Làm tốt công tác quản trị vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 70)

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP

3.2.2 Làm tốt công tác quản trị vốn bằng tiền

Công tác dự báo nhu cầu và cách xác định mức dự trữ vốn bằng tiền chưa được chú trọng dẫn đến khả năng thanh tốn của cơng ty khơng cao. Hơn nữa với tình hình hiện tại của cơng ty thì có những thời điểm cơng ty lại thiếu hụt lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh tốn. Vì vậy, để đáp ứng

tốt nhu cầu chi tiêu, thanh toán cho các hoạt động của mình, cơng ty có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Xác định tỷ trọng giữa dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ở mức thích hợp. Điều này giúp cơng ty duy trì được khả năng chi tiêu, thanh tốn cần thiết, kịp thời, nhanh chóng, an tồn và ít chi phí quản lý vốn bằng tiền.

- Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý: Việc xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa tận dụng được cơ hội kinh doanh cho công ty. Để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý công ty nên sử dụng phương pháp lấy mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày nhân với số ngày dự trữ ngân quỹ vì hiện tại cơng ty khơng có quản đầu tư tài chính ngắn hạn nên khơng áp dụng được phương pháp tổng chi phí tối thiểu.

- Dự báo nhu cầu vốn bằng tiền: vốn bằng tiền là loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để đáp ứng nhu cầu trong kinh doanh nhưng do thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiền không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau cho nên trong thực tế thường xảy ra thời điểm này thừa vốn bằng tiền, thời điểm khác lại thiếu. Vì vậy khơng những phải các định nhu cầu vốn bằng tiền mà còn chỉ rõ thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để dự báo đúng nhu cầu vốn bằng tiền thì cơng ty cần làm tốt cơng việc quan sát, nghiên cứu, nắm rõ nhu cầu các khoản thu chi của mình.

Khi tăng cường cơng tác quản trị vốn bằng tiền và quản trị tài sản ngắn hạn nhằm cải thiện tình hình thanh tốn và nâng cao khả năng thanh tốn của cơng ty. Khi đó khả năng thanh tốn được nâng cao sẽ giảm thiểu rùi ro tài chính, tình hình tài chính lành mạnh hơn sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung và lâu dài của công ty.

3.2.3 Xác định chính sách bán chịu phù hợp, kiểm sốt nợ phải thu và có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng nợ phải thu của cơng ty rất lớn và có xu hướng tăng qua các năm cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu chưa thực sự tốt. Trong những năm tiếp theo, nếu khơng có chính sách quản lý nợ phải thu phù hợp sẽ là một áp lực lớn trong việc thu hồi các khoản nợ và phát sinh các khoản nợ xấu, gây tổn thất trực tiếp đến lợi ích của cơng ty. Do vậy công ty cần phải lưu ý một số biện pháp quản trị các khoản phải thu sau:

- Xác định, phân loại đối tượng được mua chịu hàng hóa, sản phẩm bán chịu, tỷ trọng bán chịu trong tổng doanh số bán hàng, và thời hạn bán chịu sao cho phù hợp đảm bảo thu hồi được đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ.

- Cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để vừa tiêu thụ được hàng hóa, vừa thu hồi tiền một cách hiệu quả.

- Thực hiện các hình thức khuyến khích khách hàng thanh tốn sớm tiền hàng như: thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả tiền trước hạn.

- Khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là với các bạn hàng mới, các hợp đồng có giá trị lớn trước hết cơng ty phải kiểm tra xem xét tình hình tài chính của khách hàng, có thể từ chối các khách hàng có khả năng tài chính kém. Trong các hợp đồng kí kết mới, Cơng ty phải quy định chi tiết và rõ ràng các điều khoản về thanh tốn. Bên cạnh đó cũng quy định cả hình thức phạt khi khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh tốn thơng qua lãi suất phạt.

- Đối với khoản nợ chuẩn bị đến hạn, công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết về thời gian và số tiền thanh tốn, thường xun đơn đốc khách hàng trả nợ. Thực hiệc việc phân loại nợ để thấy được khoản nợ nào đến hạn từ đó có biện pháp thích hợp để thu hồi. Trước tiên công ty gửi giấy báo yêu cầu cho

khách hàng trả nợ theo đúng thời hạn, nếu khách hàng khơng thực hiện thì tùy vào tính chất khoản nợ lớn hay nhỏ, khả năng tài chính của khách hàng và mối quan hệ của khách hàng và cơng ty, cơng ty có thể đưa ra các biện pháp thích hợp sau:

+) Gia hạn nợ nhưng thông qua phạt lãi suất

+) Thực hiện mua bán nợ thông qua công ty mua bán nợ

+ ) Chuyển vốn nợ thành vốn góp nếu nhận thấy đối tác có khả năng phục hồi kinh doanh khi áp lực trả nợ giảm và đem lại hiệu quả tốt hơn so với các phương án thu hồi nợ khác.

+) Có thể thu hồi thanh lý các tài sản hoặc nhờ pháp luật can thiệp (nếu cần) - Cơng ty có thể lập phịng ban chun thu hồi nợ với những cán bộ có kinh nghiệm tốt trong việc quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ, tạo điều kiện chủ động cho công ty trong việc thực hiện cân đối dòng tiền, dự báo các nhu cầu, kế hoạch kinh doanh trong các năm tới.

