3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB chi nhánh SGD1
3.2.6 Nhóm giải pháp phát triển từng loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ
* Sản phẩm huy động vốn
- Giao cho cán bộ nhân viên gọi điện chăm sóc 100% các khoản tiền gửi có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, hướng dẫn KH làm thủ tục tại đảo hạn trên ứng dụng Mbbank, BIZ MBbank hoặc tại quầy để tránh trường hợp KH sang CN khác làm thủ tục đáo hạn
- Tuân thủ chỉ đạo của hội sở chính về việc điều chỉnh lãi suất song hành cùng với việc chủ động theo dõi và cập nhật tình hình lãi suất, sản phẩm tiền gửi, chính sách khách hàng của các NHTM khác trên địa bàn để đưa ra giải pháp giữ chân và thu hút thêm khách hàng. Áp dụng tối đa cơ chế chủ động lãi suất để thu hút nguồn vốn tiền gửi nhận rỗi.
- Chăm sóc các khách hàng tiền gửi lớn của phòng để nắm được kế hoạch sử dụng vốn năm, xác định độ ổn định nguồn vốn của khách hàng này, nếu khách hàng có kế hoạch sử dụng thì phải có biện pháp để bù đắp
- Khai thác nguồn vốn từ các đơn vị sự nghiệp, công lập trên địa bản như UBND và đơn vị trực thuộc. Để làm được điều đó thì các phịng kinh doanh sẽ thực hiện đề xuất với Giám đốc hỗ trợ kết nối với các đơn vị này. Bên cạnh đó xin danh sách các dự án được phê duyệt cấp vốn trên địa bàn để tiếp cận các nhà thầu tài trợ theo SP cho doanh nghiệp xây lắp để thu hút nguồn tiền từ dự án. Chủ động tiếp cận các khách hàng hoạt động xảy lập để phát triển sản phẩm bảo lãnh, đặc biệt là bao lãnh bảo đảm bằng tiền chuyển về từ đó tăng casa cùng như tăng thu phí dịch vụ bảo lãnh. Ngồi ra, có thể hợp tác với các tổ chức cung cấp các dịch vụ như điện, phí điện thoại, phí bảo hiểm, trường học, bệnh viện để thu hút khách hàng sử dụng tài khoản tạo nguồn huy động không kỳ hạn.
- Tìm kiếm thơng tin thêm từ các văn phịng cơng chứng với các đối tác kinh doanh môi giới bất động sản để thu thập thông tin tiếp thị khách hàng tiền gửi. Tiếp cận sớm thơng tin các khu đền bù đất giải phóng mặt bằng để tiếp cận khách hàng trong hoạt động huy động vốn tăng tiền gửi có kỳ hạn. Tiếp cận các cơng ty đấu giá để tăng nguồn casa đặt cọc trước các đợt đấu giá đất.
- Hàng tháng thực hiện liên hệ ngẫu nhiên một vài khách hàng được tặng quà của các PGD nhằm kiểm soát lại việc tặng quà đã đúng đối tượng, đúng thời gian chưa: và qua đó cũng có những đánh giá về ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của MB - chi nhánh SGD1 mà khách hàng đang sử dụng để từ đó đề suất với Hội sở chính nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, đảm bảo khách hàng rúi tiền, gửi tiền được tạo điều kiện thủ tục nhanh chóng, thuận lợi khi rút tiền ra với số lượng nhiều với mệnh giá lớn. đặc biệt thực hiện tốt chính sách khách hàng với những đối tượng quan trọng, tiềm năng để tạo dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó dài lâu với chi nhánh.
* Sản phẩm tín dụng
- Trên cơ sở các sản phẩm hiện có, chi nhánh cần nhanh chóng xác định sản phẩm chủ lực để triển khai phù hợp với địa bàn chi nhánh. Nghiên cứu đề xuất trụ sở chính hỗ trợ việc triển khai tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng qua hình thức online hoặc xây dựng kênh tư vấn giới thiệu dịch vụ vay vốn trực tuyến trên địa bàn quận nhằm thu hút, khai thác khách hàng một cách chủ động, nhanh chóng
- Áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt đặc biệt là chính sách lãi suất. Chi nhánh có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với nhiều mức lãi suất khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tập trung cho vay các khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, tình hình kinh doanh ổn định, Đối với các KHDN thì xem xét đáp ứng nhu cầu về hạn mức cho các khách hàng tốt có nhu cầu tăng hạn mức
- Đề xuất cải tiến quy trình, thủ tục, hồ sơ liên quan đến cơng tác cấp tín dụng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN đồng thời giảm thiểu hồ sơ, hướng đến rút gọn thời gian giao dịch, xử lý nghiệp vụ đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
- Đối với từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể như cho vay sản xuất kinh doanh thì ưu tiên cho vay đối với những lĩnh vực có vịng quay vốn lớn, thời gian thu hồi nợ nhanh; đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng thì ưu tiên cho các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu với chi nhánh, có xếp hạng tín nhiệm cao; đối với sản phẩm cho vay mua nhà thì ưu tiên khách hàng đã thanh tốn một phần giá trị hợp đồng, bất động sản có đầy đủ giấy tờ và khách hàng phải có nguồn thu nhập ổn định....
* Sản phẩm thẻ
- Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, chi nhánh tăng cường tiếp thị đối với các cá nhân có thu nhập cao, quan hệ tín dụng và tiền gửi tại chi nhánh. Bên cạnh đó tích cực bán chéo thẻ tín dụng cho các khách hàng đang là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn, hoặc đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.
