CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình phần Sài Gịn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình
Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng: tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới chi nhánh Phòng giao dịch rộng khắp và đội ngũ nhân viên thân thiện, gắn kết, chiến lược nền tảng của SHB Ba Đình là tiếp tục phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh sẵn có để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà cung cấp, cộng đồng và tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng trong mỗi hoạt động.
Trên cơ sở đó, SHB Ba Đình đã đưa ra một số định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới:
- Đối với hoạt động huy động vốn: Tốc độ tăng trưởng hoạt động huy
động vốn khoảng tử 20% – 25%/năm, trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu hệ thống SHB Ba Đình về hoạt động huy động vốn. Gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động tiền gửi.
- Đối với hoạt động tín dụng: Mở rộng tín dụng đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó tăng tỷ trọng tín dụng có tài sản bảo đảm. Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 22% – 27% /năm. Kiểm sốt rủi ro, tích cực xử lý nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1.2%.
- Đối với các hoạt động khác: Mở rộng cũng như nâng cao chất lượng việc cung ứng các sản phẩm phi tín dụng, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập tại chi nhánh.
- Nâng cao vị thế của Chi nhánh trong hệ thống ngân hàng: vị thế của Chi nhánh được thể hiện thông qua các nhiệm vụ và hoạt động chức năng của Chi nhánh. Nhiệm vụ của Chi nhánh chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận, góp phần phát triển cho tồn hệ thống tiền tệ ngân hàng, tạo mơi trường vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội.
- Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ: phát động các phong trào tự nghiên cứu khoa học để khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tổ chức các cuộc hội thảo và các hình thức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong toàn chi nhánh.
- Phát triển dịch vụ chi nhánh: phát triển hệ thống dịch vụ chi nhánh đa dạng đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở nâng cao hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình cổ phần Sài Gịn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân: 27%, tăng tỷ trọng dư nợ thế chấp lên 55% - 60%.
- Tỷ trọng thu thuần từ lãi của tín dụng cá nhân: khoảng 30% - 40% tổng thu thuần của toàn chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ xấu: Giảm xuống dưới 1.3%
- Phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực chọn lọc khách hàng, thẩm định cho vay. Triển khai tích cực các biện pháp để xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh.
- Đổi mới mơ hình tổ chức, hoạt động của nhân viên giám sát hoạt động tín dụng theo hướng nâng cao tính độc lập, đồng thời thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành. Bên cạnh việc hồn thiện khn khổ
chính sách về giám sát hoạt động tín dụng là hồn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát của khoản vay.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát các khoản tín dụng. Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ dựa trên cơ sở sử dụng những kết quả kiểm toán nội bộ và kiểm tốn độc lập làm cơng cụ hỗ trợ. Hồn thiện hệ thống chính sách của Chi nhánh trong hoạt động thanh tra – giám sát phù hợp với luật NHNN Việt Nam về giám sát các khoản vay.
3.2. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – chi nhánh Ba Đình