Hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu VLĐ, chủ động xây dựng kế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 68 - 70)

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP

3.2.1 Hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu VLĐ, chủ động xây dựng kế

hoạch tổ chức huy động và sử dụng vốn

Để có thể làm tốt công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động trong thời gian tới công ty cần :

Thứ nhất: trong thời gian tới cơng ty cần có một bộ phận chuyên trách

phân tích, dự báo. Bộ phận này phải nắm được đặc điểm sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu sản phẩm của công ty trên thị trường,. Ngồi ra cịn phải nắm được những biến động chung của nền kinh tế, của ngành, những xu hướng để có những dự báo chính xác hơn về doanh thu tiêu thụ, từ đó lập kế hoạch nhu cầu VLĐ.

Đối với xác định nhu cầu VLĐ thì cơng ty có thể xác định theo phương pháp gián tiếp . Công ty cần phải phân tích có hệ thống các chỉ tiêu tài chính của những năm trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu VLĐ ở các kỳ trước. Trên cơ sở những dữ liệu lịch sử đó mà có sự điều chỉnh tăng giảm hợp lý các nhân tố trong việc xác định nhu cầu VLĐ trong những năm tiếp theo.

thuộc rất nhiều vào cơng tác dự báo về doanh thu và vịng quay VLĐ trong kỳ kế hoạch. Do vậy công ty cần nắm được thơng tin cần thiết về tình hình biến động thị trường, xu hướng giá cả hàng hoá, nhu cầu thị trường, những thế mạnh cũng như khó khăn của mình … trong thời gian tới để đưa ra những dự báo xác thực, tin cậy hơn. Đây là một công việc hết sức khó khăn và địi hỏi cán bộ phân tích phải nhạy bén, có kinh nghiệm trong việc thu thập xử lý số liệu. Tuy nhiên làm tốt công tác này là tiền đề hết sức quan trọng để cơng ty có thể chủ động trong cơng tác huy động nguồn tài trợ, giảm thiểu chi phí tài chính phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ hai, trên sơ sở xác định nhu cầu VLĐ theo kế hoạch đã lập, công

ty cần xây dựng kế hoạch huy động VLĐ bao gồm việc xác định năng lực vốn hiện có của cơng ty có thể đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu VLĐ, xác định số vốn bị thiếu hụt so với nhu cầu. Trên cơ sở đó lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho q trình sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cân đối nguồn vốn.

+ Đối với nguồn lợi nhuận để lại: . Thực tế thời gian qua cho thấy, cơng ty vẫn cịn lỗ lũy kế nên nguồn vốn này là khơng có. Điều đó địi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của cơng ty trong những năm tới để đạt được kết quả kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, đây là nguồn tài trợ từ bên trong của công ty giúp người quản lý vửa chủ động được nguồn vốn, vừa giảm được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên lợi nhuận để lại nhiều hay ít phụ thuộc vào lợi nhuận đạt được và chính sách phân phân phối lợi nhuận của công ty.

+ Đối với nguồn tín dụng thương mại: đây là nguồn vốn hết sức quan trọng bởi cơng ty có thể huy động vốn với khối lượng lớn mà thường không phải chịu lãi suất hoặc với lãi suất thấp. Nhưng đặc điểm của tín dụng thương mại là thời gian sử dụng thường rất ngắn và quy mô vốn không cao. Để khai

thác nguồn này một cách hiệu quả, công ty cần:

- Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, xây dựng chiến lược lâu dài và gây dựng uy tín riêng cho mình.

- Xác lập kế hoạch mua chịu hàng hóa sản phẩm và quản lý tốt các khoản nợ phải trả người cung cấp.

- Lập kế hoạch dự toán thu chi vốn bằng tiền cụ thể, hợp lý, đảm bảo khả năng thanh tốn, nâng cao uy tín của cơng ty.

+ Đối với nguồn tín dụng ngân hàng: Đây là nguồn tài trợ quan trọng của công ty. Để sử dụng nguồn này một cách hiệu quả cơng ty cần phân tích, đánh giá nhiều mặt trước khi quyết định huy động. Hiện nay, lãi suất vay vốn ngân hàng đã giảm khá mạnh, do vậy chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng cũng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Cơng ty có thể xem xét thêm khi gia tăng vay nợ nhưng phải phù hợp với nhu cầu thực tế, khả năng hoàn trả nợ và kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả.

Ngồi ra cơng ty cũng có thể huy động VLĐ từ nhiều nguồn khác như: các khoản nợ thuế, tiền lương…Tuy nhiên các nguồn này chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn và đảm bảo trả nợ đúng hạn.

Thứ ba: công ty nên xây dựng thêm một kế hoạch VLĐ dự phòng để

chủ động và kịp thời ứng biến với các tình huống bất ngờ như đơn đặt hàng tăng,...

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 68 - 70)