Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 29 - 37)

1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1. Phân tích khái qt quy mơ tài chính doanh nghiệp

a. Mục đích phân tích

Quy mơ tài chính của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận và đánh giá theo nhiều góc độ và tiêu thức khác nhau. Thơng thường quy mơ hoạt động tài chính của doanh nghiệp thể hiện phạm vi hoạt động và mối quan hệ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan trong q trình huy động, sử dụng vốn và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. Quy mơ huy động vốn, chính sách phân phối kết quả kinh doanh cũng phần nào phản ánh trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Phân tích khái quát quy mơ tài chính của doanh nghiệp cung cấp thơng tin cho các chủ thể quản lý tổng quan về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định

Để đo lường quy mơ tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tổng tài sản của doanh nghiệp (TS-Assets):

𝑻𝑺 = 𝑻𝑺𝑵𝑯 + 𝑻𝑺𝑫𝑯 = 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả + 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Vốn chủ sở hữu:

𝑽𝑪 = 𝑻𝑺 − 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả

Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, giá trị tài sản rịng (thuần) của doanh nghiệp. Khi quy mơ sản nghiệp càng lớn thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan càng chắc chắn. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả năng tự tài trợ hay năng lực tài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan.

- Tổng luân chuyển luân chuyển thuần (LCT):

𝑳𝑪𝑻 = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒃á𝒏 𝒉à𝒏𝒈 + 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕à𝒊 𝒄𝒉í𝒏𝒉 + 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒌𝒉á𝒄

Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, dịch vụ và các giao dịch khác mà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, cung cấp cơ sở phản ánh phạm vi hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh, cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, khi doanh nghiệp khơng có hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác thì theo thơng lệ chỉ tiêu này chính là doanh thu của doanh nghiệp

- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay khơng quan tâm đến nguồn hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn.

- Lợi nhuận sau thuế

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế (𝑳𝑵𝑺𝑻) = 𝑳𝑪𝑻 − 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝑳𝑵𝑺𝑻 = 𝑬𝑩𝑰𝑻 − 𝑰 − 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒕𝒉𝒖ế 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑

Chỉ tiêu lợi nhuận rịng cho biết quy mơ lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá các chính sách kế tốn của doanh nghiệp, trình độ quản trị chi phí hoạt động, năng lực sinh lời hoạt động của doanh nghiệp và nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp.

- Dòng tiền thu về trong kỳ (IF)

𝑰𝑭 = 𝑰𝑭𝒐 + 𝑰𝑭𝒊 + 𝑰𝑭𝒇

Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác định thơng qua sự tổng hợp dịng tiền thu về từ tất cả các hoạt động tạo tiền của doanh nghiệp trong kỳ. Tổng dòng tiền thu về bao gồm: dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (IFo - inflows from operating activities); dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư (IFi – inflows from investing activities) và dịng tiền thu về từ hoạt động tài chính (IFf - inflows from financing activities).

Chỉ tiêu này cho biết quy mơ dịng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mơ dịng tiền càng lớn trong khi có các yếu tố khác tương đồng với các đối thủ cùng ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá hệ số tạo tiền. Tuy nhiên, để đảm bảo không ngừng tăng quy mơ dịng tiền thì cần đánh giá chỉ tiêu dịng tiền lưu chuyển thuần (NC).

- Dòng tiền thuần (NC)

Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạo tiền. Khi phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần cần đánh giá dịng tiền thuần gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay khơng để có những đánh giá cụ thể. Xác định chỉ tiêu này dựa trên việc tổng hợp dòng tiền thuần từ 3 loại hoạt động theo công thức:

𝑵𝑪 = 𝑵𝑪𝒐 + 𝑵𝑪𝒊 + 𝑵𝑪𝒇 c. Phương pháp phân tích:

Sau khi xác định được các chỉ tiêu của các thời kỳ liên quan đến mục đích phân tích, tiến hành so sánh kỳ phân tích với kỳ trước và nhiều kỳ trước. Căn cứ vào độ lớn và sự biến động của từng chỉ tiêu để đánh giá khái quát quy mơ tài chính của doanh nghiệp và chỉ rõ những dấu hiệu bất thường thuộc các lĩnh vực, hoạt động tài chính cần quan tâm đối với từng chủ thể quản lý.

1.2.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp

a. Mục đích phân tích

Cân đối tài chính doanh nghiệp vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp và các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp. Để đánh giá các cân đối cơ bản và hiệu lực, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp cần phân tích khái quát cấu trúc tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp giúp các chủ thể quản lý đánh giá được khả năng cân đối tổng thể về tài chính của doanh nghiệp, hiểu được các cấp độ cân đối tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các dấu hiệu mất cân đối cục bộ nhằm thiết lập, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

b. Chỉ tiêu phân tích

- Cấu trúc tài sản

- Cấu trúc chi phí, kết quả trong hoạt động kinh doanh - Cấu trúc dòng tiền trong lưu chuyển tiền

 Cấu trúc tài sản: Thông thường cấu trúc tài sản của doanh nghiệp phản ánh qua 2 chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ (Ht) và hệ số tài trợ thường xuyên (Htx). Công thức xác định như sau:

- Hệ số tự tài trợ: 𝑯𝒕 = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 (𝑽𝑪) 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 (𝑻𝑺) = 𝟏 − 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả (𝑵𝑷𝑻) 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏(𝑻𝑺) = 𝟏 − 𝑯ệ 𝒔ố 𝒏ợ (𝑯𝒏)

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này, nhưng chính khi đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống địn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ. Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chính của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khả năng tự tài trợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệu quả của chính sách tài chính.

- Hệ số tài trợ thường xuyên

𝑯𝒕𝒙 = 𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏 (𝑵𝑽𝑫𝑯) 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏 (𝑻𝑺𝑫𝑯)

Hệ số tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài

sản theo thời gian. Quan hệ cân đối này địi hỏi doanh nghiệp khơng được huy động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn

 Cấu trúc doanh thu, chi phí

Để tồn tại và phát triển địi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Lãi hay lỗ của doanh nghiệp được xem xét thông qua mối quan hệ cân đối của doanh thu và tổng chi phí. Trong q trình hoạt động mỗi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh với mục tiêu mỗi đồng chi phí chi ra phải mang lại nhiều hơn 1 đồng doanh thu. Mối quan hệ chi phí, kết quả trong hoạt động kinh doanh được phản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số chi phí (Hcp).

𝑯𝒄𝒑 = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í (𝑪𝑷)

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒍𝒖â𝒏 𝒄𝒉𝒖𝒚ể𝒏 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 (𝑳𝑪𝑻)

Hcp cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Hệ số chi phí càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động. Quy mơ và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

 Cấu trúc dòng tiền

Để đánh giá cấu trúc dịng tiền của doanh nghiệp thì hệ số tạo tiền là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến. Hệ số tạo tiền (Htt) được xác định như sau:

𝑯𝒕𝒕 = 𝑫ò𝒏𝒈 𝒕𝒊ề𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒗ề (𝑻𝒗) 𝑫ị𝒏𝒈 𝒕𝒊ề𝒏 𝒄𝒉𝒊 𝒓𝒂 (𝑻𝒓)

Htt phản ánh: bình qn mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kỳ sẽ thu về bao nhiêu đồng. Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền thu về, dòng tiền chi ra của từng loại hoạt động

1.2.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời

a. Mục đích phân tích

Lợi nhuận vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu. Mặt khác, tác động tích cực từ địn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ lại là các nguồn tài trợ từ bên ngoài - nguồn huy động nợ, các chủ nợ nhận được khoản lãi cho vay vốn cũng từ lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến sức sinh lời của doanh nghiệp, cứ như vậy hình thành những ràng buộc khó tìm ra điểm đầu, cuối. Song dù nhà tài trợ là ai thì quyết định đầu tư vốn của họ vào doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà họ kỳ vọng sẽ đạt được thông qua quyết định quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất cần thiết với 4 chủ thể quản lý cơ bản: nhà đầu tư, người cho vay, chủ sở hữu và các nhà quản trị doanh nghiệp.

Sinh lời là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại, trong đó, sinh lời của vốn kinh doanh là mục tiêu của các nhà cung cấp vốn, sinh lời của vốn chủ sở hữu thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu hiện tại và tương lai đồng thời là động cơ của các nhà quản lý doanh nghiệp, còn sinh lời hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, phản ánh hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Chỉ tiêu phân tích

- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) 𝑹𝑶𝑺 = 𝑳𝑵𝑺𝑻

𝑳𝑪𝑻 = 𝟏 − 𝑯𝒄𝒑

Để đảm bảo tăng trưởng ổn định doanh nghiệp cần ROS luôn dương, tức là hệ số chi phí (Hcp) phải ln <1. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là quản trị hoạt động như thế nào để hệ số chi phí là thấp nhất. Việc ứng xử với từng loại chi phí cũng như quản trị các dòng thu nhập đòi hỏi các nhà

quản trị luôn hướng tới việc hoạch định và thực thi các chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất.

- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

𝑩𝑬𝑷 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗à 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚 ( 𝑬𝑩𝑰𝑻) 𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 ( 𝑽𝒃𝒒)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận khơng kể vốn đó được hình thành từ nguồn vốn nào, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

𝑹𝑶𝑨 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế (𝑳𝑵𝑺𝑻) 𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 ( 𝑽𝒃𝒒)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với các bên cho vay và nhà nước. ROA dương là cơ sở để doanh nghiệp có tăng trưởng từ nội lực.

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

𝑹𝑶𝑬 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế (𝑳𝑵𝑺𝑻) 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 (𝑽𝑪𝒃𝒒)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của cơng ty và ngược lại. Nó có giá trị thấp trong ngành cơng nghiệp nặng vì chu kỳ sản xuất dài, phải khấu hao lớn do đó giảm lợi

nhuận. Tuy vậy, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng hứa hẹn thuận lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì, khi tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng nhỏ, nguồn nợ phải trả càng lớn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm sẽ càng cao, càng dễ gặp rủi ro.

- Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tiêu cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.

𝑬𝑷𝑺 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ê − 𝑪ổ 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 ư𝒖 đã𝒊 𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉 c. Phương pháp phân tích

Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khuâ quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)