Sự cần thiết phải tăng cƣờng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đố

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 35)

nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Quản lý thuế TNDN là hoạt động quản lý thuế nhằm phát huy những yếu tố tích cực, ngăn chặn những tác động tiêu cực và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong quá trình tiến hành quản lý thuế để đảm bảo góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mơ; giải quyết các

vấn đề kinh tế-xã hội,…Vì vậy, ta càng thấy rõ sự cần thiết trong quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đối với DN ngoài quốc doanh. Sự cần thiết đó xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất: Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn thu NSNN

NSNN là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc sử dụng NSNN để đảm bảo phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội,…Để đảm bảo nguồn thu NSNN đƣợc ổn định, nhiệm vụ của ngành thuế hết sức quan trọng bởi thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong thu NSNN. Trong đó, thuế TNDN góp phần đem lại số thu thuế không nhỏ, thƣờng xuyên và không ngừng gia tăng qua các năm. Do vậy tăng cƣờng quản lý thuế TNDN là vấn đề cần thiết và đặc biệt khi các DN NQD ngày càng phát triển nhanh chóng

Thứ hai: Xuất phát từ sự mục tiêu quản lý doanh nghiệp NQD.

Số lƣợng các DN NQD đang không ngừng gia tăng về số lƣợng và có sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về quy mơ, loại hình và ngành nghề kinh doanh. Vì thế mà các DN đã thu hút đƣợc vốn đầu tƣ lớn, đa dạng và dễ thay đổi theo thị trƣờng. Chính vì ngành nghề lĩnh vực đa dạng nhƣ thế nên việc nắm bắt quan sát các đối tƣợng cũng khó khăn hơn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với các DN này là rất quan trọng giúp phát huy việc quản lý, kiểm soát cũng nhƣ đảm bảo thu thuế TNDN đúng đủ và kịp thời cho NSNN

Thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội

Nƣớc ta đang trên đà thực hiện các cơng cuộc phát triển theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với cơng cuộc đó, Nhà nƣớc đã có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích nhất định. Tuy nhiên điều đó phải dựa trên cơng bằng xã hội. Công bằng xã hội giúp cho các thành phần kinh tế có mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình cho Nhà

nƣớc và phải tuân thủ pháp luật, tự chịu trách nhiệm về những hành vi sai phạm của mình

Thứ tư: Góp phần thúc đẩy cơng tác hạch tốn kế tốn ở các DN

Ngƣời nộp thuế phải có nghĩa vụ tự kê khai và tính số thuế phải nộp của đơn vị mình. Phải kê khai, tính thuế một cách trung thực chính xác và khi có sai sót phải tự chịu trách nhiệm về hành vi đó. Để đảm bảo thu đủ , thu đúng số thuế TNDN, cơ quan thuế phải quan tâm vào công tác thanh tra, kiểm tra NNT để từ đó có thể phát hiện các sai sót trong q trình hạch tốn kế tốn của NNT.

Hiện nay, tình trạng chấp hành pháp luật và trốn thuế của NNT vẫn còn diễn ra nhiều. Vì vậy cần có những biện pháp cƣỡng chế nhằm giảm thiểu hành vi sai phạm đó nhƣ: hƣớng dẫn, giải thích hoặc xử phạt hành chính. Điều này làm cho NNT đƣợc nâng cao đƣợc ý thức và cơng tác hạch tốn kế tốn của mình hơn

Thứ năm: Xuất phát từ thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các DN

NQD ở nƣớc ta hiện nay

Trong những năm vừa qua, tình hình quản lý thuế TNDN ở nƣớc ta đã có nhiều tiến bộ vƣợt bậc, hạn chế đƣợc nhiều trƣờng hợp vi phạm thuế nhƣng cơng tác quản lý thuế TNDN vẫn cịn nhiều tồn tại. Tuy luật mới đƣợc áp dụng, nhƣng vẫn cịn tình trạng một số DN và số ít các cán bộ vẫn chƣa nắm bắt hết sự thay đổi của luật nên vẫn còn xảy ra sai sót trong q trình quản lý. Bên cạnh đó thủ đoạn trốn thuế của các DN ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI

CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂY HỒ 2.1 Khái quát chung về Chi cục Thuế Quận Tây Hồ

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ đƣợc xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phƣờng: Bƣởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xn La, Phú Thƣơng. Phía đơng giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đơng Anh.

