Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 26 - 28)

1.2. Khái qt về phân tích tình hình tài chính trong các cơng ty chứng khốn.

1.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đánh giá sự khác biệt hay

xu hướng biến đổi của từng chỉ tiêu phân tích, từ đó giúp các đối tượng quan tâm thấy rõ mức biến động của các đối tượng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Kết quả so sánh chỉ có ý nghĩa khi các chỉ tiêu đem đi so sánh phải được đảm bảo tính đồng nhất, phản ánh cùng một nội dung kinh tế, đơn vị tính, phương pháp tính, thời gian và điều kiện mơi trường của các chỉ tiêu.

Khi so sánh, căn cứ để so sánh hay còn gọi là gốc so sánh sẽ phụ thuộc vào mục đích phân tích để lựa chọn cho phù hợp. Cụ thể là:

- Số liệu so sánh với số liệu của kỳ trước với mục đích đánh giá xu hướng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu.

- So sánh với số liệu dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- So sánh với trung bình ngành kinh doanh và các cơng ty cùng ngành để đánh giá vị trí doanh nghiệp trong ngành.

- Kỹ thuật so sánh thường được dùng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối là sự chênh lệch giữa số liệu kỳ so sánh với số liệu kỳ gốc, phản ánh sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ so sánh và kỳ gốc.

- So sánh bằng số tương đối là tỉ lệ giữa số liệu kỳ so sánh với số liệu kỳ gốc, phản ánh tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu. Có ba loại số tương đối: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch và số tương đối phản ánh mức độ thực hiện.

• Số tương đối động thái phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc.

• Số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ của một số chỉ tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ.

• Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần so với gốc. Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện có thể sử dụng dưới chỉ số hay tỉ lệ được tính như sau:

Chỉ số (tỉ lệ %) thực hiện so với gốc của chỉ tiêu nghiên cứu =

Trị số thực hiện trong kỳ

Trị số chỉ tiêu gốc * 100

- So sánh với số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với trung bình ngành, khu vực. Qua đó xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)