2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Nhà máy in Quân Đội I:
2.2.3. Thực trạng thực hiện lợi nhuận
Năm 2008 là một năm có nhiều biến Để đánh giá được tình hình thực hiện lợi nhuận tại Nhà máy in Quân Đội I ta phân tích qua bảng 01 và 02.
Các chỉ tiêu tuyệt đối:
Để đánh giá kết quả hoạt động của Nhà máy, đòi hỏi xe xét các chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận kế hoạch của Nhà máy trong năm là 3,534 triệu đồng tuy nhiên kết quả thực hiện chỉ đạt 2,069 triệu đồng, ít hơn kế hoạch 1,465 triệu đồng. Như vậy Nhà máy đã khơng hồn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Điều này được thể hiện ở những nguyên nhân cụ thể sau:
- Về chỉ tiêu lợi nhuận gộp: Năm 2008 lợi nhuận gộp từ hoạt động in của Nhà máy là 11,305 triệu đồng giảm 1,593 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 12.35% và giảm 76 triệu đồng so với kế hoạch. Do trogn năm doanh thu sản phẩm tăng lên so với năm 2007 nhưng giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn nên lợi nhuận gộp giảm đi.
- Về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Năm 2008 đạt 4,379 triệu đồng ít hơn 1,313 triệu đồng so với kế hoạch, chỉ bằng 76.93%. Như vậy trong năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã không đạt hiệu quả như mong muốn. Kết quả này chịu ảnh hưởng cả về chủ quan và khách quan. Nhà máy đã gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến động thị trường, giá giấy tăng liên tục, riêng giấy in báo Tân Mai đã có thời điểm tăng lên 59,3% so với giá đầu năm, toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào tăng trung bình 10%
làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới lợi nhuận của nhà máy.
- Về lợi nhuận tài chính: Năm 2008, kế hoạch lỗ của Nhà máy là 2,158 triệu đồng trong khi đó thực tế lỗ 2,335 triệu đồng nhiều hơn 176,733 triệu đồng so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ trong năm hoạt động tài chính của Nhà máy khơng đạt hiệu quả.
- Lợi nhuận khác 25 triệu đồng so với kế hoạch là 400 riệu đồng, tỷ lệ 12,938%. Điều này do năm 2008 giá giấy tăng cao cũng như trận mưa lụt lịch sử tại Hà Nội đã làm cho kho chứa giấy ngập sâu trong nước khiến Nhà máy phải thanh lý nhiều giấy hỏng, chi phí cho hoạt động này khá tốn kém.
Mặc dù năm 2008 Nhà máy đã khơng hồn thành kế hoạch lợi nhuận nhưng để xem xét một cách toàn diện kết quả hoạt động của Nhà máy, ta đi xem xét sự biến động của tình hình lợi nhuận qua các năm.
So sánh thực trạng thực hiện lợi nhuận các năm qua bảng phân tích số 02: Về chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 3,873 triệu đồng tăng 272 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 9.99%. Nhà máy đã tăng được lợi nhuận hoạt động. Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế có sự biến động giảm bất thường: chỉ đạt 2,069 triệu đồng giảm 1,804 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 46,49%. Lợi nhuận chỉ cịn đạt 50% so với năm 2007.Trong đó cụ thể:
- Về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: năm 2007 tăng 6,73% so với năm 2006 đạt 4,739 triệu đồng. Sang năm 2008 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm còn 4,379 triệu đồng giảm 7,61% so với năm 2007. Đây là hạn chế của nhà máy. Trong năm, doanh thu của hoạt động sản xuất tăng lên chủ yếu là do giá thành sản phẩm tăng lên làm giá bán tăng lên. Tuy nhiên có những thời điểm do giá giấy tăng cao và nhanh nhưng Nhà máy
chưa điều chỉnh kịp giá bán đã làm cho lợi nhuận giảm. Trung bình trong năm, giá nguyên vật liệu tăng 10% làm cho giá thành sản phẩm tăng cao.
- Về lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Năm 2007, lỗ từ hoạt động tài chính là 1,221 triệu đồng tăng 274 triệu đồng so với 2006. Điều này được giải thích do lãi suất vay Ngân Hàng tăng lên trong 2007. Sang đến năm 2008, lỗ từ hoạt động tài chính tăng lên đột biến lên 2,069 triệu đồng tăng 91.11% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ năm 2008, hoạt động tài chính của Nhà máy không hiệu quả trong công tác quản lý. Lỗ tài chính là do lãi tiền gửi Ngân Hàng quá ít, Nhà máy lại khơng hề có một hoạt động đầu tư tài chính nào khác (chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết…) Trong khi đó, năm 2008, Nhà máy đã đầu tư một máy in cuộn tiên tiến, phải vay NH 12 tỷ đồng với lãi suất cao. Tình hình như trên đặt ra cho Nhà máy công tác quản lý vốn vay có kế hoạch và tìm lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính.
- Về lợi nhuận khác: Năm 2007, lợi nhuận khác thu được gấp 2.3 lần so với năm 2006 đạt 355 triệu đồng, trong khi đó sang năm 2008 giảm xuống chỉ cịn 25 triệu đồng. Điều này có thể giải thích được khi trận mưa tại Hà Nội đã làm cho nhiều giấy in của Nhà máy bị hỏng, chi phí cho cơng tác thanh lý tăng cao.
