ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP DẦU KHÍ HÀ NỘ
2.2.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty
Bảng 10 - Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty năm 2007, 2008 cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty đang có xu hướng xấu đi. Để đánh giá sâu hơn cần xem xét các chỉ tiêu cụ thể :
Bảng 12 : Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty
STT Chỉ tiêu Đơnvị Năm 2007 Năm 2008 Chênhlệch
1 Số vòng quay hàng tồn kho vòng 2.29 1.13 -1.16
2 Chu kỳ vòng quay hàng tồn kho ngày 157 319 162
3 Số vòng quay các khoản phải thu vòng 12.91 3.17 -9.74
4 Kỳ thu tiền trung bình ngày 28 114 86
5 Số vịng quay vốn lưu động vòng 1.79 1.25 -0.54
6 Kỳ luân chuyển vốn lưu động ngày 201 288 87
7 Hiệu suất sử dụng vốn cố định lần 32.79 6.93 -25.86
8 Vịng quay tồn bộ vốn vịng 1.69 1.06 -0.63
+ Việc quản lý hàng tồn kho :
Năm 2008 so với năm 2007 số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty giảm 1.16 vịng, từ mức 2.29 vịng xuống 1.13 vịng. Theo đó, chu kỳ vịng quay hàng tồn kho tăng từ 157 ngày lên 319 ngày, đã tăng 162 ngày. Ta thấy số ngày một vịng hàng tồn kho của một cơng ty xây lắp ở mức này là bình thường; nhưng lại có sự tăng lên gấp hai lần. Do đó phải tìm hiểu các lý do dẫn đến chiều hướng này.
Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho tăng lên là do GVHB tăng lên với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của HTK bình quân. So với năm 2007, năm 2008
GVHB tăng hơn 68 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng 113.72%, trong khi đó HTK bình qn tăng lên 27.76 tỷ, tỷ lệ tăng 105.9%.
Hàng tồn kho của cơng ty tồn bộ là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ. Sự tăng lên của hàng tồn kho được giải thích bởi việc cơng ty tiến hành thi cơng nhiều cơng trình xây dựng hơn năm trước, trong đó có một số lượng khơng nhỏ các cơng trình vẫn đang trong tiến độ thi công. Do vậy, sự tăng lên của hàng tồn kho này là hồn tồn bình thường đối với một cơng ty xây dựng. Xem xét tình hình thực tế cho thấy các cơng trình đang thi cơng dở vẫn trong trạng thái đảm bảo chất lượng.
GVHB của công ty năm 2008 tăng lên rất mạnh. Xem xét các nguyên nhân sau :
Thứ nhất, đó là do cơng ty được bàn giao số lượng hợp đồng lớn từ tổng
công ty, đồng thời tự tìm kiếm thêm được nhiều hợp đồng xây dựng hơn năm trước. Như vậy, sự tăng thêm một số lượng lớn các cơng trình thi cơng dẫn đến giá vốn tăng là đương nhiên. Tuy nhiên, để đánh giá và tìm được nguyên nhân chủ yếu cần xem xét các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là do : trên thực tế công ty đã phải bỏ ra một lượng tiền lớn để có
được nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào cần thiết khác trong giai đoạn giá cả vật tư xây dựng tăng cao để thực hiện các hợp đồng. ( Thêm vào đó, vấn dự trữ vật tư của công ty không được chú trọng, chủ yếu là đưa thẳng vào thi công ). Cuối năm 2007 đến giữa năm 2008, tất cả các loại vật liệu xây dựng đều tăng giá, đặc biệt là thép, gạch và xi măng. Đây là điều bất lợi đối với các cơng ty xây dựng nói chung và cơng ty nói riêng. Tại thời điểm 8/2008, giá gạch trung bình dao động từ 1400-1700đ/viên, trong khi năm trước chỉ ở mức giá 500đ/viên; thép tăng gần gấp đôi lên 19000đ/kg,…Điều này được thể hiện rõ, chi phí nguyên vật liệu năm 2008 là hơn 91.68 tỷ trong khi năm 2007 là 58.1 tỷ, đã tăng lên 33.58 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 64.82%.
