ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP DẦU KHÍ HÀ NỘ
2.2.1.2. Đánh giá về cơ cầu nguồn vốn :
Năm 2007 : Tổng nguồn vốn trong kỳ của công ty tăng lên gần 18 tỷ, với
tỷ lệ tăng 61%. Trong đó, nợ phải trả tăng 18.7 tỷ, tỷ lệ tăng 73.42 %; vốn chủ
sở hữu giảm 894 triệu, tỷ lệ giảm 24.45%. Công ty sử dụng vốn vay mượn tăng lên, khơng có nợ dài hạn, tồn bộ là nợ ngắn hạn, trong khi đó vốn chủ sở hữu giảm đi, nguyên nhân là do chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối là âm, vốn đầu tư của chủ sở hữu thì khơng thay đổi. Như vậy, ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc về tài chính của cơng ty.
Năm 2008 : Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 165 tỷ (351%). Trong
đó nợ phải trả tăng 117.2 tỷ tương ứng với 264.3%, vốn chủ sở hữu tăng 48 tỷ, với tỷ lệ tăng 1742.87%. Như vậy, khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty được nâng cao so với trước.
- Về vốn chủ sở hữu : Trong năm vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh, tăng hơn 48 tỷ với tốc độ tăng 1742.87%, từ 2.76 tỷ đã tăng lên gần 51 tỷ. Thể hiện sự chú trọng đến việc tăng nguồn vốn chủ nhằm tăng khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty.
Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do sự đầu tư thêm một lượng vốn lớn của các chủ sở hữu, tăng từ hơn 3 tỷ đến 50 tỷ, đã tăng lên 46 tỷ, tỷ lệ tăng 1559.17%. Đối chiếu với việc chuyển đổi mơ hình doanh nghiệp từ một xí nghiệp trở thành cơng ty TNHH MTV thì việc tăng vốn chủ là điều hợp lý.
Thêm vào đó, chỉ tiêu LNCPP cũng tăng 1.15 tỷ, tỷ lệ tăng 456.86%, do năm 2008, cơng ty làm ăn có lãi hơn so với năm trước.
94.14% 5.86% N? PH?I TR? V?N CH? S? H?U 76.05% 23.95% N? PH?I TR? V?N CH? S? H?U
Cơ cấu nguồn vốn
tại ngày 31/12/2007 tại ngày 31/12/2008Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu nguồn kinh phí và quỹ khác giảm 2.7 triệu, tỷ lệ giảm 1738.66%, toàn bộ là do giảm quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên sự giảm này không làm ảnh hưởng lớn đến việc tăng phần nguồn vốn chủ sở hữu, do chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn >99 %. Sự giảm đi của quỹ khen thưởng phúc lợi sẽ có tác động khơng tốt đối với người lao động, do đó cơng ty nên tìm biện pháp để nhanh chóng giải quyết, bù đắp một lượng tiền phù hợp vào quỹ nhằm duy trì các hoạt động khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả làm việc.
Việc tăng vốn chủ sở hữu đã nâng cao năng lực tự chủ về tài chính của cơng ty, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm đầu hoạt động với tư cách pháp lý mới, cao hơn trước.
- Về các khoản nợ phải trả : tồn bộ là nợ ngắn hạn, khơng có nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tăng hơn 117 tỷ, với tỷ lệ tăng 264.3% ( đầu năm là 44.3 tỷ, cuối năm là 164.6 tỷ ). Hầu hết các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn đều tăng, chỉ có chỉ tiêu phải trả nội bộ giảm. Các chỉ tiêu tăng lên mạnh bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả phải nộp khác, chi phí phải trả.
