Phương hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp2 (Trang 53)

Trong những năm vừa qua, Nhà máy đã có những sự nỗ lực vượt bậc để phát huy được khả năng của mình và ngày càng phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sau 3 năm sáp nhập hai nhà in, Nhà máy vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc cần giải quyết như số lượng CBCNV dơi dư nhiều, máy móc thiết bị ở cơ sở hai đã lạc hậu và cần phải sửa chữa làm cho chi phí sửa chữa lớn tài sản cố đinh tăng lên nhiều. , tuy nhiên năm 2008 Nhà máy cũng đã đạt được một số thành quả nhất định, đã đảm bảo được mức thu nhập của công nhân viên và giải quyết dứt điểm khoản nợ tạm ứng lương 742 triệu đồng từ năm 2005 của khu vực hai theo kiến nghị cảu kiểm toán nhà nước.

Trong những năm tới, nhà máy phấn đấu phát huy những tiềm lực sẵn có của mình cũng như cố gắng để hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh tế. Sự định hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới như sau:

Đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động, tiến hành quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản này. Thực hiện tốt công tác quản lý khấu hao tài sản cố định và ln có biện pháp bảo dưỡng sửa chữa để duy trì và thu hồi giá trị cũng như giá trị sử dụng.

Tìm kiếm và mở rộng thị trường cũng như mở dịch vụ lien doanh lien kết hợp tác sản xuất thu hút khách hàng, tạo công ăn việc làm cho cán bộ toàn nhà máy.

Ở khu vực hai, tiếp tục hoạt động sửa chữa máy móc nhà xưởng, thanh lý các máy đã lạc hậu và mua mới máy móc hiện đại phục vụ cho cơng tác sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đưa khu vực hai của nhà máy hoạt động hiệu quả hơn góp phần tăng lợi nhuận chung cho tồn Nhà máy.

Hồn thành cơng tác cải cách bộ máy quản lý và bộ máy nhân sự cho toàn Nhà máy, phấn đấu đạt mục tiêu có được đội ngũ cán bộ có năng lực, đạo đức lãnh đạo, để phát triển Nhà máy trong thời gian tới.

Tiến hành việc đưa cán bộ nhà máy đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để sử dụng các loại máy móc mới, nâng cao năng suất lao động để góp phần vào thành cơng chung của tồn Nhà máy.

Thực hiện tốt hơn nữa cơng tác hạch tốn kinh doanh, tăng doanh thu trogn những năm tới, tiết kiệm chi phí tối thiểu và đưa doanh nghiệp thốt ra khỏi tình hình khó khăn hiện nay, cũng như phát triển tốt trong thời gian tới.

3.2. Các biện pháp dể tăng lợi nhuận của Nhà máy trong thời gian tới.

Qua việc phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Nhà máy, những thành công và những hạn chế, cũng như được tiếp cận với thực tế của Nhà máy, kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào cơng tác tăng lợi nhuận của Nhà máy.

3.2.1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu.

Bên cạnh việc hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị đảm bảo cho tờ báo Quân Đội Nhân Dân ra hàng ngày rõ rang, đẹp, chính xác và đúng thời gian quy định của phát hành báo chí TW thì Nhà máy cịn phải tìm mọi cách để thu hút nhiều hơn các đơn đặt hàng từ bên ngoài. Hiện tại Nhà máy vẫn đang hoạt động chưa hết cơng suất máy, thời gian nghỉ vẫn cịn, và các điều kiện khác vẫn dư thừa, nên việc nhận thêm đơn đặt hàng là có thể. Hoạt động theo cơ chế tự hoạch toán

kinh doanh, trong khi doanh thu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu, năm 2008 là 84.6%, nên việc thu hút thêm đơn đặt hàng là việc cần phấn đấu để tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận.

