Thực trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT tại BVNT hà nội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG hủy bỏ hợp ĐỒNG tại bảo VIỆT NHÂN THỌ hà nội (Trang 44 - 47)

2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

2.2. THỰC TRẠNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ

2.2.3 Thực trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT tại BVNT hà nội

Qua hơn gần 20 năm kinh doanh BHNT , Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội với ưu thế là đơn vị tiên phong trong việc triển khai lĩnh vực BHNT ở Việt Nam, công ty đã đạt được những thành công đáng kể, ngày càng khẳng định được vị trí và uy tín trên thị trường, đồng thời là người bạn thân thiết của rất nhiều khách hàng trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, có một vấn đề mà các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong cơng ty ln quan tâm và nhức nhối, đó là tình trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT. Vì hủy bỏ hợp đồng không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty mà cịn gây thiệt hại cho chính những khách hàng tham gia BHNT- điều mà BVNT Hà Nội không hề mong muốn. Để đi sâu vào làm rõ, phân tích và đánh giá thực trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT tại BVNT Hà Nội, ta có thể xem xét trên những khía cạnh sau :

2.2.3.1. Tình hình chung về hủy bỏ hợp đồng tại BVNT Hà Nội.

Bảng 4: Tình hình hủy hợp đồng tại BVNT Hà Nội ( 2010-2014)

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số hợp đồng còn hiệu lực đến cuối năm ( HĐ) 39.407 46.404 54.473 64.401 76.193 Số hợp đồng khai thác mới ( HĐ) 9.407 10.353 11.533 13.055 14.492 Tổng số hợp đồng bị hủy bỏ( HĐ) 2900 3356 3464 3127 2700 Tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng(%) 7,4 7,2 6,4 4,9 3,5

Tỷ lệ hủy bỏ so với khai thác mới(%)

30,83 32,4 30 23,95 18,63

Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội Trong đó:

Tỷ lệ huỷ HĐ = Tổng số HĐ bị huỷ trong năm/Tổng số HĐ còn hiệu lực đến cuối năm.

Tỷ lệ huỷ bỏ so với khai thác mới = Tổng số HĐ huỷ/Số HĐ khai thác mới. Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội hoạt động trên địa bàn thủ đô, với lợi thế về khách hàng tiềm năng rất lớn. Đó là những khách hàng có trình độ học vấn và hiểu biết nhất định về BHNT, có thu nhập khá và ổn định. Thế nhưng vẫn có nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ giữa chừng.

Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng biến động tăng giảm qua các năm.

Trong năm 2011, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, kinh tế hồi phục chậm, và tỷ lệ lạm phát tăng rất cao ( cả năm tăng đến 18%) ảnh hưởng đến kinh tế của

nhiều người dân trong xã hội nói chung và tại Hà Nội nói riêng, đi cùng đó là các bất cập trong việc ký kết hợp đồng mới và quản lý hợp đồng cũ đã khiến cho tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng tăng đột biến- 3356 hợp đồng so với 2900 hợp đồng năm 2010.

Sang năm 2012, tuy đã áp dụng nhiều biện pháp cải thiện các sản phẩm, đẩy mạnh công tác quản lý hợp đồng và chăm sóc khách hàng nhưng do nền kinh tế thị trường vẫn còn ảm đạm, tăng trưởng chậm khiến cho kinh tế của người dân có phần bất ổn, gây ra tình trạng số lượng hợp đồng bị hủy tăng nhẹ ( tăng 108 hợp đồng).

Từ năm 2013 ta có thể thấy tình hình hủy hợp đồng đã được cải thiện rõ rệt qua các con số, nguyên nhân là do nền kinh tế chung đã bắt đầu tăng trưởng, Bảo Việt nhân thọ ngày càng chú trọng, tập trung đến công tác quản lý và các kế hoạch đề ra để giảm thiểu số lượng hợp đồng bị hủy.

Tuy số lượng hợp đồng bị hủy bỏ có sự biến động qua các năm nhưng tỉ lệ hủy HĐ vẫn giảm qua các năm, ta có thể thấy mặc dù nền kinh tế cịn ảm đạm nhưng

tình hình của ngành bảo hiểm nhân thọ nói chung vẫn phát triển, là một thị trường bảo hiểm tiềm năng với tổng thu phí tồn ngành chỉ chiếm khoảng 1% GDP. Vì vậy đây vẫn là mơi trường rất thuận lợi cho Bảo Việt nhân thọ tăng trưởng, số lượng hợp đồng khai thác mới vẫn tăng nhanh qua các năm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG hủy bỏ hợp ĐỒNG tại bảo VIỆT NHÂN THỌ hà nội (Trang 44 - 47)