Nhu cầu đào tạo và đánh giá nhu cầu đào tạo nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 26 - 51)

1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và đánh giá nhu cầu đào tạo nghề của

1.1.2. Nhu cầu đào tạo và đánh giá nhu cầu đào tạo nghề

1.1.2.1. Nhu cầu đào tạo

Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, mơi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời có những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời cảm nhận đƣợc. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con ngƣời hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con ngƣời càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát đƣợc nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát đƣợc cá nhân (trong trƣờng hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).

Nhu cầu của một cá nhân đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, ngƣời quản lý chỉ kiểm sốt những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hƣớng của nhà quản lý, do đó ngƣời quản lý ln có thể điều khiển đƣợc các cá nhân.

Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với mơi trƣờng sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã đƣợc lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.

Nhu cầu đào tạo của một ngƣời là những gì ngƣời đó cần học để có thể đạt đƣợc một mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay công việc của họ. Thông thƣờng, nhu cầu học thƣờng xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính ngƣời học. Đơi khi, ngƣời học không tự mình thấy

ngay đƣợc những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tƣ vấn của ngƣời làm cơng tác đào tạo để có thể thấy rõ (Dự án giảm nghèo giai đoạn 2).

Nhu cầu đào tạo là sự mong muốn giảm sự khác biệt giữa thực tế với điều kiện nên có. Sự khác biệt này có thể về kiến thức và kỹ năng, quan điểm của học viên cần để làm việc một cách tốt hơn.

Nhƣ vậy, có thể hiểu là những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp và quan điểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc sống của họ.

Nhu cầu đào tạo chính là lỗ hổng kiến thức và kỹ năng để thực hiện một cơng việc nhất định. Hay nói cách khác, nhu cầu đào tạo chính là sự khác nhau giữa việc thực thi công việc nhƣ mong muốn và việc thực thi công việc hiện tại của một cá nhân. Nhu cầu đào tạo xuất hiện ở những nơi có khoảng trống giữa kiến thức và kỹ năng yêu cầu với những kiến thức và kỹ năng hiện có. Khoảng trống đƣợc xác định thơng qua q trình phân tích nhu cầu đào tạo. Ngƣời quản lý có thể thực hiện đào tạo để đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tƣơng lai của cơng ty, hoặc tuyển dụng và th những ngƣời có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết đặc biệt.

Từ lý luận về nhu cầu, nghề và lao động nơng thơn ta có thể hiểu nhu cầu học nghề của lao động nông thơn là địi hỏi, mong muốn, nguyện vọng nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ chun mơn kỹ thuật thơng qua việc học nghề hay nói cách khác là nhu cầu lấp đầy những khoảng trống, khoảng thiếu hụt về trình độ nghề nghiệp, trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động nông thôn.

Nhu cầu đào tạo nghề là mong muốn đƣợc tham gia, đƣợc hiểu biết và thực hành về một và một số nghề phù hợp với điều kiện của mỗi ngƣời lao động. Nó là cơ sở quan trọng để hệ thống đào tạo nghề, chuẩn bị các điều kiện đào tạo nghề nhƣ: Xây dựng hệ thống đào tạo chuẩn bị các điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo nghề. Nhu cầu đào tạo cũng có

thể đƣợc tính tốn từ việc xem xét các điều kiện vật chất và con ngƣời có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc xem xét các mối tƣơng quan giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất để xác định nhu cầu đào tạo nghề của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng trong thời gian nhất định. Mặt khác cũng cần xem xét tới đối tƣợng của hoạt động đào tạo nghề, những ngƣời học nghề với nhu cầu thực sự của chính họ để có thể tham gia vào q trình đào tạo nghề, xác định khoảng cách giữa kiến thức và kỹ năng cần có khi tham gia lao động và những kiến thức, kỹ năng mà ngƣời học hiện có

Nắm bắt đƣợc nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và chiến lƣợc phát triển kinh tế khu vực nơng thơn nói riêng. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn sẽ chỉ ra xu hƣớng nghề nghiệp của ngƣời lao động ở khu vực nông thôn, đây là điều kiện cần thiết cho các cơ quan hoạch định chính sách có các giải pháp cụ thể trong việc hƣớng nghiệp cho ngƣời lao động, đồng thời cũng là căn cứ để công tác đào tạo nghề đƣợc sát thực với nhu cầu của xã hội.

