Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh ba đình (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của SHB Ba Đình tương đối cao.

Mặc dù có xu hướng giảm và được duy trì dưới 3% nhưng tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng cá nhân tại SHB Ba Đình tương đối cao. Trong tồn giai đoạn, tỷ lệ nợ xấu luôn trên 2%, cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu nói chung của SHB Ba Đình, và cao hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ chưa thật sự đa dạng.

SHB Ba Đình tuy đã chú trọng trong việc hồn thiện các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng so với các NHTMCP khác, đặc biệt là nhóm các ngân hàng đối thủ cạnh tranh trực tiếp như ACB, Sacombank, Techcombank hay Eximbank thì có thể thấy rằng các sản phẩm của SHB Ba Đình trong lĩnh vực này chưa thực sự đa dạng, khơng có yếu tố khác biệt, chưa định hướng theo nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba, chưa xây dựng mối quan hệ sâu sát với khách hàng để bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng.

Việc tăng trưởng quy mơ tín dụng cũng mang về một lượng khách hàng lớn có quan hệ mật thiết với ngân hàng. Việc nắm bắt tồn bộ thơng tin về khách hàng qua quá trình làm hồ sơ và thẩm định đã giúp các cán bộ bán hàng hiểu rất rõ tình hình tài chính, nhu cầu và đặc điểm của khách hàng. Đây là cơ hội rất tốt để bán chéo các sản phẩm khác như gói tài khoản phục vụ cho việc

trả nợ hàng tháng hoặc chi tiêu thường ngày; bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ để có dự phịng cho những bất trắc ngồi ý muốn;…

Việc bán chéo sản phẩm không chỉ gia tăng doanh thu cho ngân hàng mà cịn mang lại các tiện ích tài chính tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ bán hàng vẫn chưa khai thác thực sự tốt nhóm khách hàng này để bán chéo sản phẩm.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động ngân hàng. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó phát triển tín dụng cá nhân đòi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.

- Mơi trường xã hội: Do tập qn, thói quen của người dân Việt Nam chưa thật sự quen với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt ở các vùng thành thị nhỏ, nông thôn, miền núi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển thị trường tín dụng bán lẻ tại SHB Ba Đình.

* Ngun nhân chủ quan

- Cơng nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu

Sản phẩm của dịch vụ bản lẻ đòi hỏi hạ tầng CNTT hiện đại, trên thực tế SHB Ba Đình đã nỗ lực hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, tuy nhiên cơ sở cơng nghệ cịn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng trong thời

gian tới. Đồng thời, trong xử lý các giao dịch khi có tần suất hoạt động cao có biểu hiện quá tải, tốc độ xử lý chậm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật thơng tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn với cả ngân hàng và KH.

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phân phối và tiếp thị sản phẩm còn hạn chế, chưa tạo ra được một đội ngũ chuyên viên có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm về tín dụng cá nhân để tư vấn cho KH, nên tỉ lệ KHCN tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa cao. Bên cạnh đó chính sách chăm sóc KH chưa hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về dịch vụ Ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, chỉ tập trung các chính sách quan tâm các KH lớn, KH chiến lược, chưa quan tâm đến KH nhỏ lẻ, mức thu nhập thấp.

Kết luận chương 2

Trong nội dung chương 2, sau khi trình bày tổng quan về SHB Ba Đìnhtrên các khía cạnh về lịch sử hình thành phát triển, khái quát hoạt động kinh doanh, khóa luận đi sâu phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng theo các chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng tại SHB Ba Đình. Đây là cơ sở để khóa luận đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SHB Ba Đình trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI – CHI

NHÁNH BA ĐÌNH

3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh ba đình (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)