kho

Hệ số vịng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vịng hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên khi phân tích cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên khơng phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu nên tùy đặc thù của DN mà có quyết định chính xác.

Vịng quay các khoản phải thu =

Doanh thu Phải thu bình quân

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của DN bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của DN trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể DN sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của DN, cần tính thêm và so sánh hệ số ngày thu tiền bình qn với số ngày thanh tốn cho các khoản cơng nợ phải thu mà DN đó quy định để có quyết định chính xác hơn. Vịng quay tổng tài sản = Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản bình qn

Hệ số vịng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một cơng ty chúng ta cần so sánh hệ số vịng quay tài sản của cơng ty đó với hệ số vịng quay tài sản bình qn của ngành.

Vịng quay tài sản cố định =

Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản cố định bình qn

Số vịng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tương tự vòng quay tổng tài sản, số vòng quay tài sản cố định càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tài sản cố định càng hiệu quả. Tuy nhiên, khi phân tích cần so sánh với hệ số của ngành để đưa ra quyết định phù hợp.

c. Tỷ số quản lý nợ

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả quản lý tài sản thì NĐT cịn hết sức quan tâm đến mức độ sử dụng và công tác quản lý nợ của cơng ty mà họ đang có ý định đầu tư. Bởi vì với các mức sử dụng nợ khác nhau sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi cũng như mức rủi ro khác nhau. Cơng ty càng sử dụng địn bẩy tài chính thì sẽ giúp NĐT gia tăng lợi nhuận của mình nhưng đồng thời họ phải gánh chịu mức rủi ro cao hơn và ngược lại. Do đó NĐT thường nghiên cứu tỷ số nợ trên tổng tài sản để xác định mức độ sử dụng nợ của công ty. Cụ thể :

Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ Tổng tài sản

Tùy vào ý định đầu tư cũng như khả năng chấp nhận rủi ro mà mong muốn của NĐT về tỷ số nợ trên tổng tài sản khác nhau.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ nói chung tạo ra lợi nhuận cho công ty nhưng NĐT chỉ thật sự có lợi khi mà lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi vay phải trả cho việc sử dụng nợ, do đó NĐT thường nghiên cứu thêm tỷ số khả năng trả lãi. Cụ thể :

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số khả năng trả

lãi =

Lãi vay

Như vậy, khả năng trả lãi cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công ty. Nếu như khả năng sinh lợi của cơng ty chỉ có giới hạn trong khi sử dụng quá nhiều nợ thì khả năng trả lãi sẽ thấp. Nếu vậy sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển lâu dài của DN.

Tỷ số khả năng sinh lợi giúp NĐT đo lường và đánh giá được kết quả của các quyết định mà các nhà quản lý đưa ra liên quan đến quản lý tài sản, quản lý nợ và tính thanh khoản của công ty. Tỷ số này đóng vai trị hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc NĐT có nên đầu tư vào cơng ty hay khơng. Mặc dù sẽ có rủi ro khi đánh giá cơng ty dựa vào lợi nhuận kế tốn trong hiện tại vì có thể có những sản phẩm hay cơ hội kinh doanh tốn nhiều kinh phí đầu tư trong hiện tại nên có thể trong những năm đầu tạo ra lợi nhuận không nhiều nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao trong những năm sau. Mặc dù có hạn chế nhưng các tỷ số về khả năng sinh lợi vẫn là những chỉ tiêu đầu tiên NĐT dựa vào để đưa ra quyết định đầ u tư cho mình. Trong đó các tỷ số thường được sử dụng chủ yếu như sau :

Tỷ số lợi nhuận trên doanh

thu =

Lợi nhuận Doanh thu

x 100%

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số càng lớn nghĩa là lợi nhuận của công ty càng lớn.

Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ số sinh lợi trên tài sản

(ROA) =

Tổng tài sản

Tỷ số sinh lợi trên tài sản cho biết 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao cho thấy DN làm ăn càng hiệu quả. Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN.

Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của CTCP này tạo ra bao nhiều đồng lợ i nhu ậ n. Nếu tỷ số này mang giá trị

dương nghĩa là cơng ty làm ăn có lãi, cịn nếu mang giá trị âm là cơng ty làm ăn thua lỗ.

Tuy nhiên, cả ba tỷ số trên đều mang nặng tính chất ngành nghề nên NĐT khi cần sử dụng cần phải so sánh DN với bình qn tồn ngành hoặc với DN khác cùng ngành và cùng thời kỳ để có thể cho ra kết quả tốt nhất.

e. Tỷ số tăng trưởng

Tỷ số này phản ánh triển vọng phát triển của cơng ty trong dài hạn, Vì vậy, đây cũng là nhóm tỷ số được các NĐT quan tâm thường xuyên. Để phân tích triển vọng tăng trưởng của công ty, NĐT thường sử dụng 2 tỷ số sau:

Tỷ số lợi nhuận giữ

lại =

Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số tăng trưởng bền

vững =

Lợi nhuận giữ lại Tổng nguồn vốn chủ sở

hữu

Chính hai tỷ số này giúp NĐT xác định mức lợi nhuận được giữ lại để đầu tư trong tương lai của DN từ đó giúp NĐT có thể dự đốn được tương lai phát triển của DN.

f. Tỷ số giá trị thị trường

Bên cạnh nhóm tỷ số về tăng trưởng thì nhóm tỷ số về giá trị thị trường giúp NĐT có thể đo lường và đánh giá được giá trị trong tương lai của công ty dựa trên kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu của cơng ty. Do đó, NĐT thường quan tâm đến các tỷ số chủ yếu sau:

P Tỷ số giá − thu nhập ( ) =

E

Giá thị trường của cổ phiếu Thu nhập của cổ phiếu

Trong đó E (EPS) được tính bằng thu nhập rịng trừ cổ tức cổ phiếu ưu đãi rồi chia cho lượng cổ phiếu bình qn đang lưu thơng.

M Tỷ số giá thị trường − giá ghi sổ

( )

Giá thị trường của cổ phiếu Giá ghi sổ của cổ phiếu

Tóm lại, các nhóm tỷ số tài chính được đề cập ở trên giúp NĐT có thể đo lường và đánh giá được tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại cũng như tương

lai của các DN mà họ có dự định đầu tư vào. Các nhóm tỷ số này sau khi tính tốn cần phải được so sánh với số bình qn ngành, hoặc so sánh với các cơng ty hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo một cơ sở đánh giá hợp lý cho NĐT.

Tuy nhiên, khi phân tích BCTC thơng qua các tỷ số tài chính NĐT cũng nên hết sức quan tâm, chú trọng đến sự thay đổi của một số yếu tố, chẳng hạn như mức độ lạm phát, yếu tố thời vụ, phương pháp kế toán áp dụng… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể và làm sai lệch trong q trình tính tốn các tỷ số tài chính của cơng ty giữa các thời kỳ khác nhau cũng như là giữa các công ty khác nhau.

1.2.2. Những tác động của thơng tin kế tốn đến hoạt động của TTCK

Có thể nói khi tham gia vào TTCK, NĐT dựa trên thơng tin DN cung cấp để đánh giá tình hình hoạt động của DN từ đó đưa ra quyết định đầu tư cho mình. Do đó nguồn thơng tin được cơng bố trên TTCK đóng một vai trị quan trọng cho sự phát triển của TTCK. Một TTCK minh bạch với nguồn thông tin được công bố một cách đầy đủ, kịp thời sẽ giúp thu hút sự tham gia của NĐT vào TTCK. Hoạt động mua bán sôi nổi sẽ thu hút nhiều hơn các đối tượng tham gia, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển.

Ngược lại, khi niềm tin của NĐT vào thị trường mất đi, các NĐT khơng cịn tin tưởng vào TTCK, vào thông tin công bố của các DN, họ sẽ rời bỏ TT. Mà TTCK thì khơng thể tiếp tục khi thiếu vắng NĐT.

Như vậy có thể thấy vai trị quan trọng của TTKT và việc công bố TTKT trên TTCK đối với sự phát triển của TTCK. Với nghiên cứu cụ thể về công bố thông tin trên TTCK ở một số nước như Mỹ và Trung Quốc dưới đây có thể giúp chỉ rõ hơn vai trò của TTKT trên TTCK.

1.3. Cơng bố thơng tin kế tốn trong thị trường chứng khoán ở một số quốc

gia và bài học cho Việt Nam

1.3.1. Những thông tin công bố trong báo cáo thường niên 10-K được sửdụng để ra quyết định đầu tư trên TTCK Mỹ dụng để ra quyết định đầu tư trên TTCK Mỹ

TTCK Mỹ là TTCK với quy mô lớn nhất trên thế giới và lịch sử hoạt động lâu đời nhất (hoạt động hơn 200 năm với 14 SGD). TTCK Mỹ bắt đầu xuất hiện với sự ra đời của sàn giao dịch CK đầu tiên NYSE vào ngày 17/05/1792 tại Wall Street, đây cũng là sàn giao dịch CK lớn nhất ở Mỹ. NYSE cùng với các thị trường giao dịch CK khác như AMEX, NASDAQ,… góp phần quan trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và tồn cầu thơng qua việc thu hút nhiều thành viên và NĐT trong và ngồi nước tham gia thị trường. Có thể nói, việc niêm yết trên TTCK Mỹ, đặc biệt NYSE là đích đến cuối cùng của bất kỳ một DN nào trong việc khẳng định thương hiệu của mình.

1.3.1.2. Tổ chức quản lý và điều tiết TTCK Mỹ

Ủy ban giao dịch CK Mỹ (SEC – Securities and Exchange Commission) nắm giữ các quy tắc được bắt đầu từ Luật CK năm 1934 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung những sai sót, những quy định cho NĐT, bao gồm cả việc giám sát thủ tục của công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng và đảm bảo các thông tin liên quan cho các NĐT tiềm năng. Ngoài ra, SEC cũng giám sát các hoạt động hàng ngày của SGDCK và đảm bảo an ninh giao dịch cho NĐT.

1.3.1.3. Nội dung, thời gian công bố thông tin của công ty niêm yết

Theo quy định của SEC, bất kỳ công ty niêm yết nào trên TTCK Mỹ đều phải có nghĩa vụ lập, nộp và cơng bố các báo cáo sau:

Báo cáo hàng năm theo mẫu 10 – K

Mẫu 10 – K là bản tóm tắt tồn diện tình hình tài chính, tình hình hoạt động của cơng ty trong năm tài chính. Các cơng ty phải có nghĩa vụ lập và nộp cho SEC đồng thời công bố cho các cổ đông của công ty trong đại hội cổ đông hàng năm.

Nội dung mẫu 10 – K được thiết kế theo điều 13 và 15(d) của Luật CK năm 1934 đã đư ợc sửa đổi và phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.

- Giải thích tình hình hoạt động của công ty, cách thức hoạt động kinh doanh cũng như những thị trường mà công ty đang hoạt động: những

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán nhằm nâng cao ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w