Tình hình kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 65 - 66)

3.1 Mục tiêu và định hướng phái triển của công ty trong những năm tới

3.1.1.2 Tình hình kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới năm 2014 phần nào đã cho thấy tín hiệu hồi phục đến từ những nỗ lực chính sách của các quốc gia kéo dài từ những năm trước. Điểm sáng của nền kinh tế thế giới là sự phục hồi tăng trưởng từ các khu vực, các quốc gia mà trọng tâm là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa kỳ, với tốc độ tăng trưởng đạt mức 2,5% so với năm 2013 là 2,2%. Bên cạnh đó, sự phục hồi của thương mại quốc tế và các dòng vốn quốc tế được xem là nhân tố thúc đẩy cho đà tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn này. Đặc biệt tăng trưởng của thương mại nội khối khu vực châu Á đang được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế tồn cầu.

Tuy nhiên, những yếu tố tích cực của kinh tế thế giới năm 2014 vẫn còn khá mong manh.

Thứ nhất, tốc độ phục hồi còn thiếu bền vững ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trừ Mỹ. Hầu hết các tổ chức quốc tế như IMF, WB,…đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sau khi đánh giá lại thực trạng tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế trên thế giới và đồng thời cảnh báo đà phục hồi cịn “yếu và khơng đều”, phản ánh triển vọng khơng mấy sáng sủa tại châu Âu, Nga, Trung Đông, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là nguyên nhân chính khiến các nền kinh tế, đặc biệt là khu vực Đông Á đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế trong nửa sau của năm 2014. Cho tới thời điểm hiện tại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã áp dụng các biện pháp chính sách “bất thường” nhằm kích thích nền kinh tế Eurozone, bao gồm việc hạ lãi suất thấp kỷ lục. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp này chưa hiệu quả đã khiến ECB buộc phải đưa ra gói kích thích kinh tế kỷ lục 1.1 ngàn tỷ EUR (tương đương 1.3 ngàn tỷ USD) vào nền kinh tế Eurozone trong tháng 1/2015 vừa qua.) với lãi suất thấp.

Thứ hai, bạo lực và căng thẳng địa chính trị tại các quốc gia, các khu vực có xu hướng gia tăng mạnh. Tâm điểm của xung đột chính trị năm 2014 tập trung chủ yếu vào cuộc khủng hoảng Ucraina, bên cạnh đó xung đột chính trị giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng về các đảo và tuyên bố chủ quyền trên biển cũng đã trở thành một vấn đề được quan tâm tại các hội nghị, diễn đàn lớn trên thế giới. Cuộc khủng hoảng địa chính trị tại Ucraina cũng đã làm cho các nước phát triển phải thay đổi các nguồn cung về dầu. Hoạt động sản xuất năng lượng toàn cầu đã bắt đầu chuyển hướng khỏi các nước cung cấp truyền thống ở khu vực Á-Âu và Trung Đơng. Hệ quả địa chính trị gây xáo trộn về giá dầu toàn cầu – giá dầu đã giảm mạnh trong năm 2014. Sự xáo trộn như vậy lại lan truyền sang tất cả các nước phụ thuộc vào dầu khí để có nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những rủi ro trên thị trường tài chính thế giới vẫn ln hiện hữu do cơ chế tài chính thế giới vẫn cịn thiếu hồn thiện, tình trạng nợ cơng vẫn chưa được giải quyết triệt để… Nhìn chung, những yếu tố tiêu cực vẫn hiện hữu và có thể sẽ tác động đáng kể tới triển vọng kinh tế thế giới năm 2015.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)