Để làm được điều này, có một số vấn đề cần thực hiện sau:

 Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm in của Nhà máy phải đảm bảo trang in rõ ràng, đẹp và chính xác. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho Nhà máy có được lợi thế cạnh tranh với các nhà máy in khác. Bên cạnh đó cịn giúp cho Nhà máy tạo được lòng tin cho khách hàng khi đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Nâng cao chất lượng là nâng cao uy tín, và tăng được thị phần. Hiện nay, Nhà máy đang thay đổi công nghệ in, mua thêm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, năm 2008 còn đầu tư thiết bị in HILINE với vốn đầu tư là 22 tỷ đồng. Công nghệ in offset hiện đại nhất hiện nay tại VN đang được sử dụng tại Nhà máy. Vì vậy, để làm chủ cơng nghệ hiện đại thì yếu tố con người là khơng thể bỏ qua, địi hỏi phải nâng cao trình độ năng lực cho cơng nhân viên thong qua các biện pháp sau:

- Cử cán bộ công nhân viên học tập kỹ thuật và kinh nghiệm từ doanh nghiệp khác.

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn phổ biến kỹ thuật sản xuất cho cán bộ, công nhân nâng cao tay nghề, khuyến khích cơng nhân đi học nâng cao trình độ.

 Có chính sách giá hợp lý và cạnh tranh.

Giá bán là một vũ khí cạnh tranh lợi hại, địi hỏi Nhà máy phải biết cách sử dụng linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Năm 2008, giá in của nhà máy tính chung cả giá nguyên vật liệu và công in, nên khi giá nguyên vật liệu lên cao đột biến, giá in vẫn không thay đổi, đã làm giảm

của Nhà máy chỉ là dịch vụ in ấn chứ không phải là xuất bản, nên chăng tách biệt giữa tiền cơng in và chi phí ngun liệu đầu vào như giấy, mực in…để khi giá nguyên vật liệu tăng Nhà máy có sự điều chỉnh kịp thời không làm giảm công in của Nhà máy, từ đó làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.

 Tìm cách quảng cáo cho cơng nghệ in của Nhà máy thông qua các kênh khác nhau.

Đây cũng là một phương pháp để có thêm khách hàng mới. Có thể thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng, qua các quan hệ bạn bè cũng như là qua các mối quan hệ khách hàng cũ để quảng bá. Nhưng để có thể quảng cáo hữu hiệu và bền vững thì thực sự thì Nhà máy ln ln phải giữ uy tín của mình, đó là nhân tố quan trọng khôn thể bỏ qua.

 Đa dạng trong phương thức thanh tốn, hấp dẫn khách hàng qua các chính sách ưu đãi.

Phương thức thanh toán hợp lý thực sự là một nghệ thuật giữ khách hàng của doanh nghiệp. Nhà máy cần đa dạng phương thức thanh toán như: thanh toán quan ngân hàng, qua thẻ… Nhà máy có thể thực hiện một số chính sách ưu đãi như thưởng khách hàng thanh toán sớm, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh tốn….Với những khách hàng lớn có thể cho chịu tiền hàng.

Như vậy, có thêm đơn đặt hàng, có thêm khách hàng mới nghĩa là có thêm doanh thu cho Nhà máy, từ đó giúp tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, Nhà máy phải ln chú ý đến vị thế của các đối thủ cạnh tranh, ln tìm hiểu để tìm ra chiến lược đối phó với những chiến dịch thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.

3.2.2. Các biện pháp nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sảnphẩm. phẩm.

Giá thành sản phẩm của Nhà máy có tỷ trọng chi phí ngun vật liệu nhiều nhất, chiếm tới 81.38% vào năm 2008. Vì vậy để giảm được giá thành sản phẩm thì yêu cầu đặt ra là phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm.

