KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt chi tiết khi mài phẳng vật liệu có độ dẻo cao (Trang 99 - 101)

Nội dung của đề tài là: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số

công nghệ đến độ nhám bề mặt chi tiết khi mài phẳng vật liệu có độ dẻo cao”.

Qua ba chương, luận văn đã nêu được các vấn đề sau:

- Luận văn đã tổng kết được các lý thuyết cơ bản về công nghệ mài, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt chi tiết khi mài.

- Đã đặt ra bài toán và đưa ra phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng hệ thống thí nghiệm đảm bảo yêu cầu nghiên cứu với các thiết bị đo hiện đại.

- Đã xây dựng được quan hệ giữa nhám bề mặt và chế độ gia công (vận tốc chi tiết Vct, lượng chạy dao ngang Sn, chiều sâu cắt t ) dưới dạng các hàm thực

nghiệm:

Ra=C . Sa.Vp. tp

Từ đó đã đánh giá được ảnh hưởng của các thông số công nghệ (S,V,t) tới nhám bề mặt khi mài kim loại này.

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn to lớn: Với các độ nhám bề mặt yêu cầu dựa vào hàm thực nghiệm có thể lựa chọn chế độ gia cơng hợp lý, giảm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của quá trình sản xuất.

- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để điều khiển tối ưu hóa q trình mài.

Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Đề tài thu được một số kết quả khá tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà tác giả sẽ nghiên cứu và hoàn thiện trong tương lai để hoàn thiện đề tài của mình.

Độ nhám bề mặt của chi tiết gia cơng khi mài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là ảnh hưởng của chế độ cắt. Mức độ ảnh hưởng càng lớn khi mài với vật liệu có tính dẻo cao, vì khi gia cơng loại vật liệu này; Phoi tạo ra sẽ bám vào các kẽ hở của các hạt mài làm giảm khả năng cắt của hạt mài và lực cắt tăng lên, lượng phoi bám vào các kẽ hở của hạt mài sẽ trà lên bề mặt chi tiết gia công dẫn đến làm tăng độ nhám lớp bề mặt. Ngày nay, người ta tìm ra biện pháp để xử lý hiện tượng này ngay trong q trình mài, đó là dùng sóng siêu âm với tần số đủ lớn truyền vào dung dịch trơn nguội và phun vào bề mặt đá ngay trong q trình gia cơng làm tách lớp phoi bám vào các kẽ hở của đá mài mà không làm bật hạt mài ra khỏi đá mài. Tuy nhiên, phương pháp này mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu. Việc nghiên cứu và ứng dụng nó sẽ tạo ra một hướng đi mới cho việc mài các vật liệu có tính dẻo cao có thể nâng cao được chất lượng bề mặt gia cơng mà trước kia nó ít được sử dụng. Sau đây là một số hướng chính:

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của topography bề mặt đá mài corun điện nâu đến quá trình cắt đặc biệt là khi mài những kim loại mềm như thép khơng gỉ, từ đó điều khiển q trình chế tạo đá và quá trình sửa đá để tạo ra topography bề mặt đá hợp lý.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến dạng và tốc độ lan truyền biến dạng của vật liệu gia cơng trong q trình cắt đến chất lượng bề mặt và độ chính xác gia cơng trong q trình cắt thép không gỉ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số đá mài (độ hạt, cấu trúc, độ cứng...) đến chất lượng bề mặt và độ chính xác gia cơng khi mài thép khơng gỉ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch trơn nguội và phương pháp tưới nguội đến độ chính xác và chất lượng bề mặt khi mài thép không gỉ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt chi tiết khi mài phẳng vật liệu có độ dẻo cao (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)