Phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 29 - 31)

1.2 .Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Phân tích tình hình tài sản

a. Mục đích phân tích

Phân tích tình hình tài sản là để đánh giá đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

b. Chỉ tiêu phân tích

Tình hình tài sản của doanh nghiệp được thể hiện thơng qua 2 nhóm chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu quy mơ tài sản trên bảng cân đối kế tốn;

Cơng ty sản xuất có 3 loại tài sản tài chính (TSTC) là FVTPL, AFS và HTM.

- Các khoản Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) chủ yếu là tiền gửi ngân hàng nên không liên quan đến việc ghi nhận lãi không thường xuyên từ danh mục tự doanh.

21

- Tài sản tài chính ghi nhận thơng qua lãi lỗ (FVTPL)- các khoản lãi chưa thực hiện nhờ thị giá cao hơn giá vốn sẽ được ghi nhận cho dù chứng khoán đã được bán hay chưa và thị giá vào ngày cuối quý trước sẽ được lấy làm giá để tính lỗ/lãi chưa thực hiện cho quý tiếp theo.

- Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS): lãi/ lỗ chưa thực hiện sẽ khơng hạch tốn trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Lỗ chưa thực hiện sẽ đi vào bảng có tên “báo cáo thu nhập tồn diện khác”. Sau đó được ghi nhận trực tiếp vào mục “đánh giá lại tài sản” trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Lãi chưa thực hiện (thị giá cao hơn giá vốn) sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận. Đến khi chứng khốn được bán thì khoản lãi này mới được ghi nhận vào lợi nhuận trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản. 𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (%) = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑞𝑢𝑦 𝑚ô c. Phương pháp phân tích

Phân tích quy mơ, sự biến động tài sản: so sánh tổng tài sản cũng như từng

chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối. Thông qua quy mô tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy được số vốn được phân bổ cho từng lĩnh vực hoạt động, từng loại, chỉ tiêu tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loại, chỉ tiêu tài sản có hợp lý hay khơng?

d. Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản:

Hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

𝑇ỷ 𝑙ệ đầ𝑢 𝑡ư 𝑣à𝑜 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

22

𝑇ỷ 𝑙ệ đầ𝑢 𝑡ư 𝑣à𝑜 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 29 - 31)