Trong năm 2008, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, chi phí nguyên vật liệu tăng lên một cách đáng kể từ đó làm giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có tình trạng trên là do trong cơng tác quản lý nguyên vật liệu vẫn cịn nhiều thiếu sót cần khắc phục như:

- Tại nhà máy khơng có ban kiểm nghiệm vật tư, do đó vật tư mua về không được kiểm tra một cách tỷ mỷ cả về chất lượng lẫn chủng loại. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vật tư mua về khơng đảm bảo đúng quy cách cũng như chất lượng.

- Định mức vật tư sử dụng cho từng đơn vị sản phẩm chưa được xây dựng một cách khoa học do đó có thể dẫn tới tình trạng sử dụng vật tư tùy tiện, gây ra tình trạng lãng phí.

Từ đó đặt ra một số yêu cầu trong công tác quản lý nguyên vật liệu để khắc phục tình trạng trên và giảm giá thành sản phẩm trong năm 2009. Xin đưa ra một số biện pháp đề xuất để góp phần quản lý chi phí ngun vật liệu hiệu quả hơn:

Một là: Thành lập một ban kiểm tra vật tư hàng hóa chuyên quản lý nguyên vật liệu đưa vào. Ban kiểm nghiệm phải được giao trách nhiệm về vật tư được đưa về. Công việc của những thành viên là phải kiểm tra quy cách, hình thức và phẩm chất cũng như số lượng vật tư mua về. Trường hợp thiếu, thừa hay

sai quy cách thì phải tìm cách xác định rõ nguyên nhân để xử lý. Nếu vật tư đạt quy cách thì phải xác định cụ thể.

Hai là: Mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm phải được xác định một cách khoa học, vừa đảm bảo cho chất lượng sản phẩm, vừa phải tiết kiệm. Điều này đòi hỏi người chịu trách nhiệm phải tìm hiểu kỹ và am hiểu về cơng nghệ in ấn. Trong các loại nguyên vật liệu sử dụng, đặc biệt phải chú ý đến giấy in, đây là một bộ phận quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, định mức giấy hợp lý cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giúp cho nhà máy hạ được giá thành, tạo thuận lợi trong công tác định giá bán. Ba là: Nhà máy nên tính tốn thời gian cung cấp, lượng vật tư dự trữ hợp lý, tránh tình trạng thiếu vật tư hoặc khơng cung cấp kịp, gây ra tình trạng bị động trong sản xuất. Năm 2008, có thời gian giấy in Tân Mai khơng có đủ, Nhà máy phải mua giấy ngồi để đảm bảo sản xuất đúng theo đơn đặt hàng, và phải chịu chi phí cao hơn.

Ba là: Nhà máy phải chú ý đến khâu vận chuyển nguyên vật liệu. Hiện tại nhà máy khơng có đội ngũ chuyên chở việc vận chuyển hoàn toàn do bên bán đảm nhận hoặc là đi th ngồi từ đó có tình trạng khơng chủ động và chi phí vận chuyển cao. Từ đó địi hỏi Nhà máy phải có sự kiểm sốt chặt chẽ khâu vận chuyển, đảm bảo cho chi phí này là thấp nhất.

Như vậy, quản lý chi phí nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và khoa học là một biện pháp bền vững giúp cho Nhà máy giảm giá thành sản phẩm, từ đó trực tiếp tăng lợi nhuận. Những biện pháp trên là một số suy nghĩ của cá nhân em, hi vọng sẽ được xem xét và có thể ứng dụng vào thực tế.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Nhà máy.

Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp ln đặt ra trong cơng tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xem xét hoạt động quản lý và sử dụng

vốn tại Nhà máy trong năm qua cũng đã có những tiến bộ trong việc quản lý vốn, năm 2008, nhà máy đã sử dụng vốn hiệu quả hơn so với năm 2007. Tuy nhiên trong công tác quản lý vốn kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Từ đó có thể xem xét các biện pháp sau:

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Năm 2008, vốn lưu động của Nhà máy đã tăng về vòng quay và rút ngắn ngày luân chuyển so với năm 2007, tuy nhiên xét về tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động lại sụt giảm mạnh so với năm 2007, điều đó chứng tỏ vốn lưu động vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Có điều này là do, năm 2008, vốn lưu động đạt 43,605 triệu đồng, tăng 11.81% so với năm 2007 trong khi đó, lợi nhuận của Nhà máy lại giảm tới 46.59%.