Đƣợc thành lập ngày 28/10/1995, sau 10 năm xây dựng và trƣởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh. Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8% vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra. Thêm vào đó, Tây Hồ cịn biết đến với nhiều làng nghề truyền thống. Với vị trí địa lý thuận lợi, quận cịn là nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, các bệnh viện lớn nhƣ: Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Raffles Singapore… Nói đến quận là khơng thể không nhắc đến Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nơi đã trở thành một vùng văn hóa với phong cảnh say đắm lịng ngƣời. Từ đó tạo điều kiện phát triển lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, là nơi tập trung chuỗi các nhà hàng, khách sạn nhƣ Sheraton Hà Nội, Sofitel Plaza,…

Theo định hƣớng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2021, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với định hƣớng đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả

nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ). Đặc biệt việc đầu tƣ đô thị Tây Hồ, cây cầu Nhật Tân đƣợc biết đến là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ là luồng gió mới cho nền kinh tế quận.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó là sự tăng lên của các doanh nghiệp, điển hình là DNNQD. Đến năm 2021, số doanh nghiệp NQD thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế quận Tây Hồ là hơn 5000 DN. Con số đó có thể cho thấy rõ sự phức tạp tăng lên trong cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế quận Tây Hồ

Chi cục Thuế quận Tây Hồ, trực thuộc Cục Thuế Thành phố Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế đƣợc quy định tại Quyết định số 110/QĐ-TCT ngày 14/01/2019 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các đội trực thuộc Chi cục Thuế quận Tây Hồ

Tổng số cán bộ của Chi cục tính đến thời điểm hiện tại là 103 cán bộ. - Ban lãnh đạo chi cục: 03 đồng chí (Gồm 01 đồng chí chi cục trƣởng và 02 đồng chí chi cục phó)

Chi cục trƣởng : Trần Thị Thanh Mai

Chi cục phó : Hồng Anh Cƣờng, Nguyễn Văn Thọ - 10 đội thuế bao gồm:

+ Đội Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế : 7 cán bộ

+ Đội Kê khai - Kế toán thuế -Tin học - Dự toán pháp chế: 18 cán bộ + Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: 8 cán bộ

+ Đội Kiểm tra thuế số 1: 12 cán bộ + Đội Kiểm tra thuế số 2: 13 cán bộ + Đội Kiểm tra nội bộ: 6 cán bộ

+ Đội Trƣớc bạ và thu khác: 11 cán bộ

+ Đội quản lý thuế liên phƣờng số 1: 9 cán bộ + Đội quản lý thuế liên phƣờng số 2: 9 cán bộ

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Tây Hồ

Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế thuộc Chi cục Thuế đƣợc quy định tại quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế và Đội trƣớc bạ và thu khác Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Dự toán pháp chế Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế Đội Kiểm tra thuế và Đội kiểm tra nội bộ Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ Đội quản lý thuế liên phƣờng Chi cục trƣởng Phó chi cục trƣởng

+ Đội tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế : Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật Thuế, hỗ trợ ngƣời nộp Thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý, quản lý ấn chỉ Thuế trong toàn Chi cục Thuế.

+ Đội Kê khai - Kế toán thuế -Tin học - Dự toán pháp chế: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý Thuế, chính sách, pháp luật Thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện công tác đăng ký Thuế, xử lý hồ sơ khai Thuế, kế toán Thuế, thống kê Thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành Thuế, triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý Thuế và hỗ trợ hƣớng dẫn, đào tạo cán bộ Thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.

+ Đội Kiểm tra thuế số 1, Đội kiểm tra thuế số 2: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai Thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với ngƣời nộp Thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục Thuế.

+ Đội kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, cơng chức Thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về Thuế của cơ quan Thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan Thuế, công chức Thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan Thuế, công chức Thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế.

+ Đội Trƣớc bạ và Thu khác: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trƣớc bạ, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, Thuế tài sản (sau

này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả Thuế TNCN đối với chuyển nhƣợng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trƣớc bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

+ Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơng tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; cơng tác quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản trị.

+ Đội Quản lý thuế liên phƣờng số 1, Đội quản lý thuế liên phƣờng số Giúp Chi cục Trƣởng quản lý thu Thuế và triển khai các văn bản mới của Tổng cục, Cục và Chi cục đến các phƣờng trong Quận.

+ Đội quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục Trƣởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ Thuế, đôn đốc thu tiền Thuế nợ và cƣỡng chế thu tiền Thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ cục Thuế quận Tây Hồ

Trong năm 2021 vừa qua, mặc dù gặp phải những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, số lƣợng DN NQD đƣợc thành lập lại tăng lên, chứng tỏ sức hút đầu tƣ vào quận Tây Hồ là rất lớn. Cụ thể trong năm 2021 số lƣợng DN NQD là 5.279 DN, nhƣng đa số DN mới thành lập là những DN có quy mơ vốn vừa và nhỏ. Tình hình hoạt động của các DN NQD tổng hợp theo ngành nghề đƣợc thể hiện nhƣ sau:

(Nguồn: Chi cục Thuế quận Tây Hồ)

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các DN NQD tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ năm 2021

Qua biểu đồ trên ta thấy, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu DN NQD là lĩnh vực thƣơng mại, chiếm khoảng 41%. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là lĩnh vực dịch vụ, khoảng 27%. Đứng thứ ba là lĩnh vực xây dựng với khoảng 21% và chiếm tỷ trọng thấp nhất là lĩnh vực nông-lâm-ngƣ nghiệp, chỉ khoảng 1%. Qua đây, ta thấy cơ cấu DN tập trung lớn vào các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng đầu tƣ ở lĩnh vực nông-lâm-ngƣ nghiệp. Điều này hồn tồn phù hợp với tình hình phát triển và xu thế phát triển của quận: công tác quy hoạch phát triển đô thị đƣợc đẩy nhanh; tập trung xây dựng, tôn tạo nâng cao giá trị lịch sử cảnh sắc thiên nhiên, chất lƣợng môi trƣờng sống,....

Trong những năm qua mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thƣơng nghiệp, nhà hàng, ăn uống, dịch vụ. Mạng lƣới ngày càng đƣợc mở rộng hơn để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu hội nhập và tiêu dùng của ngƣời dân

Bên cạnh đó, Chi cục đã tích cực tổ chức cơng tác tháo gỡ khó khăn, 1% 10% 21% 41% 27% Nông-lâm-ngƣ nghiệp Công nghiệp, sản xuất Xây dựng

Thƣơng mại Dịch vụ

vƣớng mắc về thủ tục đầu tƣ cho các DN bị ảnh hƣởng do Covid-19, thực hiện kế hoạch thực tập trung vốn cho SXKD, nhất là các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ. Cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh về ngành nghề, lĩnh vực trong kinh doanh đã gây ra khơng ít khó khăn cho DN. Địi hỏi các DN NQD phải nắm rõ nhu cầu của thị trƣờng và tập trung khai thác những lợi thế từ quận Tây Hồ

2.1.4 Tình hình thu ngân sách của Chi cục Thuế quận Tây Hồ giai đoạn 2019- 2021 đoạn 2019- 2021

Dƣới sự lãnh đạo, quan tâm của chính quyền và phát huy những thuận lợi cũng nhƣ khắc phục những khó khăn trong cơng tác thu thuế trên địa bàn quận. Chi cục Thuế quận Tây Hồ đã có những kế hoạch, biện pháp trọng tâm tập trung vào một số nguồn thu quan trọng, triển khai đồng bộ có hiệu quả các giải pháp để quản lý và đã đạt kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dự toán Thực hiện Tỷ lệ Dự toán Thực hiện Tỷ lệ Dự toán Thực hiện Tỷ lệ

A SỐ THU CHI CỤC THUẾ 1.591.000 1.927.125 121,13% 2.988.200 4.142.879 138,64% 2.264.100 3.466.961 153,12% I Thuế CTN-NQD 574.838 639.790 111,30% 890.658 938.000 105,32% 1.077.450 1.099.000 102%

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)