Tình hình cơ cấu, trình độ quản trị nợ 2020-2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 111 - 115)

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ

Tổng các khoản phải thu

21,923,394 29,016,868 - 7,093,474 -24.45% Tổng các khoản phải trả 44,440,602 61,546,074 - 17,105,472 -27.79% Tổng tài sản (TTS) 62,322,090 88,082,168 - 25,760,078 -29.25% 1. Hệ số các khoản phải thu (lần)

= Các khoản phải thu/ TTS

0.3518 0.3294 0.0223 6.78% 2. Hệ số các khoản phải trả (lần) = Các khoản phải trả/ TTS 0.7131 0.6987 0.0143 2.05% 3. Hệ số các khoản nợ phải thu so

với các khoản nợ phải trả

0.4933

0.4715 0.0219 4.64%

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020

Doanh thu thuần

67,137,780

163,791,424 - 96,653,644 -59.01% Các khoản phải thu ngắn

hạn bình quân 25,470,083 26,612,570 - 1,142,487 -4.29% Giá vốn hàng bán 62,254,637 155,571,004 - 93,316,367 -59.98% Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân 46,425,484 58,486,890 - 12,061,406 -20.62% 4. Hệ số thu hồi nợ (lần) 2.64 6.15 - 3.52 -57.17% 5. Kỳ thu hồi nợ bình quân

(ngày) 136.57 58.49 78.08 133.49% 6. Hệ số hoàn trả nợ (lần) 1.34 2.66 - 1.32 -49.59% 7. Kì trả nợ bình quân (ngày) 268.46 135.34 133.12 98.36%

(Nguồn số liệu: Tính tốn dựa trên BCTC cơng ty TNHH Yến Dương năm 2020,2021)

Nhận xét khái quát:

Căn cứ vào bảng tính tốn trên, tình hình cơng nợ của cơng ty được đánh giá như sau: Cuối năm so với đầu năm quy mô các khoản phải thu và các khoản phải trả đều có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của các khoản phải trả nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu nên khiến cho hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả tăng lên. Điều này cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng đều giảm đi. Hệ số các khoản phải thu so với hệ số các khoản phải trả cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Điều này cho thấy cơng ty đang có lợi khi doanh nghiệp đang đi chiếm dụng được 1 khoản vốn khá lớn. Bên cạnh đó tình hình thu hồi nợ và hồn trả nợ đều biến chuyển theo hướng giảm phản ánh hiệu quả của việc quản trị công nợ của doanh nghiệp cũng giảm theo.

Nhận xét chi tiết:

Về các khoản phải thu cuối năm 2021 của doanh nghiệp là 21.923.394

nghìn đồng, đầu năm là 29.016.868 nghìn đồng. Cuối năm so với đầu năm các khoản phải thu giảm 7.093.474 nghìn đồng tương đương tỷ lệ giảm là 24.45%. Các khoản phải thu giảm đi thể hiện quy mô vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng giảm. Các khoản phải thu giảm đi là do: trả trước cho người bán giảm 4.749.447 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 88.44%, phải thu nội bộ giảm 31.27%, phải thu khác giảm 37.66%, phải thu của khách hàng tăng 173.689 nghìn đồng, phải thu khách hàng tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang nới lỏng chính sách tín dụng thương mại để thu hút khách hàng. Điều này một mặt có thể làm cho doanh nghiệp tăng được doanh thu, lợi nhuận nhưng đồng thời với đó là nguy cơ khơng thu hồi được nợ tăng lên.

Hệ số các khoản phải thu cuối năm 2021 là 0.3518, đầu năm là 0.3294 ,

là 6.78%. Hệ số này cho biết cuối năm 2021 bình quân 1 đồng tài sản thì doanh nghiệp bị chiếm dụng 0.3518 đồng , cịn đầu năm 2021 bình qn 1 đồng tài sản thì doanh nghiệp bị chiếm dụng 0.3294 đồng. Hệ số các khoản phải thu tăng cho thấy mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên.

Hệ số thu hồi nợ năm 2021 là 2.64, năm 2020 là 6.15. Năm 2021 so với

2020 hệ số thu hồi nợ giảm 3.52 với tỷ lệ giảm là 57.17%. Kỳ thu hồi nợ bình quân của doanh nghiệp năm 2021 là 136.57 ngày, năm 2020 là 58.49 ngày. Có nghĩa là năm 2021 doanh nghiệp thu được 2.64 lần các khoản phải thu ngắn hạn và trung hạn sau 136.57 ngày, cịn trong năm 2020 bình qn doanh nghiệp thu được 6.15 lần các khoản phải thu ngắn hạn và trung hạn sau 58.49 ngày. Hệ số thu hồi nợ giảm và kỳ thu hồi nợ trung bình tăng lên phản ánh tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Điều này cho thấy nguy cơ không thu hồi được nợ của doanh nghiệp tăng lên.

Về các khoản phải trả của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 44.440.602 nghìn đồng, đầu năm 2021 là 61.546.074 nghìn đồng. Cuối năm so với đầu năm các khoản phải trả giảm 17.105.472 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 27.79%. Các khoản phải trả giảm phản ánh quy mô vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng giảm. Các khoản phải trả giảm là do phải trả người bán giảm 25.61%, người mua trả tiền trước giảm 87.28% … Phải trả người bán có xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp có xu hướng giảm chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp từ đó thấy được chính sách trả nợ đúng hạn của cơng ty tạo nên sự uy tín với nhà cung cấp.

Hệ số các khoản phải trả của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 0.7131 , đầu năm 2021 là 0.6987. Hệ số này cho biết vào cuối năm 2021 bình quân trong mỗi đồng tài sản doanh nghiệp đi chiếm dụng 0.7131 đồng, đầu năm 2021 bình quân mỗi đồng tài sản doanh nghiệp đi chiếm dụng 0.6987 đồng. Hệ số các

khoản phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 0.0143 với tỷ lệ tăng là 2.05%. Hệ số các khoản phải trả tăng phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn trong tổng tài sản của doanh nghiệp tăng.

Hệ số hoàn trả nợ của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 1.34, đầu năm 2021 là 2.66. Cuối năm so với đầu năm hệ số hoàn trả nợ giảm 1.32 lần với tốc độ giảm là 49.59%. Kỳ trả nợ bình quân của doanh nghiệp năm 2021 là 268.86 ngày, kỳ trả nợ bình quân năm 2020 là 135.34 ngày, kỳ trả nợ bình quân năm 2021 tăng 133.12 ngày với tốc độ tăng là 98.36%. Các hệ số này cho biết trong năm 2021 bình qn doanh nghiệp hồn trả được 1.34 lần các khoản phải trả ngắn hạn và mỗi lần chiếm dụng là 268.86 ngày, cịn trong năm 2020 bình qn doanh nghiệp hồn trả được 2.66 lần các khoản phải trả ngắn hạn và mỗi lần chiếm dụng là 133.12 ngày. Hệ số hồn trả nợ giảm, kỳ trả nợ bình quân tăng phản ánh tốc độ hoàn trả nợ của doanh nghiệp tăng lên cũng như uy tín của doanh nghiệp với các đối tượng bị chiếm dụng vốn giảm xuống.

Liên hệ các khoản phải thu với các khoản phải trả: Hệ số các khoản phải

thu so với các khoản phải trả cuối năm là 0.4933, đầu năm là 0.4715 cho thấy cả năm doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn nhiều hơn vốn mà doan nghiệp bị chiếm dụng, điều này giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quay vịng vốn vì doanh nghiệp đã chủ động chiếm dụng được một lượng vốn lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)