Mục đích đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây lắp dầu khí thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 75)

3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài

3.1.2. Mục đích đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

1. Mục đích của đề tài

Phân tích tài chính giúp ta đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những người sử dụng các báo cáo tài chính theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.

Đối với nhà quản trị việc phân tích tài chính có nhiều mục đích:

- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

- Định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc cũng như giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…

- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt…

- Phân tích tài chính là cơng cụ để kiểm sốt các hoạt động quản lý.

2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng của phân tích tài chính là các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015.

3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính

Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2011-2015của Cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa là:

- Đánh giá chung tình hình tài chính của Cơng ty qua Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015.

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các bảng cân đối lý thuyết và khả năng tài trợ của Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa.

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời.

4. Phương pháp phân tích.

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê: là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tìm ra bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng ấy giúp cho việc xem xét các biến động của hiện tượng trong hiện tại và dự đoán các biến động của hiện tượng trong tương lai.

- Phương pháp dãy số thời gian: là việc dùng con số biểu thị các đặc điểm về lượng của dãy số thời gian nhằm phân tích dự đốn các chỉ tiêu thống kê theo thời gian. Trong đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu biểu thị sự phát triển như: chỉ số phát triển định gốc, chỉ số phát triển liên hồn, số bình qn, tốc độ tăng trưởng bình quân.

- Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích ngang): được dung để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Để tiến hành so sánh được cần giải quyết theo các vấn đề cơ bản sau:

+ Tiêu chuẩn so sánh: chỉ tiêu được chọn là căn cứ là kỳ gốc tùy theo yêu cầu phân tích mà chọn các căn cứ hoặc kỳ gốc phù hợp.

+ Điều kiện so sánh: so sánh được giữa hai chỉ tiêu kinh tế phải quan tâm cả về không gian lẫn thời gian

Quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu thể hiện dưới ba hình thức: Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

+ Số tuyệt đối: Là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thể hiện bằng phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xét ở kỳ khác nhau. Số tuyệt đối phản ánh quy mơ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

+ Số tương đối: Là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện bằng phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xét ở kỳ khác nhau. So sánh số tương đối thể hiện mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc dộ của chỉ tiêu đang xét giữa các kỳ khác nhau.

+ Số bình quân: Là con số biểu hiện mức độ đại biểu của dãy số lượng biến theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

- Phương pháp tỷ số (phương pháp phân tích dọc): là phương pháp truyền thống trong phân tích tài chính trong đó sử dụng các tỷ lệ, các hệ số tài chính để

phương pháp này cần phải xác định các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu, sau đó tiến hành so sánh các chỉ số tài chính với các tỷ số tham chiếu qua đó có nhận xét, đánh giá về thực tế tình hình tài chính của Cơng ty

- Phương pháp chỉ số động thái. + Chỉ số định gốc:

Iđg = yi x100 (%) (3-1)

y0

Trong đó: yi. y0: Mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ kỳ gốc .

+ Chỉ số liên hoàn:

Ilh = yi x100 (%) (3-2)

yi - 1

Trong đó: yi. yi – 1: Mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ kỳ trước. - Phương pháp chỉ số tăng (giảm) bình quân:

+ Nếu dãy số thời gian cùng xu hướng:

 = ( 1 1  n n y y x100 (%) (3-3)

Trong đó: y1. yn: Tốc độ tăng năm đầu và tốc độ tăng năm cuối. + Nếu dãy số thời gian không cùng xu hướng:

 = 100 + 1 100  n   n i 1 i i i y y y1  (%) (3-4)

Trong đó: yi. yi + 1: Tốc độ tăng năm i và tốc độ tăng năm (i + 1). Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như:

-Phương pháp thống kê số liệu. - Phương pháp tổng hợp….

Các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tuỳ thuộc vào các nội dung, các yêu cầu phân tích chính cụ thể.

5. Ý nghĩa của phân tích tài chính.

Ngày nay hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tất cả các cơng ty thuộc các loại hình sử hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy khơng chỉ có chủ Cơng ty mà sẽ còn nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Cơng ty như: Nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mỗi đối tượng sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của Cơng ty trên những góc độ khác nhau, hay nói cách khác ý nghĩa của việc phân tích tài chính của Cơng ty đối với những đối tượng khác nhau là khác nhau.

phát triển, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị của Cơng ty. Do đó họ phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Cơng ty, tình hình vốn, cơng nợ thu chi tài chính. Đây là những cơ sở hết sức quan trọng giúp ban giám đốc Công ty định hướng và đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, ra các quyết định về kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ và kiểm soát được các hoạt động quản lý, dự báo tình hình Cơng ty từ đó thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Cơng ty.

- Đối với các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến yếu tố rủi ro, lãi suất và khả năng thanh tốn, họ cần biết đến tình hình thu nhập của chủ sở hữu và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Do đó họ quan tâm đến kết quả của phân tích tài chính để đánh giá tình hình thực trạng kinh doanh cũng như nhận biết được khả năng sinh lời của Cơng ty. Ngồi ra phân tích tình hình tài chính của Cơng ty là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định hợp tác kinh doanh, ra quyết định có nên bỏ vốn đầu tư vào cơng ty hay khơng, nếu đầu tư vào thì quy mơ thế nào là hợp lý.

- Đối với người cho vay: Những người cho vay như chủ ngân hàng, người cung cấp, các chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của cơng ty. Do đó người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng, xem khách hàng thực sự có nhu cầu vay hay khơng và khả năng trả nợ của cơng ty thế nào để có được quyết định tối ưu.

Ngồi ra các đối tượng sử dụng thơng tin khác nhau như công nhân viên trong Công ty, cơ quan thuế, thanh tra, các cơ quan chức năng khác… thì việc phân tích tài chính sẽ giúp đối tượng hiểu biết về cơng ty, phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm sốt hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính – tiền tệ của cơng ty xem có đúng chính sánh, chế độ và pháp luật hay không. Đánh giá đúng hơn thực trạng của cơng ty để từ đó thực hiện tốt hơn cơng việc của họ.

Trên góc độ riêng, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Cơng ty đều cần những thông tin đáp ứng những nhu cầu của mình. Vì vậy cơng tác phân tích tình hình tài chính của Cơng ty hàng năm hay phân tích trong một giai đoạn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng sự quan tâm của các đối tượng nêu trên. Dưới đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2011-2015 Cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây lắp dầu khí thanh hóa giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)