Thực trạng dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần quân đội – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 47 - 53)

Hoạt động cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho th tài chính, trong đó hoạt động cho vay được coi là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cấp tín dụng được MB thực hiện theo một quy trình chặt chẽ bảo đảm các khoản vay có chất lượng tín dụng tốt, đồng thời luôn bám sát các chủ trương và định hướng của đảng và nhà nước trong thực hiện cấp tín dụng theo từng thời kỳ:

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ bán lẻ tại chi nhánh Sở Giao dịch 1

Đơn vị tính: Triệu đồng; %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020-2019 2021-2020 Số tiền Số tiền Số Tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng dư nợ 7.254.948 8.008.958 9.314.743 754.010 10,39% 1.305.785 16,30% Tổng dư nợ bán lẻ 5.435.662 5.648.539 6.916.476 212.877 3,92% 1.267.937 22,45% TT dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ 75% 71% 74%

Theo đối tượng cho vay

DNNVV 2.057.345 2.055.142 2.413.367 - 2,203 -0,11% 358.225 17,43%

KHCN 3.378.316 3.593.396 4.503.109 215.080 6,37% 909.713 25,32%

Theo loại tiền

VNĐ 5.134.628 5.634.807 6.896.674 500.179 9,74% 1.261.867 22,39%

Ngoại tệ 301.034 13.732 19.802 - 287.302 -95,44% 6.070 44,20%

TN lãi từ

cho vay 485.230 536.539 566.449 51.309 10,57% 29.910 5,57%

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của MB - chi nhánh SGD1 2019 - 2021

Nhìn bảng số liệu 2.7 ta thấy tổng dư nợ từ hoạt động bán lẻ tăng trưởng đều về số tuyệt đối qua 3 năm và chiếm trên 70% tổng dư nợ toàn bộ chi nhánh. Cụ thể, năm 2019 dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 5.648.539 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 71%) tăng 212.877 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng tốc độ tăng 3,92%. Sang đến năm 2021 thì dư nợ tín dụng bán lẻ tăng lên 1.267.937 triệu đồng tương ứng đạt 6.916.476 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 74%) với tốc độ tăng là 22,45% so với năm 2019. Có thể thấy mức tăng trưởng của năm 2019 tương đương 3,92% khá là thấp khi so với mức tăng trưởng của năm 2020 tương đương 22,45%, điều này xảy ra là chủ yếu là do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã khiến cho tình hình kinh doanh của cả các DNNVV và hộ kinh doanh bị dừng hoạt động. Tuy nhiên đến năm 2020 thì tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã được cải thiện đồng thời chi nhánh

cũng đã tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay các kỳ hạn từ 1-1,5%/năm và đưa ra nhiều gói vay phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau để khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng nên tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ tăng khá. Về cơ bản chi nhánh đã rất nỗ lực để gia tăng dư nợ tín dụng theo đúng định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của MB.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo loại tiền cho vay: dư nợ tập trung chủ yếu ở đồng nội tệ chiếm khoảng trên 94% tổng dư nợ bán lẻ. Cụ thể, dư nợ bán lẻ cho vay bằng nội tệ năm 2019 đạt 5.134.628 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,46% trên tổng dư nợ bán lẻ. Dư nợ bán lẻ bằng ngoại tệ năm 2018 là 301.034 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,54% trên tổng dư nợ bán lẻ. Sang năm 2020 dư nợ cho vay bằng nội tệ là 5.634.807 triệu đồng tăng 9,74% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 99,76% dư nợ bán lẻ. Dư nợ bán lẻ ngoại tệ năm 2020 là 13.732, giảm 95,44% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 24% dư nợ bán lẻ. Đến cuối năm 2020, dư nợ bán lẻ bằng nội tệ và ngoại tệ có tỷ trọng lần lượt là 99,71% và 0,29% trong đó dư nợ bán lẻ bằng nội tệ có tốc độ tăng trưởng 22,39% và đạt 6.896.674 triệu đồng còn dư nợ bán lẻ ngoại tệ tăng 44,20% so với năm trước đạt 19.802 triệu đồng. Có chênh lệch lớn ở dư nợ bằng ngoại tệ của năm 2018 với 2 năm sau đó là do sự biến động của tỷ giá nên ảnh hưởng đến dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đồng thời chi nhánh cũng đẩy mạnh việc cho vay bằng đồng USD đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn với lãi suất vay USD cạnh tranh. Hai năm 2020 và 2021 có vẻ khơng thuận lợi cho thương mại quốc tế. Đây là năm thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đốn định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thối sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính lẽ đó mà MB

- chi nhánh SGD1 cũng đã xây dựng các kế hoạch phương án kinh doanh dự phòng để bù đắp cho sự suy giảm dư nợ ngoại tệ bằng các nguồn nội tệ bán lẻ trong địa bàn

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo loại tiền tệ trong giai đoạn 2019 - 2021

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của MB - chi nhánh SGD1 2019 - 2021

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của MB - chi nhánh SGD1 2019 - 2021

2018

VNĐ Ngoại tê Quy đội

2019

VNĐ Ngoại tệ quy đổ

2020

VNĐ Ngoại tệ quy đổi

28.36% 25.66% 25.91% 46.57% 44.87% 48.34% 25.08% 29.47% 25.75% 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 KHDNVVN KHCN KHDN Lớn

Dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tăng trưởng ở cả nhóm KHCN và DNNVV, trong đó dư nợ của KHCN vẫn chiếm chủ đạo trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2018 dư nợ của KHCN và DNNVV chiếm tỷ trọng lần lượt là 62,15% và 37,85% trong tổng dư nợ bán lẻ. Năm 2019, tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCN trong tổng dư nợ bán lẻ tăng lên 63,62%, tương ứng DNNVV là 36,38%. Năm 2019 dư nợ tín dụng KHCN chiếm tỷ trọng là 65,11% trong tổng dư nợ bán lẻ, dư nợ tín dụng KHDN chiếm tỷ trọng 34,89% trong tổng dư nợ bán lẻ. Điều này cũng thể hiện chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ hay cụ thể hơn là các KHCN của chi nhánh. Ta thấy vào năm 2019 dư nợ của KHCN đạt 3.593.396 triệu đồng tăng 215.080 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 6,37% so với năm 2018, đồng thời, dư nợ của DNNVV lại có dấu hiệu chững lại do việc phát triển dư nợ bằng ngoại tệ bị suy giảm tuy nhiên chi nhánh cũng đã có kế tăng cường bổ sung tín dụng ở mảng KHCN và KHDN lớn để bù đắp vào sự thâm hụt và đảm bảo tăng trưởng quy mơ tín dụng của tồn chi nhánh. Sang năm 2020 ghi nhận đồng thời sự tăng trưởng dư nợ của cả KHCN và KHDN lần lượt là 25,32% và 17,43% so với năm 2019. Giai đoạn 2018-2020 là quãng thời gian khó khăn cho cả nền kinh tế tuy nhiên nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng rất là cao, MB - chi nhánh SGD1 cũng đã nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh doanh bám sát với tình hình dịch bệnh và sự hồi phục của nền kinh tế, cùng với chính sách khơi thơng nguồn vốn tín dụng của NHNN, lãi suất có xu hướng giảm để hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Qua đó đáp ứng nhu cầu vay hợp lý cho đa dạng các nhóm khách hàng trong đó chú trọng phát triển nhóm KHCN và DNNVV góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo sự ổn định giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù có nhiều ngân hàng trên địa bàn có các lợi thế cạnh tranh khác nhau, tung ra các gói hỗ trợ lãi suất nhằm tranh giành thị trường bán lẻ.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu bán lẻ tại MB - chi nhánh SGD1 giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng dư nợ bán lẻ 5.435.662 5.648.539 6.916.476 Nợ nhóm 1 5.092.939 5.614.041 6.942.682 Nợ nhóm 2 23.910 21.207 952 Nợ nhóm 3 3.539 70 1.356 Nợ nhóm 4 4.793 1.562 2.480 Nợ nhóm 5 9.445 11.657 40 Nợ xấu bán lẻ 17.777 13.289 3.876 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ 0,327% 0,235% 0,056%

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của MB - chi nhánh SGD1 2019 - 2021

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của MB – chi nhánh SGD 1

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của MB - chi nhánh SGD1 2019 - 2021

Dễ dàng nhận thấy trong chất lượng tín dụng bán lẻ của MB đó là tỷ lệ nợ xấu ln được duy trì ở mức thấp và xu hướng giảm rất rõ rệt kể cả trong điều kiện kinh tế rơi vào khó khăn. Điều nay thể hiện sự quản lý chặt chẽ trong đánh giá khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Chi nhánh luôn thực hiện việc cấp tín dụng theo định hướng đó là lựa chọn các khách hàng có khả năng tài chính

0.327% 0.235% 0.056% 1.16% 0.95% 1.26% 1.17% 0.80% 0.79% 0.000% 0.200% 0.400% 0.600% 0.800% 1.000% 1.200% 1.400% 2019 2020 2021

lành mạnh để cho vay, bên cạnh áp dụng hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ và các thơng tin lưu trữ của từng khách hàng để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất. MB - chi nhánh SGD1 ln coi việc phát triển quy mơ tín dụng phải đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì lẽ đó mà bên cạnh gia tăng quy mơ dư nợ thì MB - chi nhánh SGD1 đã ln duy trì được chất lượng tín dụng tốt và kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn so với toàn hệ thống MB cũng như trong khu vực. Cụ thể từ bảng 2.8 và biểu đồ 2.3 ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ xấu tín dụng bán lẻ ln nhỏ hơn 1% kể cả khi so với tỷ lệ nợ xấu tồn chi nhánh, cho thấy chất lượng tín dụng bán lẻ tốt hơn so với nhóm khách hàng khác. Về xu hướng thì cả nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu bán lẻ duy trì đà giảm trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Năm 2019 nợ xấu bán lẻ tại chi nhánh là 17.777 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,327% dư nợ tín dụng bán lẻ. Năm 2021 dư nợ tín dụng bán lẻ giảm 4.4488 triệu đồng còn 13.289 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,235% dư nợ tín dụng bán lẻ. Sang năm 2020, con số này chỉ còn 3.876 triệu đồng giảm 70,83% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 0,056% dư nợ tín dụng bán lẻ. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ của chi nhánh năm 2020 có sự khác biệt lớn so với tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cùng năm chủ yếu là do số dư nợ nhóm 5 của chi nhánh giảm mạnh 99,66% so với số dư nợ bán lẻ nhóm 5 năm trước đến từ việc chi nhánh đã xử lý một phần số nợ đó thơng qua bán cho cơng ty quản lý tài sản (VAMC).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần quân đội – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)