1.1.3 .Các loại hình cho vay
2.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Việc huy động vốn: Tiên Phong bank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào hai khu vực thị trường.
Về hoạt động tín dụng: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tiên Phong Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn. Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Cung ứng dịch vụ ngân hàng: Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Tiên Phong bank ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an tồn và thanh tốn nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của Tiên Phong bank.
Các hoạt động khác: Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Tiên Phong bank đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư, liên kết liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ v.v...
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Tiên Phong bank giai đoạn 2019 - 2021 Thời điểm 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) So với năm 2020 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) So với năm 2020 Số tiền (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Tổng nguồn vốn huy động 132.652 100 156.782 100 24.130 18 226.577 100 69.795 44 I. Theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 25.688 19 28.331 18 2.643 10 44.800 19 16.469 58 2. Kỳ hạn 106.964 81 128.451 82 21.487 20 181.777 81 53.326 41
II. Theo thành phần kinh tế
1. Tiền gửi dân cư 92.439 69 115.903 74 23.464 25 139.562 61 23.659 20
2. Tiền gửi tổ chức kinh tế,
xã hội 40.213 31 40.879 26 666 1 87.015 39 46.136 112
Công tác huy động vốn là công tác trọng yếu trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua, TPBank đã phấn đấu huy động vượt chỉ tiêu đã đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 132.652 tỷ đồng, 156.782 tỷ đồng, 226.577 tỷ đồng tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2020 tăng 24.130 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng là 18%. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng
tại thời điểm 31/12/2021 tăng 69.795 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng là 44%. Ta thấy tốc độ tăng của năm 2021 cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 (44% so với 18%) điều này cho thấy ngân hàng đã mở rộng quy mơ huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động, cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng cao qua việc đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới để thu hút nguồn vốn nhàn dỗi từ dân cư. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thì ngân hàng đã nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng... Do đó nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Đây chính là thành tích đáng để tuyên dương mà ngân hàng đã đạt được.
Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo loại hình tiền gửi có nhiều thay đổi qua các năm. Nhìn chung trong các năm nguồn huy động vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao vẫn là tiền gửi.
Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi dân cư các năm 2019, 2020, 2021 chiếm lần lượt là 69%; 74% và 61%. Năm 2020 tăng 23.464 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng tương ứng là 25%. Năm 2021 tăng 23.659 tỷ đồng so với năm 2020 với tốc độ tăng tương ứng là 20%. Sự tăng lên này cho thấy nguồn vốn nhà rỗi trong dân chúng ngày càng tăng
hay hiểu theo các khác là trong tình tình kinh tế khó khăn này dân cư có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn khiến cho dịng tiền đổ vào ngân hàng nhiều hơn. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, xã hội chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2020 tăng 666 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng tương ứng là 1%. Năm 2021 tăng 46.136 tỷ đồng so với năm 2020 với tốc độ tăng ương ứng là 112%. Điều này cho thấy việc huy động các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, xã hội đang có nhiều sự tăng trưởng đột biến trong năm 2021 cho thấy uy tín và các chính sách đúng đắn của ngân hàng. Mặc dù năm 2021 là một năm kinh tế khó khăn cho các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế nhưng ngân hàng đã có những chính sách đúng đắn và hợp lý song song với chính sách của nhà nước nên tạo ra sự phát triển vượt bậc trong việc thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và xã hội.
2.2.2. Hoạt động cho vay
Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì mục tiêu quan trọng là làm thế nào để sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình đã huy động được. Trong đó cơng tác cho vay chiếm một vai trò quan trọng. Nên hoạt động cho vay được
ngân hầng luôn quan tâm, thường xuyên nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo đề ra phương hướng biện pháp kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ.
Tiên Phong bank thực hiện cho vay chủ yếu là: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn han ̣, trung hạn và dài hạn bằng VND đối với cá nhân, hộ gia đình.
Trong quá trình sử dụng vốn, Tiên Phong bank đã có những bước phát triển về sử dụng vốn như sau:
Hình 2.1 – Tổng dư nợ của Tiên Phong bank giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tiên Phong bank các năm 2019, 2020, 2021)
Qua hình 2.1 ta thấy, dư nợ của ngân hàng ở mức tương đối và có sự biến động ổn định qua các năm. Cụ thể dư nợ của Tiên Phong bank trong 3 năm qua đã tăng từ 95.643 tỷ đồng (năm 2019) lên 119.990 tỷ đồng (năm 2020) với mức tăng tuyệt đối là 24.347 tỷ đồng và đạt 141.227 tỷ đồng (năm 2021) đã tăng 21.237 tỷ đồng so với năm trước (năm 2020). Chính sách cho vay của ngân hàng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của xã hội làm cho dư nợ cho vay luôn tăng qua các năm.