Quản lý kê khai thu nhập chịu thuế.
Quản lý thu nhập là yếu tố tiền đề quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực thi Luật Thuế thu nhập cá nhân nhằm mang lại hiệu quả đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp, việc quản lý thuế thu nhập là không dễ dàng. Trong khi cơ sở nền tảng cho việc quản lý thu nhập cịn chưa đầy đủ thì trong nỗ lực của riêng mình, ngành thuế cần chủ động đề ra những giải pháp hạn chế thấp nhất rủi ro, thất thốt có thể. Để quản lý thu nhập cá nhân của cơ quan thuế được thuận tiện thì việc cần nhất là phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có như vậy mới có thể kiểm sốt được thu nhập cá nhân, đạt
được mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, người dân còn quen sử dụng tiền mặt để thanh tốn thì cơ quan thuế có thể quản lý thu nhập của các cá nhân như sau:
- Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Cơ quan thuế cần tăng cường quản lý thông qua các tổ chức chi trả thu nhập cho người lao động. Đồng thời với nó là đơn đốc cấp mã số thuế cho tất cả mọi cá nhân trong tổ chức chi trả thu nhập. Ngồi ra, cơ quan thuế cần căn cứ vào thơng tin từ các tổ chức, đơn vị có quan hệ kinh tế với các cá nhân để khai thác nguồn thu nhập. Ví dụ, cơ quan thuế có thể phối hợp với ngân hàng nơi các cá nhân gửi tiền tiết kiệm, hay phối hợp với các cơng ty chứng khốn nơi các cá nhân tham gia đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại tệ… để quản lý số tiền cá nhân tiết kiệm hay đầu tư. Từ đó xác định được chính xác nhất có thể thu nhập chịu thuế của cá nhân đó. Bên cạnh đó, việc cơ quan thuế dựa vào hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm chính quyền và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để có được những thơng tin về thu nhập của cá nhân, nhất là các cá nhân kinh doanh. Từ đó mà cơ quan thuế có thể đối chiếu tính chân thực giữa số liệu người nộp thuế tự khai với số liệu do các cơ quan trên cung cấp.
- Đối với các cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn:
Cần đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân người lao động. Phải có hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế cho đơn vị chi trả thu nhập, có tỷ lệ thù lao thích hợp hơn, có biểu dương, khen thưởng… đối với những đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm của mình và xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện
đối với những người làm ổn định thì thuế sẽ nộp theo biểu lũy tiến từng phần. Các cá nhân hành nghề có thu nhập vãng lai nhiều nơi như bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng, ca sỹ, nghệ sỹ, … việc kê khai gặp khó khăn. Vì vậy, những nơi thuê ca sỹ, người mẫu… sẽ trừ trước 10% nếu có mã số thuế và 20% nếu khơng có mã số thuế, cuối năm sẽ quyết tốn thuế. Đây tuy khơng phải là một giải pháp mới, nhưng để tránh việc lạm thu tiền thuế của các cá nhân có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực, và cũng để tránh việc người nộp thuế bị chiếm dụng tiền thuế trong khi việc hoàn thuế được thực hiện vào quý I năm sau trong khi thủ tục hoàn thuế vẫn được xem là cịn rườm rà thì đây vẫn được xem là giải pháp phù hợp với thực tế nhất.
Đối với những cá nhân có khả năng có thu nhập cao và thu nhập có được từ nhiều nguồn, hoặc đối với những trường hợp đặc biệt có khả năng xảy ra thất thu thuế trong q trình quản lý, có thể có những quy định cụ thể riêng đối với các trường hợp này như tạm khấu trừ trước thuế thu nhập với mức khấu trừ cao hơn để các cá nhân này tự giác tích cực kê khai quyết tốn thuế cuối năm. Tuyên dương, khen thưởng đối với những đối tượng người nộp thuế thực hiện tốt trách nhiệm của mình, cũng như xử phạt nghiêm mình với những đối tượng thực hiện không nghiêm túc.
- Đối với thu nhập của hộ kinh doanh:
Trên địa bàn quản lý của Chi cục có số lượng hộ kinh doanh khá lớn và ngành nghề chủ yếu là dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cho thuê nhà...rất khó kiểm sốt thu nhập, chủ yếu phụ thuộc tính tự giác kê khai của người nộp thuế. Do vậy, để quản lý tốt thu nhập của hộ kinh doanh cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Chi cục thuế nói chung và cán bộ thuế ở các đội thuế liên phường trực tiếp quản lý hộ kinh doanh nói riêng. Đồng thời cần tăng cường quản lý sát doanh số, chi phí và thu nhập của cá nhân kinh doanh, tăng cường phối hợp chặt
chẽ hơn nữa giữa Chi cục thuế với các cơ quan quản lý nhà nước khác, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế xã, phường, bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho Chi cục thuế trong việc quản lý đối tượng này.
Quản lý cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Để cơ chế này phát huy hiệu quả, cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thơng tin dịch vụ kế tốn, kê khai và tính thuế. Đồng thời cần có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm để quản lý; nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự nguyện áp dụng phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế thu nhập cá nhân, chẳng hạn: cho phép được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.
- Đối với lao động thường xuyên của tổ chức chi trả thu nhập (Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công)
Đối với các cá nhân này, chủ yếu cơ quan thuế quản lý việc kê khai, nộp thuế qua tổ chức chi trả thu nhập. Việc các tổ chức chi trả thu nhập sử dụng thanh tốn lương cho các lao động của mình qua ngân hàng sẽ tạo thuận tiện hơn cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu nhập của các cá nhân chính xác hơn.
- Đối với lao động tự do, cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác hoặc thu nhập không thường xuyên.
Đối với những đối tượng này, việc quản lý thu nhập sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do người lao động khơng có sự ràng buộc với bất kỳ tổ chức chi trả thu nhập nào. Nên để quản lý đối tượng này có thể thơng qua sự trợ giúp của hệ thống ngân hàng. Nếu như mỗi người đều có một tài khoản ngân hàng, và tất cả các khoản thu nhập của người lao động đều nhận thanh tốn qua ngân hàng thì việc
trích tiền tạm ứng thuế thu nhập cá nhân từ tài khoản của khách hàng nộp cho cơ quan thuế được ngân hàng thực hiện, cơ quan thuế tiết kiệm được nguồn nhân lực, giảm tải khối lượng công việc cũng như chi phí hành thu. Nếu người lao động sử dụng tài khoản ngân hàng như một thói quen trong các giao dịch thường ngày thì điều này sẽ mang lại nhiều tiện ích khơng chỉ đối với cơ quan thuế mà còn đối với nền kinh tế như hạn chế lạm phát, hạn chế tiền giả, kích thích phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại.