1.4. Phương pháp nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp
1.4.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Để xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
Các dạng so sánh:
- So sánh tuyệt đối: Là việc xác định mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu so với gốc so sánh.
- So sánh tương đối: Là việc xác định mức độ phần trăm tăng (giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu so với gốc so sánh.
1.4.2. Phương pháp liên hệ đối chiếu
Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, đánh giá đối tượng nghiên cứu dựa trên mối liên hệ kinh tế, tài chính của các hiện tượng, q trình và kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp này giúp thiết lập được mối liên hệ giữa các hoạt động tài chính của DN với nhau dưới hình thức định lượng hoặc định tính tùy vào mục tiêu phân tích. Từ đó, xác định được mối liên hệ là phụ thuộc hay độc lập, có liên hệ cùng chiều hay ngược chiều,…..
1.4.3. Phương pháp phân tích nhân tố
a. Phương pháp mơ hình Dupont
Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích các chỉ tiêu liên quan. Phương pháp này phản ánh mối liên kết và sự ảnh hưởng giữa các chỉ tiêu.
b. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng phương trình tích hoặc thương.
c. Phương pháp số chênh lệch
Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹ thuật đặt thừa số chung nhằm đơn giản hóa trong tính tốn khi số liệu khơng q phức tạp.
d. Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có những đánh giá và dự đốn hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiền hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết một số vấn đề như:
- Mức độ ảnh hưởng.
- Xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng. - Đánh giá và dự đoán cụ thể, xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu.