Tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 38 - 39)

2.1 Khái quát chung về Chi cục Thuế Quận Tây Hồ

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ đƣợc xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phƣờng: Bƣởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xn La, Phú Thƣơng. Phía đơng giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đơng Anh.

Đƣợc thành lập ngày 28/10/1995, sau 10 năm xây dựng và trƣởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh. Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8% vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra. Thêm vào đó, Tây Hồ cịn biết đến với nhiều làng nghề truyền thống. Với vị trí địa lý thuận lợi, quận cịn là nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, các bệnh viện lớn nhƣ: Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Raffles Singapore… Nói đến quận là khơng thể không nhắc đến Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nơi đã trở thành một vùng văn hóa với phong cảnh say đắm lịng ngƣời. Từ đó tạo điều kiện phát triển lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, là nơi tập trung chuỗi các nhà hàng, khách sạn nhƣ Sheraton Hà Nội, Sofitel Plaza,…

Theo định hƣớng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2021, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với định hƣớng đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả

nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ). Đặc biệt việc đầu tƣ đô thị Tây Hồ, cây cầu Nhật Tân đƣợc biết đến là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ là luồng gió mới cho nền kinh tế quận.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó là sự tăng lên của các doanh nghiệp, điển hình là DNNQD. Đến năm 2021, số doanh nghiệp NQD thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế quận Tây Hồ là hơn 5000 DN. Con số đó có thể cho thấy rõ sự phức tạp tăng lên trong cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 38 - 39)