3.2.4 Dự báo thị trường, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và dự trữ hàng tồnkho hợp lý kho hợp lý

- Việc dự báo thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, dự tốn doanh thu, chi phí là khơng thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty căn cứ vào những hợp đồng bán hàng, dữ liệu những năm trước, tình hình tăng trưởng và nhu cầu về sản phẩm của mình để lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

- Quản trị hàng tồn kho theo mơ hình định lượng hiệu quả như mơ hình EOQ, ..., để hạn chế được rủi ro trong việc dự trữ quá mức hay quá thấp hàng tồn kho. Việc dự trữ thành phẩm quá cao, trong khi đó, nhu cầu sản phẩm khơng tăng lên gây lãng phí vốn và tăng chi phí quản lý, chi phí bảo quản và rủi ro hàng hóa kém chất lượng. Ngược lại, nếu dự trữ q ít sẽ khơng đáp ứng được những

đơn hàng đột xuất, hay kế hoạch giao hàng theo hợp đồng đã ký kết, mất uy tín với khách hàng và bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.

- Tăng cường tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng cũ, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để xác định mức dự trữ hợp lý, hiệu quả.

- Phân loại chủng loại hàng tồn kho ( NVL, thành phẩm, bán thành phẩm, từng loại sản phẩm riêng biệt ) phù hợp thời gian tiêu thụ, thời hạn sử dụng, cách thức bảo quản sao cho tiện quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng của từng loại.

3.2.5 Xem xét việc đầu tư các khoản đầu tư tài chính

Trong điều kiện hiện nay, các hoạt động liên doanh liên kết, sự ra đời và phát triển của Thị trường chứng khoán tạo ra những điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp huy động vốn, mở rộng hoạt động đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Đó là một cơ hội thuận lợi mà những năm qua Công ty chưa tận dụng được.

Cơng ty có thể thực hiện một số khoản đầu tư tài chính bằng cách: - Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; - Thông qua Quỹ đầu tư chứng khốn;

Việc đầu tư tài chính khơng phải là hoạt động cốt lõi, chủ yếu của công ty nhưng với điều kiện hiện nay, nhằm tận dụng được các cơ hội, gia tăng lợi nhuận, cơng ty có thể xem xét phân bổ tỷ trọng vốn thích hợp vào các khoản đầu tư này, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.6 Một số biện pháp khác

- Xây dựng thương hiệu uy tín với khách hàng

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đến sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Nói đến xây

dựng và phát triển thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn, an tâm hơn và có mong muốn lựa chọn và sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu tên tuổi do đó ngồi một số giải pháp cơ bản đã nêu trên thì cơng ty cũng cần chú ý đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của cơng ty để có thể tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty nên tận dụng triệt để các cơ hội giới thiệu sản phẩm mới cũng như các sản phẩm truyền thống đến gần hơn với người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng qua sách báo, truyền hình tivi…Đây là một cách thức nâng cao uy tín đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh giảm bớt các khoản giảm trừ. Bên cạnh đó, phải luôn tiếp xúc với bạn hàng cũ để tạo chữ tín và củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài, đồng thời thơng qua đó tìm được nhiều mối quan hệ làm ăn mới tạo lối ra cho sản phẩm của mình.

- Tăng cường vai trị kiểm tra giảm sát của tài chính bằng việc xây dựng hệ thống kiểm tốn nội bộ.

Kiểm toán nội bộ là vấn đề khơng cịn mới ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị, phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ. Đây là một công cụ đắc lực cho cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kiểm toán nội bộ là tiến hành kiểm tra huy động, phân phối, sử dụng các nguồn lực, kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như kết quả bảo tồn và phát triển vốn. Do đó để tăng cường hiệu quả cho công tác tổ chức, sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng, cơng ty nên xây dựng một bộ máy kiểm toán nội bộ thuộc thẩm quyền chỉ đạo trực

bộ cần tiến hành hoạt động thường xuyên, liên tục để dung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho ban giám đốc qua đó có cơ hội đề ra các quyết định phù hợp.

Trên đây là một số biện pháp tài chính cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho công ty cổ phần Khống sản và cơ khí (Mimeco ). Để những biện pháp này thực sự tác dụng công ty cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cơng ty mình.

KẾT LUẬN

Thực tế đã cho thấy rằng tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nó đưa doanh nghiệp đến thành cơng và ngày càng phát triển, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại sẽ khơng có chỗ đứng cho doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, không đảm bảo được đồng vốn bỏ ra.

Cơng ty cổ phần Khống sản và cơ khí ( Mimeco) cũng như các

công ty khác trong nền kinh tế thị trường đã và đang chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình, ngày càng duy trì và phát triển kinh doanh. Song cơng ty cịn một số tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục.

Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, phịng tài chính kế tốn cơng ty và được sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo bộ mơn, kết hợp với kiến thức đã học, với tình hình thực tế của cơng ty em đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Đây là một đề tài thiết thực và cần thiết đối trong điều kiện các doanh nghiệp hội nhập kinh tế như hiện nay . Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những sai sót. em rất mong được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cho đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KHOÁNG sản và cơ KHÍ 1 (Trang 70)