2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Nhà máy in Quân Đội I:
2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các yếu tố khác khơng thay đổi, chi phí biến động ngược chiều với lợi nhuận. Vì vậy, muốn đạt được kế hoạch lợi nhuận và tăng lợi nhuận một cách thành công, doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến công tác quản lý chi phí. Chi phí được quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận một cách bền vững. Một đồng chi phí bỏ ra phải đem lại hiệu quả cao nhất.
Để đánh giá được công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của Nhà máy có những thành cơng và hạn chế gì ta đi xem xét các khoản mục chi phí: chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng sử dụng phân tích: 04 và 05.
Nhìn chung, qua phân tích ta có: năm 2008 Nhà máy đã khơng hồn thành kế hoạch về chi phí, các khoản chi phí sản xuất đều tăng lên,chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp là hồn thành và vượt mức kế hoạch cũng như giảm so với năm 2007. Chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong giá thành sản xuất đã làm cho giá thành đơn vị của Nhà máy tăng lên. Chi phí nhân cơng trực tiếp tương đối ổn định, chi phí sản xuất chung cũng tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng trong giá thành sản xuất. Sau đây là những phân tích cụ thể.
Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu.
Để tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào là một yếu tố không thể nào thiếu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý nguyên vật liệu tốt khơng những giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí mà cịn giúp cho doanh nghiệp giảm được giá thành sản phẩm từ đó có được thuận lợi trong chính sách
định giá, mở ra cơ hội tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động.
Nhìn chung, qua các năm, chi phí sản xuất kinh doanh đều tăng lên. Năm 2007 tăng 9.99% so với năm 2006 với số tuyệt đối là 11,018 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2008 thì chi phí tăng lên với tỷ lệ gấp đôi so với năm 2007 với 23,637 triệu đồng. So sánh với sự tăng doanh thu ta thấy có sự tăng lên tương đồng. Điều này chứng tỏ năm 2008, doanh thu tăng lên nhiều chủ yếu là tăng do giá thành sản phẩm tăng từ đó tăng giá bán.
Qua bảng phân tích: ta cũng có chi phí ngun vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của sản phẩm. Năm 2008 tỷ lệ này là 81.38% tăng 3.19% so với năm 2007 và tăng 1.55% so với kế hoạch. Chi phí nguyên vật liệu năm 2008 là 122,391 triệu đồng tăng 23,918 triệu đồng so với 2007 với tỷ lệ tăng là 23.7% và tăng 14,071 triệu đồng so với kế hoạch tỷ lệ tăng là 14.31%. Trong giá thành sản xuất đơn vị, chi phí nguyên vật liệu năm 2008 là 4.608 đồng tăng 0.911 đồng so với năm 2007 và lớn hơn kế hoạch là 0.576 đồng.
Như vậy năm 2008 Nhà máy đã khơng hồn thành được kế hoạch về chi phí nguyên vật liệu, tăng cả về số tuyệt đối và cả tỷ trọng trong giá thành sản xuất. Về sự so sánh so với năm 2007, việc sử dụng chi phí ngun vật liệu cũng khơng hiệu quả bằng thể hiện ở giá thành sản xuất của trang in tăng lên đánh kể. Thực trạng này đã làm tăng mạnh giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó làm giảm lợi nhuận. Có tình trạng này là do một số nguyên nhân sau:
Năm 2008 là năm mà nền kinh tế thế giới và trong nước có những biến động bất lợi, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trung bình 10%, đặc biệt giá giấy Tân Mai có lúc tăng tới 59% đưa lại nhiều bất lợi cho Nhà máy trong việc sử dụng chi phí. Về phía Nhà máy, năm qua cơng tác quản lý ngun vật liệu vẫn cịn rất nhiều thiếu sót.
Giấy in của Nhà máy chủ yếu được cung cấp bởi nhà máy giấy Tân Mai, năm 2008 có những thời điểm do nhiều nguyên nhân không đủ giấy cung cấp, Nhà máy lại khơng có kế hoạch dự trữ đủ giấy nên đã bị động trong công tác sản xuất, buộc phải mua giấy ngồi với chi phí cao hơn để đảm bảo đúng hợp đồng với khách hàng.
