Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 40 - 45)

1.2 .Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.7. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

- Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh:

Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu quả kinh tế của dòng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư.

Khi phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) và hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (BEP).

a. Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA):

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng tài sản sau mỗi kỹ nhất định sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Việc quản lý sử dụng lượng tài sản hiện có thuộc nhiệm vụ của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng

32

lớn chứng tỏ hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝑁𝑃)

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

ROA= Hđ x SVLĐ x ROS ROA= Hđ x SVLĐ x (1 – HCP)

Trình tự phân tích ROA như sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu ROA ở kỳ gốc và kỳ phân tích.

Bước 2: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu ROA giữa kỳ

phân tích và kỳ gốc.

∆ROA = ROA1 – ROA0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA:

- Mức độ ảnh hưởng của Hđ đến ROA: ∆ROA (Hđ) = (Hđ1 – Hđ0) x SVLĐ0 x ROS0 - Mức độ ảnh hưởng của SVLĐ đến ROA:

∆ROA (SVLĐ) = Hđ1 x (SVLĐ1 – SVLĐ0) x ROS0 - Mức độ ảnh hưởng của ROS đến ROA:

∆ROA (Hđ) = Hđ1 x SVLĐ1 x (ROS1 – ROS0)

Bước 4: Phân tích thực chất ảnh hưởng của nhân tố đến ROA:

Ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến hệ số sinh lời ròng của tài sản, với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số sinh lời rịng của tài sản thay đổi cùng chiều với hệ số đầu tư ngắn hạn. Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách đầu tư của doanh nghiệp, mơi trường kinh doanh, chính sách nhà nước và biến động về giá của các yếu tố đầu vào…

Ảnh hưởng của số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn đến hệ số sinh lời ròng của tài sản, với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số sinh lời rịng của tài sản thay đổi cùng chiều với số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn, Nhân tố này

33

chịu ảnh hưởng bởi: chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp…

Ảnh hưởng của hệ số sinh lời hoạt động đến hệ số sinh lời ròng của tài sản, với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số sinh lời rịng của tài sản thay đổi cùng chiều với hệ số sinh lời hoạt động. Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: lợi nhuận thuần từ bán hàng cung cấp dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác, mức độ tiêu hao chi phí của doanh nghiệp.

b. Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): BEP = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐸𝐵𝐼𝑇) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 BEP = Hđ x SVLĐ x Hhđ Trong đó: Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn SVLĐ: Số vòng luân chuyển VLĐ

Hhđ: Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn tham gia và quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế TNDN. Hệ số này thường dùng để so sánh khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp có thuế suất TNDN và mức độ sử dụng nợ khác nhau. Hệ số này càng cao phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

c. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH:

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định, thực thi các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và các nhà đầu tư quan tâm, kỳ vọng khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

Khí phân tích khả năng sinh lời VCSH, sử dụng chỉ tiêu Hệ số sinh lời của VCSH (ROE).

34

Hệ số sinh lời VCSH (ROE) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝑁𝑃)

𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ROE = 1 𝐻𝑡 x Hđ x SVlđ x ROS ROE= 1 𝐻𝑡 x Hđ x SVlđ x (1-Hcp) Trong đó:

ROS: Hệ số khả năng sinh lời hoạt động Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn

SVlđ: Số vòng quay vốn lưu động Ht: Hệ số tự tài trợ

Hcp: Hệ số chi phí.

Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng VCSH sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trường tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cũng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng VCSH nhỏ trong toorng quy mô vốn huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của địn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm tài chính cũng cao, nếu doanh nghiệp bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mơ VCSH sẽ xảy ra với tốc độ lớn. Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời của VCSH phụ thuộc vào 4 nhân tố: Hệ số tự tài trợ (HT), hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển VLĐ (SVLĐ) và hệ số sinh lời hoạt động (ROS). Vì vậy, để tăng khả năng sinh lời của VCSH cần sử dụng các biện pháp chủ yếu là:

- Xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp lý.

- Xác định chính sách đầu tư hợp lý: hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu tư tài sản dài hạn trong tổng tài sản đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề

35

kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của công ty cũng như của môi trường kinh doanh.

- Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trên cơ sở phân bổ, quản trị từng loại vốn, nhất là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.

- Tăng hệ số sinh lời hoạt động rịng bằng cách giám sát hệ số chi phí hoạt động trong tổng luân chuyển thuần, đảm bảo doanh nghiệp đã quản lý từng loại chi phí hoạt động một cách tốt nhất.

Trình tự phân tích ROE:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu ROE ở kỳ gốc và kỳ phân tích. Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích:

∆ROE = ROE1 – ROE0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE:

- Mức độ ảnh hưởng của Ht đến ROE: ∆ROE(Ht) = ( 1

𝐻𝑡1− 1

𝐻𝑡0 ) x Hđ0 x SVlđ0 x ROS0 - Mức độ ảnh hưởng của Hđ đến ROE:

∆ROE(Hđ) = 1

𝐻𝑡1 x (Hđ1 – Hđ0) x SVLĐ0 x ROS0 - Mức độ ảnh hưởng của SVLĐ đến ROE:

∆ROE(SVLĐ) = 1

𝐻𝑡1 x Hđ1 x (SVlđ1 - SVLĐ0) x ROS0 - Mức độ ảnh hưởng của Hcp đến ROE:

- ∆ROE(Hcp) = 1

𝐻𝑡1 x Hđ1 x SVLĐ1 x (ROS1-ROS0)

Bước 4: Phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE:

Nhân tố hệ số tự tài trợ: Với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số tự tài trợ ảnh hưởng ngược chiều đến hệ số sinh lời VCSH. Nhân tố này phụ thuộc vào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, VCSH của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp…

36

Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn: Với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH. Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách đầu tư của doanh nghiệp, mơi trường kinh doanh, chính sách nhà nước và biến động về giá của các yếu tố đầu vào… Nhân tố số vòng luân chuyển VLĐ: Với điều kiện các nhân tố khác khơng đổit thì số vịng luân chuyển VLĐ ảnh hưởng cùng chiều đến hệ số sinh lời của VCSH. Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp…

Nhân tố hệ số sinh lời hoạt động: với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số sinh lời hoạt động ảnh hưởng cùng chiều đến sinh lời của VCSH. Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác, mức độ tiêu hao chi phí của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)