2.1 .Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần lâm sản xây dựng Thanh Sơn
3.2.1. Giải pháp về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Để đảm bảo tính hiệu quả của cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần thực hiện kế hoạch tài chính phù hợp, khơng chồng chéo các khâu với nhau, thực hiện nghiệm thu và quyết tốn các hạng mục cơng trình kịp thời.
- Thực hiện việc lập và quản lý dự án đầu tư trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do Nhà nước ban hành. Khi lập đơn giá xây dựng phải thực hiện kiểm tra về sự phù hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào cơng trình thiết kế.
- Quản lý chi phí đầu tư phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Cơng tác quản lý chi phí phải chú trọng thực hiện trong suốt giai đoạn của dự án như khảo sát, lập dự án đầu tư, lập thiết kế, dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu,… cho đến khi cơng trình được bàn giao và đưa vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.
- Lựa chọn nhà cung ứng có đầy đủ năng lực cung cấp hàng hóa dịch vụ đảm bảo chất lượng trên cơ sở giá cả hợp lý.
- Giám sát quá trình cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo đơn giá áp dụng phù hợp với chủng loại, chất lượng và giá cả nguyên vật liệu đó.
- Các cán bộ cần theo dõi sát sao, bám sát hiện trường, quản lý thi công và từ chối nghiệm thu những hạng mục cơng trình khơng thi cơng.
3.2.2. Giải pháp về quản lý chất lượng dự án
- Cơng ty phải có biện pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm tư vấn, nhất là công tác giám sát sản phẩm tư vấn phải thực hiện một cách nghiêm túc. Các dự án nằm trên nhiều địa hình, địa lý khác nhau vì vậy việc giám sát công tác khảo sát thiết kế để nắm bắt địa điểm thi cơng, có biện pháp tối ưu trong quá trình lập dự án.
- Thực hiện triệt để các chính sách và phương châm công việc quản lý chất lượng có liên quan của Nhà nước và cấp trên, thực hiện triệt để các chế độ quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước và cấp trên ban hành. Đồng thời, kết hợp tình hình cụ thể của dự án, đưa
ra các nguyên tắc chi tiết về quản lý và tiêu chuẩn về công nghệ áp dụng cho dự án, từ đó, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, tỉ mỉ.
- Các thành viên ban lãnh đạo, các ban ngành chức năng liên quan và toàn thể cơng nhân viên cần phải có trách nhiệm về chất lượng đối với từng dự án.
- Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá chất lượng cơng trình, tiến hành đánh giá kiểm nghiệm chất lượng đối với các cơng trình đơn vị và cơng trình phân bộ, phân hạng dựa vào quy phạm thi công và nghiệm thu của nhà nước, tiêu chuẩn đánh giá nghiệm thu chất lượng cơng trình xây dựng và bản vẽ thiết kế.
- Việc thăm nom, bảo dưỡng và bảo trì cơng trình phải được diễn ra thường xuyên sau khi dự án được đưa vào sử dụng, đồng thời kiểm tra tình trạng thay đổi về chất lượng cơng trình, kịp thời thu thập thơng tin.
- Khi có những vấn đề nảy sinh, phải tiến hành xử lý cẩn thận và tổng kết một cách có hệ thống các khâu còn yếu kém về chất lượng cơng trình.