3.1 Mục tiêu và định hướng phái triển của công ty trong những năm tới
3.1.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam
Qua báo cáo tổng kết của Tổng cục thống kê cơng bố ngày 27/12/2014, nhìn chung kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều cải thiện đáng kể. Nhiều chỉ tiêu đặt ra đã đạt và vượt dự kiến.
Năm 2014 kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu tăng 5,8% đề ra đầu năm của Quốc hội.
Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%; 38,31% và 43,31%).
Như vậy, về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm có xu hướng giảm dần.
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI): CPI năm 2014 đã cán mốc 1,84% so với cuối năm 2013 thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của Quốc hội đặt ra từ đầu năm (7%) và là mức thấp nhất trong 13 năm qua.
Về xuất nhập khẩu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngối. Trong khi
đó, kim ngạch nhập ước đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, với việc xuất siêu 2 tỷ USD, năm 2014 trở thành năm thứ 3 liên tiếp có cán cân thương mại thặng dư, vượt chỉ tiêu đầu năm Quốc hội đặt ra với mức tăng khoảng 10% của kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lưu ý, đó là đạt được mức xuất siêu trong năm 2014 phụ thuộc hoàn tồn vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 15 tỷ USD thì khu vực FDI xuất siêu 17,1 tỷ USD.
Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), năm 2014 đăng ký ước đạt 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).
Tính đến ngày 15/12/2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014.
Ngành công nghiệp chế biến là ngành thu hút vốn FDI mạnh nhất trong 2014, chiếm 71,6% tổng vốn đăng ký.
Thái Nguyên là địa phương thu hút vốn FDI lớn nhất trong 63 tỉnh thành cả nước trong 2014. Còn xét theo đối tác, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm 2013. Trong khi đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 15.419, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngối.
Năm 2014 có 67.823 doanh nghiệp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Sản xuất cơng nghiệp năm 2014 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong tồn ngành cơng nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý.
Cụ thể, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (IIP) năm 2014 ước tính tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013.
Trong đó: quý I tăng 5,3%; quý II tăng 6,9%; quý III tăng 7,8% và quý IV tăng 10,1%.
Nếu loại trừ tháng Một (IIP tăng 27,5%) và tháng Hai (IIP giảm 15,1%). Về tình hình thu – chi ngân sách:
Thu ngân sách năm nay cũng ước vượt dự toán năm khi con số đến giữa tháng 12 đạt 814.100 tỷ đồng, bằng 104% dự tốn. Trong khi đó, chi ngân sách cùng kỳ ước đạt 968.500 tỷ đồng, bằng 96% dự toán năm. Ước tính, bội chi ngân sách năm nay là 154.400 tỷ đồng, bằng 5,7% GDP theo giá so sánh.
Liên quan đến hoạt động ngân hàng, đến thời điểm 22/12/2014 cho thấy tổng phương tiện thanh toán tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%).
Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%) còn huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%).
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 12 của Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tăng trưởng tín dụng năm 2014 dự kiến đạt 13%. Như vậy, tính đến thời điểm này mức tăng trưởng tín dụng đã chính thức cán “đích” đặt ra từ đầu năm (chỉ tiêu 12-14%). Về nợ xấu, tính đến ngày 23/12/2014, VAMC cho biết đã mua được 123.000 tỷ đồng nợ xấu trong đó trong năm 2014 đã xử lý được hơn 4.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua bao gồm xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, tổ chức đấu giá…