CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
3.2. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sà
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
3.2.2.1. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay
Các cán bộ tín dụng cần đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay, tuy nhiên cũng cần linh hoạt việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với những khách hàng hiện hữu, đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tuỳ thuộc vào trạng thái tín dụng của khách hàng mà các bước thu thập, điều tra thơng tin có thể giảm nhẹ nhờ những thơng tin đã có sẵn.
Trong tín dụng cá nhân, thời gian và thời cơ là yếu tố then chốt không chỉ với cá nhân vay vốn mà cịn đối với Ngân hàng cho vay. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy dịnh, vừa giảm nhẹ các thủ tục, giảm bớt thời gian là rất cần thiết. Nhờ đó, cá nhân vay vốn được nhanh hơn, ngân hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, mở rộng quy mơ tín dụng cho ngân hàng.
Thực hiện tốt quy trình cho vay cịn địi hỏi các cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì đây là một quy trình tiếp nối, bước sau sử dụng kết quả của bước kế trước làm cơ sở thực hiện. Một quy trình được thực hiện hợp lý và chặt chẽ sẽ giúp các quyết định cho vay trở nên đúng đắn hơn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được an toàn, sinh lợi cho ngân hàng.
SHB Ba Đình cần thực hiện cơng tác quản trị rủi ro chặt chẽ tới từng cấp, tích hợp cùng q trình thực hiện các quy trình, chính sách và quản trị rủi ro theo vịng khép kín, liên tục, kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất. Chất lượng tín dụng nhờ đó được nâng cao.
3.2.2.2. Tăng chất lượng trong công tác thẩm định
Để tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng, cơng tác thẩm định đóng vai trị vơ cùng quan trọng nhằm tránh tình trạng ngân hàng cấp vốn cho những KH có ý định lừa đảo. Để cơng tác thẩm định KH có hiệu quả ngân hàng cần quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ pháp lý. Các thông tin do KH cung cấp ngân hàng cần phải phân tích đánh giá và từ đó đưa ra quyết định cho vay. Để thơng tin được chính xác và khách quan hơn, ngồi các thơng tin từ KH cung cấp, ngân hàng có thể tiếp cận từ nhiều nguồn thông tin khác như thông tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN; thông tin từ báo chí, Internet… Bên cạnh đó ngân hàng cần phát triển và hồn thiện hệ thống chấm điểm và phê duyệt tín dụng tự động đáng tin cậy để giải quyết vấn đề nhiều người xin vay, giúp ra quyết định được nhất quán và giảm thời gian xử lý các đơn xin vay. Hệ thống chấm điểm tín dụng cần phải nhanh chóng đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối khoản vay và chỉ các trường hợp ngoại lệ mới cần đến quyết định của cán bộ tín dụng. Các căn cứ để xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng là các hồ sơ lưu nội bộ ngân hàng (các hồ sơ này nên được cập nhật hàng ngày) và trung tâm thông tin tín dụng.
Thường xun đơn đốc nhắc nhở các khoản nợ đến hạn. Thậm chí, có thể kiến nghị với cá nhân, doanh nghiệp các biện pháp tạm thời để giải quyết tình trạng chưa có tiền để thanh tốn nợ. Bên cạnh đó, chun viên quan hệ KH cần vừa mềm mỏng vừa cương quyết đối với các khoản nợ quá hạn. Từ đó giúp góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để giảm thiểu những vi phạm và sai sót, nâng cao ý thức cũng như thói quen tn thủ quy trình nghiệp vụ, tránh những thiệt hại khơng đáng có.
3.2.2.3. Tích cực xử lý nợ xấu
Để thực hiện xử lý nợ xấu triệt để, SHB Ba Đình cần phân loại nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng. Căn cứ vào từng nhóm ngun nhân, SHB Ba Đình có thể áp dụng các biện pháp sau để thu hồi nợ:
- Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan mà SHB Ba Đình đánh giá có khả năng thu hồi nợ, ngân hàng có thể cơ cấu lại thời gian trả nợ bằng cách điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Việc cơ cấu lại có thể giúp khách hàng điều chỉnh dịng tiền, từ đó thu xếp hồn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Thực hiện biện pháp này, SHB Ba Đình phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng, từ đó, xác định phương án cơ cấu lại nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Để giúp đỡ khách hàng hoạt động tốt hơn, SHB Ba Đình có thể tăng cường các biện pháp tư vấn để hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính, từ đó hoạt động ổn định, tạo nguồn thu để trả nợ. Tuy nhiên, việc quyết định cơ cấu thời gian trả nợ cho khách hàng phải hết sức thận trọng để tránh trường hợp nhầm lẫn, sai sót dẫn đến rủi ro nối tiếp rủi ro, nợ xấu nối tiếp nợ xấu cho ngân hàng. Ngồi ra, ngân hàng có thể miễn, giảm lãi tiền vay ở mức độ phù hợp để tạo động lực cho khách hàng trả nợ theo điều kiện đã được điều chỉnh.
- Đối với nợ xấu do nguyên nhân khách quan nhưng ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ thấp hoặc khách hàng cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự… thì sau khi tận thu, số cịn lại SHB Ba Đình sử dụng dự phịng rủi ro để bù đắp.
- Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân chủ quan như: cán bộ tín dụng vi phạm quy chế tín dụng, hoặc do khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn, sử dụng vốn sai mục đích nếu đã xác định rõ trách nhiệm và còn nguồn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phải sử dụng mọi biện pháp để thu nợ như: cưỡng chế, phát mại tài sản, quy trách nhiệm bồi thường hoặc đề nghị khởi tố trước pháp luật nếu là trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Sau khi đã dùng mọi biện pháp xử lý, số nợ cịn lại có thể xử lý bằng dự phịng rủi ro hoặc bán cho VAMC.
- Đối với các khoản nợ xấu có TSBĐ: Ngày 15/8/2017, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD của Quốc hội đã được ban hành. Theo đó, trong vịng 5 năm kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực, TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu nếu bên giữ tài sản không thực hiện giao tài sản cho TCTD. Như vậy, đây là cơ hội cho SHB Ba Đình nói riêng và các TCTD nói chung xử lý nợ xấu có TSBĐ.
- Sử dụng dự phịng rủi ro để bù đắp: Sau khi đã áp dụng các biện pháp để tận thu nợ, SHB Ba Đình có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro. Đây là quỹ mà định kỳ SHB Ba Đình phải thực hiện trích lập theo quy định của NHNN, số tiền trích lập được tính vào chi phí của ngân hàng. Đây là biện pháp xử lý nợ xấu chủ động của ngân hàng. Việc sử dụng quỹ dự phòng nên ưu tiên cho các khoản nợ xấu được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi và khả năng thu hồi thấp. Đây là giải pháp giúp ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Để sử dụng hiệu quả biện pháp này, SHB Ba Đình cần xác định rõ khoảng thời gian từ khi bắt đầu xử lý nợ bằng các biện pháp thu hồi nợ đến khi phải sử dụng quỹ này. Sau khi sử dụng dự phịng rủi ro để bù đắp, SHB Ba Đình không thông báo việc khoản nợ đã được xử lý cho khách hàng mà tiếp tục theo dõi sát sao và đôn đốc khách hàng để thu được những khoản nợ này.