2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Nhà máy in Quân Đội I:
2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn:
Khi một doanh nghiệp hoạt động trọng nền kinh tế thị trường sẽ đòi hỏi khả năng tự quản lý hoạt động sản xuất kinh Để tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp không thể thiếu vốn. Một doanh nghiệp đnag hoạt động cũng khơng thể thiếu vốn. Vì thế cơng tác quản lý và sử dụng vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Vốn được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận. Trong cơng tác này, doanh nghiệp phải đảm bảo tăng được vòng quay sử dụng vốn lưu động và huy động tối đa vốn cố định vào sản xuất kinh doanh.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua bảng số liệu số 06 và 07. Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn thực tế so với kế hoạch:
Ta có: Vốn kinh doanh bình quân của Nhà máy năm 2008 là 109,986 triệu đồng tăng 2,31% so với kế hoạch tức là 2,486 triệu đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã hồn thành và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó: Vốn lưu động bình quân là 43,605 triệu đồng tăng 3,073 triệu đồng so với kế hoạch với tỷ lệ tăng là 7,58%. Tuy nhiên về vốn cố định, thực tế đạt 66,381 triệu đồng ít hơn 587 triệu đồng so với kế hoạch với tỷ lệ giảm là 0.88% không đáng kể so với kế hoạch đặt ra. Như vậy về cơ bản, doanh nghiệp đã hoàn thành được chỉ tiêu về
vốn như kế hoạch. Xét trong tài sản cố định về nguyên giá, trong năm cũng đã hoàn thành kế hoạch.
Xem xét các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ trong năm Nhà máy đã có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây được đánh giá là một thành tích của doanh nghiệp. Ta có vịng quay tồn bộ vốn là 1.36vòng tăng 0.11 vòng so với kế hoạch. Cụ thể: về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thể hiện ở vòng quay vốn: thực tế đạt 3.42 vòng tăng 0.1 vòng so với kế hoạch với số ngày luân chuyển bình quân là 105 ngày giảm 3 ngày so với kế hoạch. Kết quả này chứng tỏ Nhà máy đã sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định cũng được Nhà máy hoàn thành và vượt mức kế hoạch, năm 2008 là 2.25 vòng và 1.11 vòng đều vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, xét về các tỷ suất liên quan đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận lại giảm đi so với kế hoạch. Cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh kế hoạch là 2.37%, thực tế là 1.35% ít hơn 1.01% so với kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là 3.42% ít hơn kế hoạch 2.86%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định là 2.24% ít hơn kế hoạch là 1.56%. Các chỉ tiêu này đều không đạt kế hoạch và bị giảm mạnh. Điều này được giải thích do trong năm Nhà máy đã khơng hồn thành được kế hoạch về lợi nhuận. Vốn kinh doanh bình quân của Nhà máy vẫn tăng lên nhưng lợi nhuận lại ít hơn kế hoạch tới 41.46%.
Như vậy, năm 2008 Nhà máy vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Để đánh giá được một cách đầy đủ nguyên nhân tình trạng này, ta đi xem xét sự biến động của tình hình quản lý và sử dụng vốn qua các năm.
Vốn kinh doanh của Nhà máy tăng lên qua các năm và tương đối ổn định. Năm 2008, vốn kinh doanh của Nhà máy là 109,986 triệu đồng tăng lên 4,766 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 4.53%.
Trong đó, vốn lưu động trong năm đạt 34,605 triệu đồng 4,406 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 11.81%. Năm 2007 Vốn lưu động đạt 39,999 triệu đồng tăng 13.91% so với năm 2006. Có thể thấy tốc độ tăng vốn lưu động cũng ổn định qua các năm. Xét riêng chỉ tiêu khoản phải thu khách hàng, năm 2008 là 23,130 triệu đồng chiếm 53% tổng vốn lưu động, tăng 601.5 triệu đồng so với năm 2007 và giảm 5% về tỷ trọng trong vốn lưu động. Cuối năm 2008, các khoản phải thu cũng tăng lên 3,735 triệu đồng so với đầu năm. Các khoản này là doanh thu khách hàng chưa thanh tốn. Chứng tỏ trong năm Nhà máy khơng thu hồi hết các khoản nợ và còn bị khách hàng chiếm dụng thêm. Điều này phản ánh hình hình vốn của Nhà máy bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều, điều này gây ảnh hưởng làm giảm vòng quay vốn lưu động. Do vậy Nhà máy cần có biện pháp để thu hồi các khoản phải thu tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong khâu sản xuất.
Vốn cố định của Nhà máy qua các năm ổn định. Năm 2008 vốn cố định bình quân của Nhà máy là 66,381 triệu đồng tăng 160 triệu đồng xo với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 0.24%. Xem xét cụ thể có: trong năm, máy in cuộn HILINE được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng, đây là tài sản được đầu tư từ năm 2007 đã làm cho phần đầu tư xây dựng cơ bản dở dang khơng cịn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta đi vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn.
Qua bảng phân tích có vịng quay tồn bộ vốn tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ Nhà máy đã ngày càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể : vòng quay vốn lưu động tương đối ổn định qua các năm, vòng quay vốn cố
định tăng đều qua các năm. Năm 2007, vòng quay vốn giảm 0.19 vòng so với năm 2006 đạt 3.23 vòng tương ứng 111 ngày. Chứng tỏ năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn lưu động không tốt như 2006. Tuy nhiên sang năm 2008, vòng quay vốn lưu động là 3.42 vòng tương ứng 105 ngày. Điều này chứng tỏ trong năm 2008 Nhà máy đã nỗ lực và thành công trong việc quản lý vốn lưu động. Vốn cố định năm 2008 quay 2.35 vòng tăng 0.35 vòng so với năm 2007 và 0.45 vòng so với năm 2006. Hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng ổn định và có xu hướng tăng qua các năm. Như vậy, Nhà máy đã tăng được hiệu quả sử dụng vốn, điều này được đánh giá là thành tích.
Tuy nhiên để có cái nhìn tồn diện và đánh giá chuẩn xác hơn về cơng tác quản lý và sử dụng vốn, ta xem xét các chỉ tiêu tương đối. Qua bảng phân tích, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy lại ngược chiều với các chỉ tiêu trên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 từ 2.65% còn 1.35%. Điều này do hai nguyên nhân: vốn kinh doanh bình quân của Nhà máy tăng 4.53% trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm tới 46.59% làm cho tỷ suất giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động cũng chỉ đạt 3.42% giảm tới 3.73% so với năm 2007. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định là 2.24% giảm tới 1.97% so với năm 2007. Kết quả này cho thấy năm 2008, hiệu quả hoạt động của Nhà máy bị giảm sút mạnh, mặc dù vẫn có lãi. Đây là một vấn đề địi hỏi Nhà máy phải tìm hiểu ngun nhân và có biện pháp giải quyết.
Như vậy qua phân tích có thể thấy trong cơng tác quản lý vốn năm 2008 dù có sự tăng về các chỉ tiêu tuyệt đối, thể hiện hiệu quả trong công tác quản lý vốn, nhưng thực tế tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy lại biến động giảm quá mạnh thể hiện hiệu quả kém trong sản xuất kinh doanh. Về vốn lưu động, khoản phải thu khách hàng năm 2008 là 23130 triệu đồng. Vốn lưu động bị ứ đọng nhiều ở các khoản phải thu khách hàng và khoản phải thu khác, từ đó làm giảm vịng
quay vốn lưu động, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Tình hình này đặt ra câu hỏi trong cơng tác quản lý các khoản phải thu của Nhà máy.