1.1.2.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo

Theo Janice A.Miller và Diana M.O (2002) đánh giá nhu cầu đào tạo là hoạt động cần thiết nhằm phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cơng cụ xác định trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với một cá nhân nào đó để có thể thực hiện cơng việc của mình. Nếu tiến hành đào tạo thì cần phân tích rõ nhu cầu đào tạo để thiết kế chƣơng trình đào tạo sao cho có thể đáp ứng đƣợc từng nhu cầu riêng biệt của các ngành. Trong quá trình đánh giá nhu cầu đào tạo cần phải tìm hiểu kỹ năng hiện tại của mỗi cá nhân và khả năng phản ứng của học viên đối với các nội dung đào tạo (Đỗ Kim Chung, 2008).

Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình mà bạn cố gắng hiểu rõ về ngƣời tham gia và năng lực của họ trƣớc khi đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo quan tâm đến nhu cầu cần phải học, không phải quan tâm đến việc thích hay khơng thích của ngƣời học. Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và thái độ mà ngƣời học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà ngƣời học cần phải có.

Đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo của ngƣời học đặc biệt là lao động nông thơn là việc rất khó. Ngƣời ta viết về tầm quan trọng của việc làm này rất nhiều nhƣng có rất ít tài liệu mơ tả xem nó có thể đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Có một số vấn đề liên quan đến quá trình này:

- Các nhà xây dựng, thiết kế các khố đào tạo có thể khơng coi trọng các ý kiến của ngƣời lao động nông thôn, những ý tƣởng mà những ngƣời lao động nông thôn hiểu rõ nhất;

- Ngƣời lao động nông thôn thƣờng không tin vào các nhà xây dựng, thiết kế và tổ chức các khoá đào tạo hay họ thấy bị áp đặt bởi những ngƣời này bởi vì họ đã từng bị áp đặt bởi cảm tính trong khi họ nghĩ rằng họ thực sự cần loại thơng tin khác hoặc bởi vì họ đã từng trải qua những khố đào tạo vơ bổ (khơng có tác dụng);

- Ngƣời lao động nông thôn không nhận thức đƣợc nhu cầu đào tạo của mình là nhƣ thế nào và có các cơ hội nào về đào tạo;

- Thảo luận về các nhu cầu đào tạo bị chi phối bởi những nhóm ngƣời có quyền lực nhất định nhƣ những ngƣời có vai trị định hƣớng, lãnh đạo, những ngƣời nơng dân giàu có và những nam nơng dân, … mà khơng kể đến lợi ích của những nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ nơng dân nghèo, phụ nữ, trẻ em và các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng khác;

Những khó khăn này cho ta thấy với bất kỳ chƣơng trình phát triển chƣơng trình đào tạo nào cũng cần phải tiến hành phân tích các bên liên quan

thật cẩn thận ngay từ giai đoạn đầu. Kết quả đạt đƣợc sẽ có ý nghĩa và phù hợp hơn nếu nhƣ mọi thành viên liên quan đều đƣợc mời tham gia vào quá trình đánh giá nhu cầu đào tạo.

Đánh giá nhu cầu đào tạo lao động nông thôn là một cách xác định hiệu quả những khoảng trống giữa các kiến thức, kỹ năng mà lao động nông thôn cần và những kiến thức, kỹ năng mà lao động nơng thơn hiện có. Nó thu thập các thông tin để xác định những lĩnh vực mà lao động nơng thơn cần có thể nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Đánh giá nhu cầu đào tạo thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau: 1) Xác định nhu cầu đào tạo theo các kiến thức, kỹ năng; 2) Xác định số lƣợng đào tạo theo các kiến thức, kỹ năng; 3) Xác định nhu cầu về các hình thức và phƣơng thức đào tạo có phù hợp với yêu cầu của ngƣời học.

1.1.2.3. Vai trò của đánh giá nhu cầu đào tạo

Để phát huy đƣợc vai trò của đào tạo với mục tiêu, mục đích đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp, hình thức thì ta phải tiến hành đánh giá đƣợc nhu cầu đào tạo một cách chính xác, cụ thể. Vậy đánh giá nhu cầu đào tạo là khâu hết sức quan trọng để từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể quyết định sự thành cơng của khóa học.

Vai trị của đánh giá nhu cầu đào tạo:

- Đảm bảo cho nội dung, phƣơng pháp, hình thức và trình độ chúng ta đào tạo là phù hợp nhất.

- Đảm bảo cho sự thành cơng của đào tạo vì nó đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của tổ chức, cơ quan về phát triển nguồn nhân lực (các tổ chức, cơ quan có nhu cầu đào tạo, thực hiện đào tạo).

- Đảm bảo đào tạo đúng đối tƣợng cần đào tạo.

- Đào tạo đúng công việc, đúng chuyên môn, kỹ năng ngƣời đào tạo cần. - Đảm bảo đƣợc nguồn kinh phí đào tạo đúng mục đích, khơng lãng phí...

- Giúp phát triển nguồn nhân lực của các địa phƣơng và làm cho địa phƣơng phát triển, cũng nhƣ các tổ chức thực hiện đào tạo có nhiều hình thức, nội dung và phƣơng pháp đào tạo... phong phú và đa dạng hơn.

Nhƣ vậy, đánh giá nhu cầu đào tạo là một công cụ xác định trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với một cá nhân nào đó để có thể thực hiện cơng việc của mình. Một nhu cầu đào tạo có thể đƣợc xác định theo nhiều cách khác nhau:

- Phƣơng pháp tiếp cận chủ động dẫn dắt - một hoạt động phân tích sẽ đƣợc tiến hành để xác định “lỗ hổng” giữa cách thức hiện đang đƣợc sử dụng để thực hiện một công việc với cách thức mà ta nên áp dụng. Hoạt động đào tạo phải đƣợc thiết kế sao cho có thể lấp “lỗ hổng” đó.

- Phƣơng pháp tiếp cận phản hồi: Nhu cầu đào tạo phát sinh từ một vấn đề đã đƣợc xác định và cần phải tìm ra một giải pháp nào đó.

1.1.2.4. Các bước đánh giá nhu cầu đào tạo

* Xác định đối tƣợng, mục tiêu đánh giá nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo nói chung rất đa dạng tùy thuộc vào từng nhóm đối tƣợng cụ thể. Ví dụ: nhóm cán bộ trong các cơ quan/tổ chức nhu cầu đào tạo có thể là các kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể của họ. Trong khi đó, nhóm thanh niên nhu cầu lại là học nghề để kiếm sống, nhóm ngƣời già có thể mong muốn đƣợc học tập các kỹ năng rèn luyện và bảo vệ sức khỏe…

Vì vậy cơng việc đầu tiên của việc xác định nhu cầu đào tạo là phải xác định rõ nhóm đối tƣợng cần đánh giá nhu cầu đào tạo. Họ là ai? Cán bộ, nhân viên cho từng vị trí cụ thể trong một cơ quan/tổ chức; thanh niên chƣa có việc làm; phụ nữ hay trẻ em,… Bởi mỗi nhóm đối tƣợng trên sẽ có những nhu cầu khác nhau về đào tạo. Đối với lao động nơng thơn thì nhóm đối tƣợng mục tiêu là thanh niên có nguyện vọng và nhu cầu học nghề.

Với từng nhóm đối tƣợng cụ thể cũng có rất nhiều các nhu cầu khác nhau về đào tạo. Ví dụ nhóm cán bộ, ngồi các nhu cầu đào tạo để đáp ứng cơng việc họ cịn có các nhu cầu khác nhƣ các kiến thức, kỹ năng sống tại cộng đồng,…Vì vậy, sau khi xác định đƣợc nhóm đối tƣợng cần đánh giá nhu cầu đào tạo, công việc tiếp theo là cần phải xác định mục tiêu của đợt đánh giá là gì? Cơng việc này sẽ do nhóm thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo tiến hành trƣớc khi thực hiện các việc tiếp theo. Mục tiêu tốt cần đảm bảo các yếu tố sau (SMART): Cụ thể, rõ ràng (Specific); Có thể đo lƣờng đƣợc (Measurable); Có khả năng thực hiện đƣợc/khả thi, phù hợp với nguồn lực (Attainable); Thực tế/phù hợp với mục tiêu chƣơng trình chung (Relevant); Có giới hạn về thời gian (Time - bound).

* Lựa chọn các bên liên quan và thành lập nhóm đánh giá nhu cầu đào tạo Bên liên quan đến đánh giá nhu cầu đào tạo là những ngƣời, nhóm ngƣời, cơ quan, tổ chức chịu tác động hoặc/và tác động đến đào tạo. Các bên liên quan trong đánh giá nhu cầu đào tạo có thể kể đến là: Cán bộ ban quản lý dự án cấp tỉnh/huyện; các hƣớng dẫn viên cộng đồng, cán bộ xã và thơn bản, thanh niên có nguyện vọng và nhu cầu học nghề của các hộ nghèo trong các xã dự án, ngƣời dân trong cộng đồng có dự án, các cơ quan đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, tổ chức tài trợ, các cơ sở đào tạo sẽ tham gia đào tạo, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo vv...

Các bên liên quan tham gia đƣợc hiểu là có vai trị nhất định trong một hoạt động hoặc tồn bộ tiến trình nào đó. Vai trị này thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhƣ: đƣợc thông báo - cung cấp thông tin - tƣ vấn bàn bạc - thực hiện - ra quyết định. Khi tham gia ở những cấp độ cao hơn, các bên liên quan có vai trị năng động hơn, có nhiều quyền lực hơn và gây ảnh hƣởng lớn hơn đến các quyết định của dự án. Khi tham gia ở mức độ thấp hơn, các bên liên

quan đóng vai trị thụ động hơn, có ít quyền lực hơn và gây ảnh hƣởng ít hơn đến các quyết định của chƣơng trình.

Lựa chọn các bên liên quan tham gia vào quá trình đánh giá nhu cầu đào tạo cần căn cứ vào nhóm đối tƣợng cần đánh giá nhu cầu đào tạo, mục tiêu của đợt đánh giá và năng lực của các bên liên quan.

Nhóm thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo bao gồm lãnh đạo cấp trên, các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá, cán bộ chuyên trách và các cán bộ, giáo viên sẽ tham gia vào quá trình đào tạo sau này. Sau khi thành lập nhóm cần tổ chức đào tạo các kỹ năng cần thiết cho nhóm thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo nhƣ: Kỹ năng phỏng vấn, phân tích thơng tin, xử lý tình huống, sử dụng các cơng cụ điều tra phân tích…

* Xây dựng khung năng lực (năng lực lý tƣởng) cho nhóm đối tƣợng cần đánh giá nhu cầu đào tạo:

Sau khi xác định rõ và thống nhất đối tƣợng, mục tiêu đánh giá nhu cầu đào tạo, việc tiếp theo là nhóm đánh giá cần xác định rõ các nhiệm vụ/cơng việc của nhóm đối tƣợng sẽ cần thực hiện trong tƣơng lai để từ đó xây dựng khung năng lực.

Đối với nhóm đối tƣợng đang làm một cơng việc ở một vị trí nhất định trong một cơ quan/tổ chức việc xác định nhiệm vụ/công việc căn cứ vào bản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 26 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)