Từ những phân tích trên có thể rút ra năm 2008 Nhà máy đã khơng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều này đặt ra yêu cầu phải tìm hiểu và có những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này trong năm tới.
Tình hình quản lý chi phí nhân cơng trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp được trả cho những lao động làm việc trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân cơng trực tiếp cũng đóng góp một phần quan trọng vào giá thành sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Nhà máy. Qua việc xem xét bảng phân tích ta có: về tuyệt đối năm 2008 chi phí nhân cơng trực tiếp là 12,830 triệu đồng tăng 93 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 0.73% và so với kế hoạch tăng 74 triệu đồng tỷ lệ tăng là 0.58%. Xét tỷ trọng chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá thành sản xuất là 9.29% vượt mức kế hoạch là 1.07% và giảm 5.11% so với năm 2007. Kết quả này chứng tỏ năm 2008 Nhà máy đã cố gắng trong công tác quản lý chi phí nhân cơng, và đã nâng cao được năng suất lao động. Điều này đã ảnh hưởng tích cực tới giá thành sản xuất sản phẩm. Năm 2008 chi phí nhân cơng trong giá thành đơn vị là 0.526 đồng giảm 0.006 đồng so với năm 2007, đây được đánh giá là một thành tích của Nhà máy trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng bao gồm : Chi phí nguyên vật liệu, lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao
tài sản cố định, tiền và dịch vụ mua ngồi…Trong đó, khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất chính là chi phí khấu hao.Năm 2008, chi phí sản xuất chung 12,881 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9.33% trong giá thành sản xuất của Nhà máy giảm 1.22% so với năm 2007. Tuy nhiên có thể thấy tỷ lệ này giảm là do giá thành sản xuất tăng lên đồng thời chi phí ngun vật liệu cũng tăng lên. Thực tế thì chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm năm 2008 là 0.528 đồng, tăng 0.029 đồng so với năm 2007 và tăng 0.032 đồng so với kế hoạch.
Xem xét ngun nhân có: khoản chi phí này tăng lên do năm 2008 Nhà máy đầu tư thêm máy móc mới nên chi phí khấu hao tăng lên, thêm vào đó chi phí quản lý phân xưởng cũng tăng lên. Có thể thấy năm 2008 chi phí khấu hao là 11,840 triệu đồng tăng lên nhiều trong khi năm 2007 là 8,051 triệu đồng. Từ đó, làm cho tổng chi phí trong giá thành đơn vị tăng lên. Điều này cho thấy trong năm 2008, công tác quản lý tài sản cố định của Nhà máy khơng tốt bằng năm 2007, vì thế địi hỏi Nhà máy phải có các biện pháp để khắc phục tình trạng này, đem lại thành cơng trong cơng tác giảm giá thành sản phẩm.
Tình hình quản lý chi phí bán hàng.
Do đặc điểm của Nhà máy in theo đơn đặt hàng nên khơng có khâu bán hàng, từ đó khơng có khoản chi phí bán hàng.
Tình hình quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2008, chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy là 6,926 triệu đồng giảm 1,233 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm là 15.11%. Chi phí này vượt mức kế hoạch là 917 triệu đồng với tỷ lệ vượt mức là 11.69%. Qua đó, có thể rút ra năm 2008 Nhà máy đã nỗ lực và hồn thành trong cơng tác quản lý và tiết kiệm khoản chi phí này. Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2007. Mặc dù, giá thành toàn bộ của sản phẩm tăng lên nhưng thực tế đó là do giá thành sản xuất tăng, năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp
trong giá thành toàn bộ là 0.28 đồng giảm 0.06 đồng so với năm 2007 và giảm 0.04 đồng so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ Nhà máy đã hoàn thành mục tiêu tiết kiệm chi phí.