Các chỉ tiêu tương đối:
Các chỉ tiêu lợi nhuận đã phản ánh kết quả hoạt động của Nhà máy tuy nhiên do bản chất là chỉ tiêu tuyệt đối nên chưa phản ánh hết mối quan hệ giữa lợi nhuận, quy mơ sản xuất và số vốn bỏ ra. Từ đó, yêu cầu xem xét các chỉ tiêu tương đối: tỷ suất lợi nhuận.
Về kết quả đạt được giữa thực tế so với kế hoạch:
- Qua bảng phân tích ta có: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên Vốn kinh doanh đạt 1.88% ít hơn 1.41% so với kế hoạch. Điều này có nghĩa là trong năm,
cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 1.88 đồng lợi nhuận trước thuế và ít hơn 1.41 đồng so với kế hoạch đặt ra. Điều này phản ánh trong năm Nhà máy hoạt động không hiệu quả như mong đợi.
- Đối với chỉ tiêu hệ số lãi ròng (ở đây chỉ xem xét lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh) thực hiện năm 2008 là 2.93% giảm 1.35% so với kế hoạch. Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 2.93 đồng lợi nhuận sau thuế và ít hơn 1.35 đồng so với kế hoạch đặt ra. Đây là một hạn chế của doanh nghiệp trong năm. Điều này do tác động của hai nguyên nhân sau: do doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng lên so với kế hoạch và do lợi nhuận sau thuế giảm so với kế hoạch. Mặc dù trong năm 2008, doanh thu tăng lên nhưng chủ yếu là do giá bán tăng lên. Nhà máy ghi nhận doanh thu bao gồm giá thành sản phẩm in cho khách hàng và công in gia cơng. Trong đó, do giá thành sản phẩm tăng (tức là giá vốn in báo tăng) mà công in gia công không tăng nên lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm xuống. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của Nhà máy.
- Xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành ta có thể đánh giá một cách cụ thể hơn hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất sản phẩm. Theo bảng phân tích, trên thực tế cứ 100 đồng giá thành tồn bộ thì thu được 3.02 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ít hơn 0.19 đồng so với kế hoạch. Như vậy, trong năm, hiệu quả sử dụng chi phí vào sản xuất kinh doanh khơng hồn thành như kế hoạch.
- Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thực tế đạt 2.31% ít hơn 1.35% so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ năm 2008, hiệu quả sử dụng vốn chủ khơng đạt như mong muốn.
Qua sự phân tích ở trên có thể thấy năm 2008 là một năm khó khăn đối với Nhà máy. Nhà máy đã khơng hồn thành được kế hoạch đặt ra. Mặc dù vốn
kinh doanh bình qn của nhà máy tăng nhiều hơn so với kế hoạch tuy nhiên hiệu quả sử dụng lại không đạt được. Tuy nhiên để xem xét một cách toàn diện và cụ thể nguyên nhân của thực trạng này cần tìm hiểu sự biến động của lợi nhuận qua các năm.
Về sự biến động của lợi nhuận qua các năm:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2007 đạt 3.68% tăng 0.01% so với năm 2006, có biến động tăng tương đối ổn định. Tuy nhiên năm 2008 tỷ suất này giảm mạnh và chỉ đạt 1.88%. Điều này do trong năm vốn kinh doanh bình quân vẫn tăng lên nhưng LNTT lại giảm xuống chỉ còn hơn 52% so với năm 2007. Điều này cho thấy năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh của Nhà máy không hiệu quả. Đi vào xem xét tình hình có thể thấy do năm 2008 nợ vay của Nhà máy tăng lên làm cho lãi vay tăng, từ đó làm giảm lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành (chỉ xem xét hoạt động sản xuất) đều biến động giảm qua các năm. Năm 2006 là 4.01%, năm 2007là 3.91% sang năm 2008 còn 3.01%. Kết quả này chứng tỏ tình hình sử dụng chi phí vào hoạt động sản xuất khơng hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá là hạn chế của Nhà máy hay không cần đi sâu xem xét nguyên nhân khách quan hay chủ quan tác động lên giá thành sản phẩm.
- Hệ số lãi ròng (đánh giá cho hoạt động sản xuất) cũng biến động giảm qua các năm. Năm 2008 đạt 2.93% giảm 0.83% so với năm 2007 và giảm 0.94% so với năm 2006. Điều này do doanh thu thuần của năm sau cao hơn năm trước cụ thể năm 2007 tăng 9.86% so với năm 2006 nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tăng 6.37% trong khi đó năm 2008 doanh thu thuần tăng lên 18.647% nhưng lợi nhuận lại giảm 7.61%. Vấn đề này có thể phản ánh doanh thu tăng lên do giá bán tăng lên nhưng sản lượng tăng không đáng kể
và giá thành sản phẩm cũng tăng cao. Cần đi sâu xem xét cụ thể để đánh giá có phải là hạn chế của Nhà máy hay khơng.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hai năm 2006 và 2007 tương đối ổn định và có sự biến động tăng chứng tỏ năm 2007 Nhà máy đã duy trì và phát huy được hiệu quả sử dụng vốn chủ. Năm 2008, tỷ suất này có sự biến động giảm bất thường từ 4.07% (2007) còn 2.31% (2008). Điều này phản ánh sự quản lý và sử dụng vốn chủ của Nhà máy trong năm 2008 không đạt hiệu quả.