Xem xét trong khoản mục hàng tồn kho bình quân năm 2007 là 11,205 triệu đồng sang năm 2008 tăng lên là 14,766 triệu đồng trong khi đó doanh thu lại tăng lên chủ yếu là do giá tăng, nên năm 2008 hàng tồn kho tăng lên nhưng có tình trạng nhàn rỗi, chưa được sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý. Xem xét trong khoản mục tiền và tương đương tiền, đầu năm 2008 là 3,161 triệu đồng sang đến cuối năm là 5,493 triệu đồng tăng lên gần gấp đôi. Khoản tiền mặt này không được đầu tư vào hoạt động nào, và tương đối dư thừa, trong khi đó, Nhà máy lại đi vay và phải trả lãi rất cao, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, Nhà máy cần phải tìm hoạt động đầu tư để sử dụng lượng vốn nhàn rỗi này, tăng lợi nhuận.

Năm 2007, Nhà máy đã có những thành cơng khi giảm được số vốn nằm trong khâu thanh toán. Từ 23,793 triệu đồng vào đầu năm còn 21,405 triệu đồng vào cuối năm. Tuy nhiên, sang năm 2008, lượng vốn này lại tăng lên 24,997 triệu đồng vào cuối năm, tạo ra bất lợi cho Nhà máy. Trong hoạt động kinh doanh, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là một vấn đề tất yếu, tuy nhiên, khi bị

chiếm dụng quá nhiều sẽ tạo ra sự ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng. Do vậy, một vấn đề phải được Nhà máy quan tâm đó là tìm cách nhanh chóng thu hồi phần vốn bị chiếm dụng đưa vào sản xuất. Theo quan điểm cá nhân, có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Khi ký kết hợp đồng cần quy định rõ thời hạn trả tiền và phương thức thanh tốn. Ln phải tìm cách thắt chặt kỷ luật thanh tốn. Đối với những khách hàng cố tình vi phạm và kéo dài thời hạn trả tiền thì phải có biện pháp xử lý như phạt thanh toán chậm với lãi suất giống lãi suất phạt quá hạn của Ngân hàng, điều này giúp cho khách hàng có trách nhiệm với việc thanh tốn.

- Có các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh tốn đúng hạn và đầy đủ. Nhà máy có thể áp dụng các biện pháp như: chiết khấu thanh tốn, chiết khấu thương mại, thưởng cho khách hàng có kỷ luật thanh tốn tốt.

Mặt khác, việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên một cách hợp lý và khoa học thơng qua các phương pháp tính tốn thích hợp, để tránh được tình trạng ứ đọng vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và ổn định. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn tài trợ vốn lưu động cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém. Hiện nay Nhà máy đang dùng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động, tuy có nhan gọn nhưng độ chính xác lại khơng cao.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Năm 2008, hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên so với năm 2007 đạt 2.25 vịng quay. Nhưng qua xem xét, trong cơng tác này vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và tồn bộ vốn nói chung. Có thể thấy Nhà máy cần quan tâm tới những vấn đề sau đây:

- Hiện tại, công suất hoạt động của Nhà máy chưa được tận dụng tối đa, bình thường chỉ đạt 80%. Điều này chứng tỏ Nhà máy chưa đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường, do vậy việc tìm kiếm thêm các đơn đặt hàng mớ là yêu cầu giúp Nhà máy tránh được tình trạng này.

- Máy móc thiết bị của Nhà máy cần phải được sử dụng thường xuyên để tránh việc máy móc thiết bị bị hỏng hóc và giảm giá trị sử dụng. Phải

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp2 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)