Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 31 - 36)

1.1.3 .Các loại hình cho vay

1.3. Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chun mơn hố trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Chính sách tín dụng đặt ra những quy định khi cho vay như: quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng..., quy định về thời gian cho vay, lãi suất cho vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề và nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng.

Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an tồn và sinh lợi. Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định cho vay và danh mục cho vay.

Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản. Một chính sách tín dụng được đánh giá là hồn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện được vai trị định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

- Quy trình thẩm định cho vay

Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay và là cơ sở để cán bộ tín dụng và cơ quan quản lý quyết ra quyết định cho vay hay không. Do vậy, chất lượng thẩm định cho vay là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay.

- Đội ngũ nhân sự

Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọi hành động. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai trị quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là

người trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Chất lượng cán bộ tín dụng được đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một trong điều kiện cần đảm bảo cho hiệu quả của cho vay. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, ảnh hưởng đến khả năng thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết để đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao.

- Chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng

Hệ thống thơng tin tín dụng giúp tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu. Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin tín dụng cịn là căn cứ để xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ đối với từng nhóm khách hàng. Do vậy, chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng đóng một vai trị quan trọng và ảnh hướng lớn tới hiệu quả cho vay của NHTM.

- Công tác tổ chức và quản lý

Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trị quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Cơng tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.

b. Các nhân tố về phía khách hàng

Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng.

- Khả năng trả nợ bao gồm: Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khách hàng có hồn trả được gốc và lãi hay khơng, ngân hàng có thu hồi được vốn và lãi cho vay hay không, điều này phụ thuộc vào tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu khách hàng cá nhân có tình hình tài chính tốt, thu nhập ổn định, khách hàng doanh nghiệp đạt kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh thì họ sẽ có khả năng trả được cả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ngược lại, khi thu nhập khơng ổn định hay tình hình kinh doanh khơng đạt kết quả tốt, thì khách hàng sẽ khó khăn trong việc trả nợ, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM.

- Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: Bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng? Khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin và trả nợ cho ngân hàng.

Việc khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay khơng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì NHTM thẩm định khoản vay dựa trên mục đích và phương án sử dụng vốn vay của khách hàng, nhận thấy phương án này có hiệu quả và khả thi thì ngân hàng mới quyết định cho vay, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vào các lĩnh vực khác mà ngân hàng chưa xem xét thẩm định có thể gây rủi ro rất lớn.

Ngồi ra, sự trung thực, thiện chí của khách hàng trong việc trả nợ cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Nếu khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ, chây ì, thì cho dù họ có khả năng trả nợ, họ cũng sẽ khơng trả nợ cho ngân hàng, gây ra sự tốn kém và thiệt hại cho NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu ra những lý thuyết cơ bản về cho vay của ngân hàng thương mại, nội dụng chủ yếu, yếu tố ảnh hưởng đến cho vay, cũng như vai trò của cho vay đối với nền kinh tế, đối với khách hàng và nhất là đối với các ngân hàng hiện nay.

Dựa trên những nghiên cứu trên sẽ là tiền đề cơ sở để tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng, qua đó tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay ở Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)