- Đẩy mạnh phát triển thẻ ATM thông qua việc tiếp cận các khách hàng trẻ là học sinh, sinh viên hay cán bộ, công chức, viên chức các trường đại học, trung học phổ thông trên địa bàn. Thực hiện chính sách miễn phí phát hành thẻ đối với một số đơn vị trả lương qua tài khoản mở tại chi nhánh.
- Xây dựng chính sách marketing quảng bá dịch vụ thẻ tới người dân trên các phương tiện đại chúng, địa điểm công cộng, tờ rơi và cả các kênh online như các mạng xã hội.
- Phối hợp dịch vụ thẻ với các dịch vụ ngân hàng điện tử khác để mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ theo thị hiếu của
từng đối tượng khách hàng, có điểm nhấn riêng mang tính thương hiệu của nhóm khách hàng nào đó. Đẩy mạnh thẻ liên kết với các thương hiệu nổi tiếng trong và ngồi nước đem lại các ưu đãi có người sử dụng thẻ.
* Dịch vụ Thanh toán
- Thực hiện lập danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn chưa giao dịch với MB để tiếp cận mở mới tài khoản thanh toán và thực hiện các giao dịch, cần phải rà sốt các cơng ty, sở ban ngành trên địa bàn chưa trả lương qua tài khoản hoặc đang trả lương tại TCTD khác để phát triên đơn vị chi lương mới.
- Tiếp cận với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong có cả các khách đang có quan hệ tín dụng tại MB để tiếp thị Pos, mở QR Pay nhằm tăng doanh số thanh toán đồng thời tăng nguồn vốn Casa
- Nâng cao chất lượng phục vụ của giao dịch viên, từ kiến thức đến quy trình, đảm bảo thời gian giao dịch nhanh và chính xác. Từ đó khơng chỉ giúp phát triển dịch vụ thanh tốn mà cịn thúc đẩy bán chéo sản phẩm dịch vụ tới khách hàng
* Ngân hàng điện tử
- Đẩy mạnh mở tài khoản ứng dụng internet banking cho tất cả các khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. Hướng dẫn tận tình khách hàng cách lập tài khoản và sử dụng các tính năng cơ bản trên ứng dụng.
- Thực hiện các chương trình quảng cáo, tuyên truyền về dịch vụ ngana hàng điện tử, những tiện ích mà khách hàng có thể sử dụng ở bất cứ đâu thay vì phải đến quầy giao dịch.
- Tiếp thị mở tài khoản số đẹp cho các khách hàng, đặc biệt dịch vụ mới chỉ có riêng của MB giúp khách hàng dễ nhớ tài khoản, dễ chuyển tiền giúp tăng doanh số chuyển tiền của đối tác về TKTT.
* Giải pháp mảng kinh doanh ngoại tệ và thu phí
Địa bàn tỉnh và lân cận là địa bàn có hoạt động với nước ngồi rất phát triển. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (tính đến cuối năm 2021 là khoảng 500 doanh nghiệp XNK trên địa bàn), các tiểu thương, hộ kinh doanh đã có truyển thống giao dịch với các nước khác và ngày càng nhiều hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp để giao thương chính ngạch. Và do trong giai đoạn vừa qua chịu ảnh hưởng bởi
covid-19 mà tình hình xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng, doanh nghiệp điêu đứng, tuy nhiên, với tín hiệu tích cực của dịch bệnh và nền kinh tế thế giới mà kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại sẽ là các nghiệp vụ mà MB - chi nhánh SGD1 cần chú trọng trong giai đoạn sắp tới thông qua một số giải giáp được đề ra như sau:
- Tích cực phát triển các sản phẩm bảo lãnh, thư tín dung( L/C) nội địa với các Khách hàng xây dựng, kinh doanh, phân phối... để tăng thu phí
- Kiến thức nghiệp vụ của một bộ phân cán bộ QHKH tại chi nhánh chưa được tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ tài trợ thương mại, chưa thực sự có khả năng tư vấn tốt nên chưa tự tin tìm hiểu tư vấn cho khách hàng. Đề xuất ban lãnh đạo đào tạo các cán bộ QHKH này về tài trợ thương mại; Xây dựng kế hoạch từ khâu tuyển cọn và có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ tài trợ thương mại là trọng tâm. Ví dụ như khi cán bộ mới được tuyển dụng thì cần được thử việc tại các phòng ban đầu mối như KHDN, FDI, xây dựng tỷ trọng đào tạo nghiệp vụ tài trợ thương mại là khoảng 60%, sau đó, khi các cán bộ đc điều về đơn vị làm việc sẽ được phòng đào tạo tiếp nghiệp vụ về tín dụng.
- Các phịng ban đầu mối, các phòng thường xuyên phát sinh giao dịch mua bán tạo một giao dịch phát sinh để cập nhật tỷ giá của các ngân hàng khác ngay khi có thơng tin để các PGD có cơ sở tham khảo, tăng khả năng tự đàm phán tại PGD và chi nhánh. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng KHDN tại chi nhánh và phịng Kinh doanh ngoại tệ (KDNT) tại Trụ sở chính để đàm phán giá bán ưu đãi, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ
- Trong năm 2022, chi nhánh cần thiết lập mục tiêu và triển khai kế hoạc mở các chiến dịch tiếp cận các DN XNK trên địa bàn, phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại như L/C, mua bán ngoại tệ