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người m ua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả Phải trả nội bộ Các khoản phải trả phải nộp khác Series1 Series2
Ngơ Thị Kim Hịa 37 Lớp K43/11.02
Đồ thị thể hiện tỷ trọng các chỉ tiêu trong Nợ ngắn hạn đầu năm và cuối năm 2008
Đầu năm Cuối năm
Trong năm khoản vay và nợ ngắn hạn đã tăng lên 50 tỷ, chiếm tỷ trọng 31% trong tổng nợ ngắn hạn, thể hiện sự thay đổi trong chính sách tài trợ của công ty. Công ty đã huy động thêm nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho nhu cầu vốn lưu động đáp ứng việc thực hiện các hợp đồng xây dựng. Đối chiếu với sổ chi tiết công nợ phải trả thì khơng có các khoản phải trả q hạn, chưa có khoản nào đến hạn. Như vậy, việc tăng các khoản vay ngắn hạn này được xem là hợp lý trong q trình kinh doanh của cơng ty.
Khoản người mua trả tiền trước tăng mạnh, về mặt giá trị tăng 21.2 tỷ, về tỷ lệ tăng 12.4%. Công ty đã được sử dụng một lượng vốn chiếm dụng khá lớn ( đầu năm mới chỉ là 170 triệu, nhưng cuối năm đã tăng tới 21.33 tỷ ); đây là một thuận lợi khá lớn đối với cơng ty. Thể hiện uy tín của cơng ty ngày càng được nâng cao, có được sự tin tưởng của các đối tác do đảm bảo được tiến độ thi cơng cũng như chất lượng cơng trình xây dựng.
Khoản phải trả người bán đã tăng từ 3.1 tỷ ở thời điểm đầu năm lên tới 82.1 tỷ vào cuối năm, đã tăng 79 tỷ với tốc độ tăng 2566.27%; tỷ trọng từ 6.9% tăng lên chiếm 50.8 % trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Xem xét tình hình thực tế trên sổ chi tiết các khoản phải trả thấy các khoản này đều chưa đến hạn thanh tốn, thể hiện cơng ty đã được sử dụng một lượng vốn chiếm dụng cho các nhu cầu vốn tạm thời. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho cơng ty là phải tính tốn các phương án, các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán khi các khoản phải trả đến hạn.
Khoản phải trả phải nộp khác tăng khá nhiều, tăng 3.6 tỷ, tỷ lệ tăng 1088.18%. Khoản chi phí phải trả tăng 1.3 tỷ 9820.5% ). Phải trả người lao động tăng 822 triệu, 59%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 164.7 triệu, 57%.
Ta thấy TSNH của công ty là hơn 175 tỷ (cuối năm ),44.9 tỷ (đầu năm), trong khi nợ ngắn hạn là 161.6 tỷ ( cuối năm ), 44.3 tỷ (đầu năm). Vậy TSNH > nợ ngắn hạn, toàn bộ nợ ngắn hạn được sử dụng tài trợ cho TSNH, một phần vốn chủ sở hữu đầu tư cho TSNH. Chính sách tài trợ của cơng ty vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Vậy, trong năm cơng ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn khá rõ rệt. Đầu năm tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ tương ứng là 94 % và 6%, nhưng đến cuối năm trỷ trọng tương ứng là 76% và 24%. Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn này là phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và chiến lược hoạt động của công ty. Tuy nhiên để đánh giá với cơ cấu đã hợp lý và hiệu quả trong quá trình kinh doanh thực tế hay khơng cịn phải xem xét tình hình chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính khác.
2.2.2. Đánh giá tình hình tài chính thơng qua các chỉ tiêu trên Báo
cáo kết quả kinh doanh :
Trước khi xem xét chi tiết kết quả kinh doanh năm 2008, đồ thị sau sẽ thể hiện tổng qt tình hình kết quả kinh doanh của cơng ty trong bốn năm gần đây
Đồ thị thể hiện kết quả kinh doanh 4 năm liên tiếp
-20,000,000,0000 0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 160,000,000,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DTTBHVCCDV GVHB LN gộp về BHVCCDV LN sau thuế
Nhìn vào đồ thị ta thấy, kết quả kinh doanh của cơng ty có xu hướng tích cực. Lợi nhuận thu được ngày càng gia tăng. Đây là chiều hướng tốt đối với công ty. Tuy nhiên, giá vốn luôn ở mức cao so với doanh thu, nên làm giảm lợi nhuận thu về.
Xem xét tình hình lợi nhuận năm 2008 :
Từ số liệu trên BCKQKD ta tính được lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty : EBIT = LNTT + CP lãi vay
=> EBIT 2007 = -251,909,391 + 2,154,461,913 = 1,902,552,522 ( đồng ) EBIT 2008 = 1,248,556,868 + 979,081,258 = 2,227,638,126 ( đồng )
Theo bảng phân tích (5) ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế năm 2008 của công ty so với năm 2007 đã tăng lên hơn 1.15 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 456.86%. Vậy kết quả kinh doanh năm 2008 tốt hơn so với năm 2007. Để thấy rõ hơn về kết quả đạt được cần xem xét chi tiết các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của cơng ty.
DTBH và CCDV tăng gần 73 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 112.67%. Năm 2008 cơng ty đã hồn thành nhiều cơng trình theo các hợp đồng xây dựng hơn so với năm 2007. Theo số liệu thực tế cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 có sự tăng lên đáng kể của số lượng các hợp đồng, thêm vào đó cơng ty cịn được bàn giao thực hiện nhiều cơng trình có quy mơ lớn. Như vậy, thể hiện cơng tác tìm kiếm các hợp đồng xây dựng của công ty được chú trọng hơn, đồng thời đảm bảo được tiến độ thi cơng các cơng trình.
Cơng ty khơng có các khoản giảm trừ doanh thu đó là do cơng ty ln quan tâm đến chất lượng các cơng trình, tạo được uy tín với các chủ đầu tư các cơng trình. Như vậy DTT về BH và CCDV của công ty đã tăng lên khá mạnh so với năm trước, đây là dấu hiệu tích cực trong q trình kinh doanh của cơng ty.
GVHB đã tăng từ gần 60 tỷ lên 128 tỷ, về mặt giá trị đã tăng lên hơn 68 tỷ, vể mặt tỷ lệ tăng 113.72 %. Sự tăng lên của giá vốn là do số lượng các cơng trình tiến hành thi cơng tăng lên, đồng thời chi phí vận chuyển, chi phí vật tư đầu vào năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu; điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần phải xem xét lại trong từng khâu quản lý để thấy rõ nguyên nhân tăng lên của giá vốn là do yêu cầu khách quan hay các yếu tố chủ quan, từ đó có biện pháp phù hợp để tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của GVHB.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng gần 4.9 tỷ, tỷ lệ tăng 99.73%. Đó là do sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu thuần. Tuy GVHB tăng mạnh hơn về mặt tỷ lệ nhưng về mặt giá trị DTT vẫn lớn hơn. Do đó so với năm trước thì cơng ty vẫn thu được một khoản lợi nhuận gộp lớn hơn, năm 2008 là 9.7 tỷ, trong khi năm 2007 là 4.8 tỷ.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 152.5 triệu, tỷ lệ tăng 415.11%, trong khi chi phí lãi vay giảm gần 1.2 tỷ , tương đương giảm hơn 54 %. Đây là dấu hiệu thuận lợi cho công ty, làm tăng kết quả từ hoạt động tài chính trong kỳ.
Cơng ty khơng có chi phí bán hàng. Nhưng năm 2008 so với năm 2007, chi phí QLDN đã tăng gần 5.3 tỷ, tương đương với tốc độ tăng 177.41%. So sánh với sự tăng lên của các hợp đồng xây dựng nhận về cũng như tốc độ tăng của doanh thu (112.67%) thì ta thấy tỷ lệ tăng của CPQLDN là tương đối lớn. Sự gia tăng từ gần 3 tỷ lên tới 8.3 tỷ đã tác động xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Xem xét chi tiết báo cáo chi tiết CPQLDN ta thấy khoản chi phí thực tế phát sinh đều lớn hơn kế hoạch. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí đồ dùng văn phòng, tăng lên 4.2 lần sao với kế hoạch, nguyên nhân là do giá cả các sản phẩm này trên thị trường năm 2008 đều tăng; tiếp đến là chi phí nhân viên quản lý, đã tăng lên 1.5 lần, đó là do tác động về sự thay đổi chính sách lương của Nhà nước trong năm 2008. Ngồi ra, các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi cũng tăng lên gấp 1.2 lần. Do vậy, công ty cần phải chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này để tránh lãng phí.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 869.5 tỷ, tỷ lệ tăng 347.39%. Thu nhập khác tăng hơn 30.4 tỷ (3128.53%), đồng thời chi phí khác tăng 29.7 % (3058%), làm cho lợi nhuận khác cũng tăng lên 630.9 triệu.
Hầu hết các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 đều tăng lên so với năm 2007. Để thấy rõ kết quả đạt được của từng hoạt động ta xem bảng sau :
Bảng 7 : Các khoản lợi nhuận thuần từ các hoạt động của công ty Đvt : VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1. Lợi nhuận từ HĐ xây dựng cơ khí 1,878,507,235 1,431,836,093 2. Lợi nhuận từ HĐTC -2,128,816,828 -812,607,140 3. Lợi nhuận từ hoạt động khác -1,599,798 629,327,915 4. Lợi nhuận trước thuế -251,909,391 1,248,556,868
Năm 2007, chi phí lãi vay lớn đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của cơng ty âm, thêm vào đó là chi phí khác phát sinh lớn hơn thu nhập khác, làm cho kết quả kinh doanh âm, công ty bị lỗ.
Năm 2008, ta thấy kết quả từ hoạt động chính của cơng ty sụt giảm so với trước. Đó là do giá nguyên vật liệu tăng mạnh làm giá vốn tăng, đồng thời CPQLDN tăng, chi phí dịch vụ mua ngồi tăng do giá cả trên thị trường tăng. Do đó cơng ty cần nâng cao cơng tác quản lý chi phí, thực hiện tiết kiệm để làm tăng lợi nhuận.
Xem xét chi tiết, ta thấy tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí. Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, doanh thu hợp đồng xây dựng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh, đồng thời doanh thu được ghi nhận theo tiến độ cơng trình. Đối chiếu với hàng tồn kho thấy toàn bộ là một số lượng lớn các cơng trình mới đưa vào thi cơng. Tuy cơng ty đã cố gắng trong cơng tác tìm kiếm các hợp đồng và hồn thành các cơng trình theo đúng tiến độ nhưng lượng chi phí phát sinh lớn làm giảm khoản lợi nhuận thu về. Để có kết luận chính xác hơn, cần xem xét mức độ sử dụng chi phí và hiệu quả kinh doanh đạt được của cơng ty.
Bảng 8 : Bảng phân tích mức độ sử dụng chi phí
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty năm 2007-2008 ST T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tỷ suất GVHB trên DTT 92.49% 92.95% 0.46% 2. Tỷ suất CPQLDN trên DTT 4.61% 6.02% 1.41% 3. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT -0.38% 0.45% 0.83% 4. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DTT -0.39% 0.91% 1.3%
Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2008, trong 100 đồng doanh thu thu được thì cơng ty phải bỏ ra 92.95 đồng GVHB, 6.02 đồng CPQLDN, tương tự năm 2007 phải bỏ ra 92.49 đồng GVHB và 4.61 đồng CPQLDN. Trong năm
2008, tỷ suất GVHB trên DTT tăng 0.46% thể hiện GVHB của cơng ty đang ở mức cao lại có sự tăng lên, đồng thời tỷ suất CPQLDN trên DTT cũng tăng 1.41%.
Việc tăng CPQLDN là do cơng ty thực hiện chiến lược tìm kiếm thêm các hợp đồng xây lắp, mở rộng quy mô kinh doanh. Xem xét cụ thể báo cáo CPQLDN, ta thấy chủ yếu là sự tăng lên của chi phí nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí khấu hao, chi phí đồ dùng văn phịng. Trên thực tế, CPQLDN đã phát sinh thêm hơn 2.5 tỷ so với kế hoạch.
Việc tăng giá vốn một phần là do tác động của số lượng các cơng trình thi cơng tăng lên mạnh, tuy nhiên cũng có liên quan đến sự tăng lên của giá cả vật tư đầu vào và cơng tác quản lý chi phí trong GVHB của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DTT của công ty năm 2007 là rất thấp, trong năm 2008 thì khơng cao. Trong năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thì có khả năng tạo ra 0.45 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, 0.91 đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên