Những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của các hạn chế đó

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần quân đội – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 57 - 61)

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB chi nhánh

2.3.2 Những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của các hạn chế đó

2.3.2.1 Hạn Chế

Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB - chi nhánh SGD1 tồn tại một số hạn chế sau:

- Các dịch vụ cảu MB tuy đã được đa dạng hóa tuy nhiên chưa có sản phẩm riêng cho địa bàn. Nhiều chính sách, sản phẩm thay đổi liên tục nhưng thói quen của người dân trên đại bàn ít thay đổi, tạo nên khoảng cách giữa thực tế và sản phẩm, để giữ chân khách hàng nhiều khi phải vận dụng linh hoạt

- Các sản phẩm huy động vốn bán lẻ của chi nhánh chủ yếu tập trung ở loại tiền VND còn các sản phẩm ngoại tệ chưa đa dạng. Ở các sản phẩm huy động đã kết hợp với sản phẩm bảo hiểm tuy nhiên lại chưa có sản phẩm nào khác kết hợp với sản phẩm tiền gửi.

- Về sản phẩm tín dụng bán lẻ của MB chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cầm cố GTCG, vay tín chấp, cho vay hỗ trợ nhà ở, các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Thủ tục cho vay cá nhân còn khá rờm rà, cứng nhắc về thủ tục giấy tờ và các hình thức vay, thời gian giải ngân còn mất nhiều thời gian gây mất thiện cảm với ngân hàng.

- Các dịch vụ hiện đại như tiết kiệm online, tài khoan thanh toán, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ... chưa có sự đóng góp lớn trong cơ cấu thu nhập. các sản phẩm hiện đại như thẻ, ngân hàng điện tử tuy có sản phẩm đặc trung nhưng cũng chưa thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Bên cạnh sự gia tăng của số lượng khách hàng thì số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm truyền thống vẫn là chủ yếu. Đôi khi việc phát sinh lỗi trong quá trình giao dịch, thanh toán, sử dụng sản phẩm dịch vụ bán lẻ vẫn xảy ra.

2.3.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

- Năm 2020 - 2021 là 2 năm dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trong đó ảnh hưởng không nhỏ vào các DNNVV cũng như các hộ kinh doanh làm giảm nguồn thu, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Do đó khiến cho việc để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra rất khó khăn.

- Nguyên nhân cũng rất quan trọng đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các ngân hàng đều học hỏi nhau trong quá trình cạnh tranh cho nên các chiến lược kinh doanh của các NHTM hầu như đều giống nhau. Ngoài ra, mỗi ngân hàng

trên địa bàn cũng đều có các lợi thế cạnh tranh riêng nên việc năm giữ thị phần gặp những khó khăn nhất định như về lãi suất, tỷ giá cạnh, thời gian giải ngân...

- Tâm lý và thói quen của khách hàng. Đặc trưng của DVNHBL là KHCN, tuy nhiên họ lại là đối tượng chưa có hiểu biết nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung cũng như DVNHBL nói riêng

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đồng đều, mặc dù sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh trẻ, trình độ cao, tuy nhiên một số cịn thiếu chủ động trong cơng việc, chưa đầu tư thời gian nghiên cứu các nghiệp vụ mới, chưa thực sự năng động trong tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ chi nhánh còn chưa chuyên nghiệp dẫn đến thiếu chủ động trong phát triển dịch vụ.

- Do đặc thù sử dụng tiền mặt trong giao dịch còn phổ biến dẫn đến khối lượng giao dịch tiền mặt bình quân 60-70 tỷ/ngày tại mỗi điểm giao dịch tạo ra phần nào đó áp lực lên các giao dịch viên vừa phải đảm bảo về tốc độ xử lý và độ chính xác của giao dịch, làm giảm thời gian và khả năng tư vẫn, bán chéo SPDV cho khách hàng.

- Nhiều khách hàng vẫn đánh giá sản phẩm dịch vụ chủ yếu thông qua yếu tốt giá, lãi suất nên khi được các tổ chức tín dụng khác mời chào thì sẵn sàng chuyển dịch dư nợ, thậm chí lôi kéo cả khách hàng khác vì cho rằng lãi suất của VietinBank đang cao hơn. Ngoài ra, nhiều khách hàng chưa cởi mở trong việc đón nhận các SPDV mới, có thói quen ngại nghe tư vấn nên q trình tư vấn sản phẩm cịn mất nhiều thời gian và thường phải tư vấn nhiều lần.

- Vấn đề triển khai danh mục sản phẩm chi nhánh chủ yếu theo các sản phẩm của Hội sở chính. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường đã được triển khai tại chi nhánh nhưng chất lượng cịn mang tính hình thức, đối tượng nghiên cứu cịn hẹp, nội dung nghiên cứu chưa sâu sắc dẫn đến nhu cầu thực sự của khách hàng bị bỏ ngỏ. Do đó mà chưa xác định được sản phẩm chính, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư đầy đủ, trang thiết bị hiện đại tuy nhiên lại chưa có sự đồng bộ giữa các phòng ban, khi mà sàn giao địch luôn được đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp hơn so với các phòng ban còn lại, dẫn đến chưa tối ưu được công năng sử dụng của không gian làm việc

Tiểu kết chương II

Chương 2 đã cho ta thấy được thực trạng các khía cạnh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB - chi nhánh SGD1. Qua các phân tích nêu trên, đã cho thấy được các kết quả tốt mà MB đã đạt được trong triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ. MB cần tập trung hơn nữa vào việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên cơ sở xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức khi thúc đẩy hoạt động khi nhìn lại những vấn đề nội tại là các hạn chế. Từ đó xem xét, nghiên cứu các giải pháp tích cực để thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần quân đội – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)