3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty
3.2.3. Các giải pháp nâng hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh
- Xác định nhu cầu vốn kinh doanh:
Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết, phù hợp với quy mơ của doanh nghiệp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Bởi nếu xác định nhu cầu vốn kinh doanh quá cao sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm ln chuyển và phát sinh các chi phí khơng cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn
quá thấp sẽ không đảm bảo được sản xuất liên tục, gây nên thiệt hại do ngừng sản xuất, khơng có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Do đó, cơng ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Điều này là rất quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty khi mà phần lớn vốn công ty sử dụng phần lớn là vốn vay thì việc xác định nhu cầu vốn chính xác sẽ giúp cho cơng ty ln đảm bảo được khả năng thanh tốn, khả năng tài chính của cơng ty là lành mạnh. Bên cạnh đó cịn giúp cơng ty bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp:
Công ty cần lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp: hỗ trợ nhà nơng bên cạnh đó thúc đẩy quảng bá sản phẩm của cơng ty. Ngồi ra, cần mở rộng sang thị trường quốc tế,…. Và cần lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp luôn đánh giá chất lượng sản phẩm cung cấp hiện có qua tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng. Công ty cũng cần nâng cấp hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm mục đích đem lại sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng, đem lại cảm giác an toàn cho họ. Đồng thời, cơng ty cũng cần tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường.
- Có kế hoạch tổ chức huy động vốn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh:
Kế hoạch huy động vốn là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu dài hạn về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp định hướng hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh kịp thời
việc đầu tư, huy động và sử dụng vốn thích ứng tốt nhất với sự biến động trong sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hợp lý sẽ là tiền đề xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn nhằm khai thác triệt để nguồn lực bên trong và tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài. Mạnh dạn huy động vốn đầu tư cho dự án mới, tính khả thi cao để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút lao động, cải thiện đời sống CBCNV, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu. Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, cơng ty cần cân nhắc tính tốn kỹ lưỡng giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính và có thể tạo cho công ty một cơ cấu vốn tối ưu.
- Tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí:
Khi cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh thì mọi doanh nghiệp đều phải bỏ ra chi phí mới có thể tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận được. Để có lãi, tổng chi phí của doanh nghiệp phải nhỏ hơn tổng doanh thu thu được trong một kỳ kinh doanh. Vì vậy, cơng ty muốn gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh ln đặt ra mục tiêu là tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí.
- Mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới, phát triển sản phẩm và các chương trình bán hàng.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của cơng ty, đánh giá mức tăng trưởng của doanh thu – lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Trong phần phân tích hiệu quả doanh thu, cần đánh giá các chỉ tiêu như doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác, lợi nhuận trước, lợi nhuận sau thuế, hệ số sinh lời hoạt động cơng ty, … Từ đó, đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu – lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí ln phát sinh, vì vậy địi hỏi cơng ty phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một điều kiện tiên quyết đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Để quản lý chi phí đạt hiệu quả cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Lập dự tốn chi phí hàng năm: Cơng ty phải tính tốn trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này địi hỏi cơng ty có được một hệ thống các định mức chi phí hồn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự tốn các khoản chi phí trong kỳ.
- Cơng ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
- Cần đánh giá các chỉ tiêu hệ số giá vốn hàng bán, hệ số chi phí bán hàng, hệ số chi phí quản lí doanh nghiệp và hệ số chi phí tài chính. Đề xuất cơng ty cần thực hiện đầy đủ để nâng cao hiệu quả phân tích, đặc biệt phải kiểm sốt giá vốn hàng vốn của cơng ty.