Quá trình hình thành và phát triển của CTCP May Hưng Long II

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 49 - 56)

2.1 .Tổng quan về công ty cổ phần May Hưng Long II

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP May Hưng Long II

▪ Tên đơn vị: Công ty cổ phần May Hưng Long II ▪ Tên giao dịch: May Hưng Long II

▪ Mã số thuế: 0900251990 ▪ Nhóm ngành: Sản xuất

▪ Địa chỉ trụ sở chính: Thơn Cao Xá, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng

Yên, tỉnh Hưng Yên

▪ Điện thoại: 0321 3545216 ▪ Người đại diện: Đỗ Viễn Phương

▪ Vốn điều lệ: 35.944.280.000 đồng

▪ Hoạt động kinh doanh của công ty: Sản xuất kinh doanh may mặc; xuất

nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc; kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phù tùng máy may công nghiệp; xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may.

▪ Quy mô hoạt động của cơng ty

- Diện tích mặt bằng

Tổng diện tích 13.859 m²

- Khu văn phòng 745 m² - Khu sản xuất 9.830 m² - Khu đất chưa sử dụng 3.284 m²

(Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP May Hưng Long II ) Trong đó: - Xưởng sản xuất 4.112 m² - Kho 2.370 m² - Xưởng cắt 798 m² - Nhà ăn 370 m² - Nhà xe 520 m² - Khuôn viên và đường đi 1.660 m²

41

- Công ty cổ phần May Hưng Long II được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 27/08/2011.

Từ 27/08/2011 – 12/2012: Thành lập Công ty May Hưng Long II với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ có hơn 200 lao động, chủ yếu là may gia công quần áo, trang phục xuất khẩu.

Năm 2013: Cơng ty chuyển đổi sang hình thức Cơng ty cổ phần, với số vốn điều lệ ban đầu là hơn 25 tỷ đồng.

Năm 2014: Công ty áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Phát triển thêm một số sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh khác như: Sản xuất trang phục dệt kim, vải đan móc; Kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp,…

Năm 2015 – 2017 Công ty tăng vốn điều lệ lên hơn 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó mở rộng thị trường xuất khẩu chính sang nhiều nước như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,..

Năm 2018- 2021 Mở rộng thêm nhà xưởng, nâng tổng số cán bộ, công nhân lên khoảng hơn người.

Năm 2022: Phương hướng phát triển của công ty là đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng – các khâu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và ngoài nước.

Đến nay công ty đã đạt được một số thành tích đáng kể như: được UBND tỉnh tặng bằng khen “Doanh nghiệp đạt thành tích “; Bộ trưởng Bộ tài chính khen tặng tổ chức, cá nhân có thành tích chấp hành tốt chính sách thuế năm số ,…

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Hưng Long II đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, khó khăn và thử thách, sức ép cạnh tranh để vững vàng khẳng định được chỗ đứng vững chắc trong những doanh nghiệp may ở Việt Nam.

42

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức cơng ty

Cơng ty có cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý theo mơ hình tập trung thống nhất, theo cơ cấu này các phịng ban có chức năng nhiệm vụ thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc vừa phát huy tối đa khả năng chuyên môn, vừa đảm bảo quyền quản lý , điều hành của ban giám đốc. Đứng đầu cơng ty là Tổng giám đốc, tiếp theo là Phó tổng giám đốc và các giám đốc phòng ban, các bộ phận sản xuất.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP May Hưng Long II

43

Chức năng nhiệm vụ các chức danh

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn

quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của

công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó tổng giám đốc: Là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc

một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.

Phòng kỹ thuật: tham mưu giúp đỡ Tổng Giám đốc về công tác xử lý sử

dụng kế hoạch và biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào thết kế, sản xuất sản phẩm.

- Quản lý quy trình cơng nghệ.

Phòng KCS: tham mưu với Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý về

kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

- Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. - Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng.

- Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất; phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

44

- Phát hiện kịp thời những sai sót và đề xuất biện pháp sửa chữa.

Phòng cơ điện: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực cơ khí, điện,

điện tử, động lực…

- Lập hồ sơ thiết kế dự tốn, theo dõi giám sát các cơng đoạn sản xuất. - Quản lý kỹ thuật với các sản phẩm gia công, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ điện của công ty.

Phòng kế hoạch xuất, nhập khẩu: chịu trách nhiệm quản lý và kiểm

sốt tồn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng trong cơng ty có phát sinh các hoạt động kinh doanh mua bán trên phạm vi quốc tế.

- Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty - Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường

- Lập phương án kinh doanh

- Tiếp cận, đàm phán và ký kết hợp đồng

Phịng tài chính, kế tốn: Là bộ phận cung cấp số liệu, tài liệu cho ban

Giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, thi cơng, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức hoạch toán kế tốn về hoạt động kinh doanh của Cơng ty. - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế tốn thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty.

- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật, nguyên liệu hàng hóa trong sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

- Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh đề xuất kế hoach thu chi tiền mặt và các hình thức thanh tốn quốc tế.

- Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo đúng tiến độ giúp cho giám đốc Công ty nắm trắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận để ra các quyết định kip

45 thời.

Phịng nhân sự, hành chính: là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân

viên và các bộ phận khác trong doanh nghiệp

- Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ, cơng nhân viên tồn Cơng ty, giải quyết thủ tục về chế độ, tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỉ luật, khen thưởng...

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề giữa các cán bộ, công nhân trong Công ty.

- Quản lý lao động tiền lương cán bộ công nhân viên, cùng với phịng kế tốn xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ quỹ lương.

- Quản lý công văn sổ sách giấy tờ và con dấu.

- Xây dựng lịch công tác, hội họp, sinh hoạt định kì và bất thường.

- Theo dõi công tác pháp chế của Công ty giúp giám đốc hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đúng pháp luật.

Các phân xưởng sản xuất: là bộ phận quan trọng trong Cơng ty, có 4 phân

xưởng:

- Xưởng sản xuất 1 - Xưởng sản xuất 2 - Xưởng sản xuất 3 - Xưởng sản xuất 4

46

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính – kế tốn

(Nguồn: Báo cáo nhân sự CTCP May Hưng Long II)

Kế toán trưởng: Giúp Tổng Giám đốc tổ chức bộ máy kế toán, chỉ đạo

hạch toán trong tồn cơng ty theo chế độ kế tốn của nhà nước và quy chế quản lý của công ty. Định kỳ lập báo cáo tài chính kế tốn, tổ chức sử dụng vốn và cơng tác thu hồi vốn.

Kế tốn tổng hợp: Thu nhận các chứng từ gốc, kiểm tra tính hợp lý, hợp

pháp của chứng từ, tiến hành vào sổ kế toán nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết theo từng đối tượng.

Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu, phiếu chi theo lệnh, quản lý quỹ tiền

mặt, tính tốn phân bổ quỹ tiền mặt, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan, thanh toán tiền lương đầy đủ, kịp thời.

Kế toán vật tư và TSCĐ: Tập hợp và phân loại các chứng từ thu mua sử

47

sử dụng vật tư, kịp thời phát hiện các tình trạng lãng phí, mất mát và thiếu hụt vật tư, tổ chức sử dụng và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Kế tốn thuế, ngân hàng, cơng nợ, phải trả phải nộp khác: Theo dõi

tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, các khoản phải nộp, các khoản thuế được hồn lại. Theo dõi tình hình cơng nợ đối với các khoản vay dài hạn, ngắn hạn, và các khoản nợ khác của công ty và các bên liên quan.

Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi

đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần may hưng long II (Trang 49 - 56)