1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính tại các Cơng ty chứng
1.3.3.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro
Áp dụng thơng tư 226/2010/TT-BTC về quy định chỉ tiêu an tồn tài chính, mọi CTCK đều phải cơng bố rộng rãi cho các nhà đầu tư biết về tỉ lệ an toàn vốn khả dụng nhằm làm minh bạch thị trường. Bên cạnh đó, việc đáp ứng các chỉ tiêu
tài chính cũng giúp các cơ quan chức năng có cái nhìn bao qt và rõ ràng hơn về năng lực hoạt động của cơng ty. Các chỉ tiêu an tồn tài chính bao gồm:
❖ Giá trị rủi ro thị trường
Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức tổn thất có thể xảy ra khi thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi. Giá trị rủi ro thị trường được xác định theo thông tư 226/2010/TT-BTC như sau:
Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá trị tài sản x Hệ số rủi ro thị trường
Trong đó:
Vị thế rịng đốivới một chứng khốn tại một thời điểm là số lượng chứng khốn mà cơng ty đang năm giữ, sau khi đã điều chỉnh giảm bớt số chứng khoán cho vay và tăng thêm số chứng khoán đi vay phù hợp với quy định của pháp luật. Giá trị rủi ro thị trường được điều chỉnh tăng giảm theo nguyên tắc:
- Tăng thêm 10% giá trị trong trường hợp giá trị của khoản đầu tư này chiếm từ 10-15% VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Tăng thêm 20% giá trị trong trường hợp giá trị của khoản đầu tư này chiếm từ 15-25% VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Tăng thêm 30% giá trị trong trường hợp giá trị của khoản đầu tư này chiếm từ 25% trở lên trong VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Hệ số rủi ro thị trường được xác định cho từng khoản mục tài sản theo quy định.
❖ Giá trị rủi ro thanh toán
Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác khơng thể thanh tốn đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết. Giá trị rủi ro thanh toán được xác định khi kết thúc ngày giao dịch của các hợp đồng.
Giá trị rủi ro trước thời hạn thanh toán =
Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác x
Giá trị tài sản tiềm ẩn khả năng thanh tốn Trong đó hệ số rủi ro thanh tốn theo đối tác bao gồm:
STT Thời gian quá hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán
Hệ số rủi ro thanh toán
1 0-15 ngày sau thời gian giá hạn thanh toán, chuyển
giao chứng khoán 16%
2 16-30 ngày sau gian quá hạn thanh toán, chuyển giao
chứng khoán 32%
3 31-60 ngày sau thời gian quá hạn thanh toán, chuyển
giao chứng khoán 48%
4 Từ 60 ngày trở lên 100%
❖ Giá trị rủi ro hoạt động
Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư hoặc các nguyên nhân khách quan khác.
Giá trị rủi ro hoạt động của cơng ty được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động của cơng ty trong vịng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất hoặc 20% vốn pháp định theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào giá trị nào lớn hơn.
❖ Vốn khả dụng
Vốn khả dụng là VCSH có thể chuyển đổi thành tiền trong vịng 90 ngày, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận lũy kế và lợi nhuận chưa phân phối là số trước khi trích lập các khoản dự phịng theo quy định của pháp luật. Tùy theo khoản mục và vốn khả dụng sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm.
Vốn khả dụng được xác định theo công thức sau:
Vốn khả dụng = VCSH - Các khoản giảm trừ + Các khoản tăng thêm Trong đó:
+ Các khoản tăng thêm gồm: tồn bộ phần giá trị tăng thêm của các khoản đầu tư, các khoản nợ có thể chuyển đổi thành VCSH (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi CTCK phát hành thỏa mãn những điều kiện theo quy định).
+ Các khoản giảm trừ gồm: toàn bộ phần giá trị giảm đi của các khoản mục đầu tư, các chỉ tiêu trong tài sản dài hạn, các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn.
Vốn khả dụng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng mà CTCK cần phải xác định. Bởi nó góp phần phản ánh mức độ độc lập tài chính, tự chủ tài chính của CTCK. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ của CTCK.
❖ Tỉ lệ an toàn vốn khả dụng
Tỉ số nợ trên VCSH = Tổng nợ
VCSH x 100%
Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm sốt khi tyrleej vốn khả dụng dao động từ 120% đến 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Tổ chức kinh doanh được đưa ra khỏi tình trạng kiểm sốt khi tỉ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Ủy ban chứng khoán sẽ ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt khi tỉ lệ an tồn vốn khả dụng giảm xuống mức 120%.
(Nguồn: Theo thông tư 226 và Đề án Tái cấu trúc TTCK)