Thứ ba, một phần là do chi phí nhân cơng tăng lên so với năm trước do
chính sách điểu chỉnh lương của Nhà nước.
Thứ tư, công ty cần phải phải xem xét lại công tác quản lý giá vốn ở từng
triệu lên 1.856 tỷ ( đã tăng 1.56 tỷ, tỷ lệ tăng 533.71%). Ngồi ra chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng lên, từ 991.5 triệu lên 7.12 tỷ ( tăng hơn 6.12 tỷ , tỷ lệ tăng 617.24%). Để góp phần tiết kiệm chi phí thì cần xiết chặt cơng tác quản lý các khoản chi của công ty.
+ Về quản lý các khoản phải thu :
Năm 2008 so với năm 2007, số vòng quay các khoản phải thu của cơng ty giảm đi 9.74 vịng, từ mức 12.91 vịng xuống mức 3.17 vịng; kỳ thu tiền trung bình tăng 86 ngày, tù 28 lên 114 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần đã tăng với tốc độ 112.67 % ( từ 64.7tỷ lên 137,7 tỷ), nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân 773.69% ( từ 4.98 tỷ lên đến 43.51 tỷ). Các khoản phải thu tăng lên mạnh chủ yếu do cơng ty mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng. Sự tăng lên rất lớn của khoản phải thu đã làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Xem xét chi tiết các khoản phải thu năm 2008 ta thấy 67.66% là các khoản phải thu chưa đến hạn, 27.76% đến hạn, 4.58% q hạn, 3.06% nợ khó địi ( đã được trích lập dự phịng). Như vậy, cơng ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Do đó cần phải củng cố cơng tác thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Số vòng quay vốn lưu động năm 2008 so với năm 2007 giảm 0.54 vòng, từ 1.79 vòng xuống 1.25 vòng. Kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 87 ngày, từ 201 ngày lên 288 ngày. Vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty đã có sự giảm sút so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Có thể nói là sự gia tăng của doanh thu chưa tương xứng với sự đầu tư tăng thêm vào vốn lưu động. Công ty cần xây dựng và thực hiện các biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng doanh thu. Tuy nhiên, với tính chất của ngành kinh doanh xây dựng, doanh thu được ghi nhận theo tiến độ cơng trình ( cơng ty thực hiện theo chuẩn mực kế tốn số 15), thêm vào đó đối chiếu với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ta thấy có nhiều cơng trình mới đưa vào thi công. Điều này ảnh hưởng tới doanh thu ghi nhận trong kỳ này.
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định :
Năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 32.79 lần, năm 2008 là 6.93 lần; đã giảm 25.86. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã giảm khá mạnh so với năm trước. Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định trong khi doanh thu tăng không đủ lớn vượt qua tốc độ tăng của vốn cố định. Song, vấn đề này cũng tạo điều kiện để nâng cao khả năng phát triển cho những năm tiếp sau.
+ Chỉ tiêu vòng quay tổng vốn thể hiện hiệu quả sử dụng số vốn hiện có : Vịng quay tổng vốn của cơng ty giảm từ 1.69 vịng ( năm 2007) xuống 1.06 vòng ( năm 2008), đã giảm đi 0.63 vòng . Vốn kinh doanh của công ty tăng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu đã khiến vòng quay tổng vốn giảm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp hơn so với năm trước. Tuy nhiên, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển tốt trong dài hạn.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2008 đã giảm đi so với năm 2007. Công ty đầu tư thêm nhiều vốn vào kinh doanh nhưng doanh thu ghi nhận trong năm tăng lên chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra; có một lượng vốn khá lớn ứ đọng trong các khoản phải thu, hàng tồn kho. Tuy nhiên điều này là phù hợp với công ty xây dựng, doanh thu được ghi nhận theo tiến độ cơng trình, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao, giá cả máy móc thiết bị đắt, đồng thời việc đầu tư vào TSCĐ mục đích là nâng cao năng lực sản xuất và phát huy tác dụng trong nhiều kỳ. Công ty cần phải xây dựng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng công tác quản lý các khoản phải thu, lập dự tốn định mức chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh.