Nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau khi học nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 105 - 111)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nhu cầu đào tạo nghề lao động nông thôn ở huyện Chƣơng Mỹ

3.2.4. Nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau khi học nghề

Thời gian học nghề có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của lao động nông thôn, đặc biệt là vấn đề chi phí cho q trình học tập cũng nhƣ những cơ hội họ có thể tìm kiếm đƣợc việc làm đúng thời điểm. Bên cạnh đó, vấn đề bằng cấp hay trình độ sau khi học nghề cũng đƣợc lao động nông thôn ở Chƣơng Mỹ khá quan tâm, khi hầu hết các đơn vị sử dụng lao động ở địa phƣơng cũng nhƣ ở một số địa phƣơng khác đều đòi hỏi ngƣời lao động phải

có một trình độ nhất định. Chính điều đó cũng ảnh hƣởng khá lớn đến nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau khi học nghề của ngƣời lao động.

Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.14 cho thấy, thời gian học nghề ngƣời lao động có nhu cầu học nhất là chƣơng trình học kéo dài 6 tháng, với 25,00 % lao động có nhu cầu. Đại bộ phận nhóm lao động chọn thời gian với 6 tháng này là những lao động tầm trung niên và là lao động nữ, hầu hết những lao động này đều có mong muốn đạt trình độ về sơ cấp nghề (59,68%). Bên cạnh đó, nhu cầu về thời gian học nghề của giới lao động trẻ thƣờng tập trung vào chƣơng trình đào tạo kéo dài 36 tháng (30,00%), với bậc đào tạo là cao đẳng (35,00%)

Do những đặc thù khác nhau của từng nhóm lao động ở nông thôn Chƣơng Mỹ, mong muốn hay nói cách khác là nhu cầu về thời gian đƣợc học nghề cũng rất khác nhau. Bên cạnh đó, mong muốn về bằng cấp hay nhu cầu về trình độ sau đào tạo nghề của từng nhóm lao động cũng rất khác nhau. Cũng theo kết quả trên, đối với lao động là nam giới: tỷ lệ lao động có nhu cầu học với thời gian 6 tháng chiếm nhiều hơn (với 26,47% lao động có nhu cầu học trong khoảng thời gian này). Điều này cũng phù hợp khi đại bộ phận nam giới đều có nhu cầu học các ngành nghề về sửa chữa máy móc, trồng hoa hay kỹ thuật chế biến món ăn. Đây là những ngành khơng địi hỏi ngƣời học phải có q trình đào tạo tƣơng đối dài. Cịn lại những lao động có nhu cầu học nghề với thời gian học ngắn hơn, đại bộ phận là những lao động khơng cần bằng cấp hoặc có nhu cầu đạt ở trình độ sơ cấp nghề.

Đối với những lao động là nữ giới: Do điều kiện về thời gian cũng nhƣ

các hoạt động của gia đình hầu hết lao động nữ đều có nhu cầu học những ngành nghề có thời gian đào tạo ngắn hơn so với nam giới, trong đó tỷ lệ nhóm lao động nữ có nhu cầu học nghề với thời gian không quá 6 tháng chiếm đa số, với 55,35%. Bên cạnh đó, cũng từ một số quan điểm về việc ngƣời tạo ra thu nhập chủ đạo của hộ là lao động nam nên việc học nghề đối với một số lao động nữ chỉ đơn thuần là muốn có một cơng việc ổn định và có

thời gian chăm sóc cho gia đình. Đa số những lao động có nhu cầu học nghề với khoảng thời gian này tập trung ở những lao động đã có gia đình và trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi. Một tỷ lệ ít lao động thuộc nhóm này có nhu cầu học nghề với thời lƣợng 36 tháng (3 năm), tỷ lệ này chỉ ở mức 7,14%. Đây là những lao động mới tốt nghiệp PTTH và cảm thấy không đủ năng lực thi vào các trƣờng đại học, muốn học ở trình độ cao đẳng nghề.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ lao động nữ có nhu cầu về thời gian học nghề là 9 tháng và 18 tháng bằng nhau và cùng ở mức 10,71%. Đa phần lao động thuộc nhóm có nhu cầu về thời gian học nghề này đều có nhu cầu về bằng cấp ở trình độ sơ cấp nghề (58,93%). Một kết quả cũng đáng chú ý ở chỗ có tới 10,71% lao động nữ ở nơng thơn có nhu cầu đƣợc đào tạo nghề với trình độ cao đẳng. Đây là có con số mang tính chất gợi mở một giải pháp hữu hiệu cho công tác đào tạo nghề cho phụ nữ ở nông thôn, với việc kết hợp hài hòa giữa kỹ năng nghề nghiệp đƣợc học và nhu cầu về bằng cấp nhằm khuyến khích đƣợc phụ nữ nơng thơn tham gia học nghề.

Khi xem xét nhóm lao động nơng thơn ở góc độ trình độ lao động hiện tại của họ. Nghiên cứu nhận thấy, đối với những lao động chƣa qua đào tạo có nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ đƣợc đào tạo mang tính đa dạng hơn. Đối với những ngành nghề có thời lƣợng 3 tháng tỷ lệ lao động có nhu cầu học là 12,75%, những ngành nghề có thời gian đào tạo là 5 tháng tỷ lệ này là 9,84% và tƣơng tự nhƣ vậy đối với các ngành nghề đào tạo 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng lần lƣợt là 26,47%; 11,76% và 7,84%.

Tƣơng tự nhƣ vậy cũng có thể thấy tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo có nhu cầu về trình độ đào tạo tập trung cao nhất ở nhu cầu về trình độ sơ cấp nghề, với 59,8%, một số ít khơng cần bằng cấp (15,69%) và có nhu cầu đạt trình độ ở trung cấp nghề (16,67%). Ít lao động có nhu cầu đạt trình độ cao đẳng nghề sau khi đào tạo (7,84%), Đây hầu hết là những lao động có nhu cầu học với thời lƣợng 36 tháng.

ĐVT: Số lượng (Người); Tỷ lệ (%)

Diễn giải Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo độ tuổi

Nam Nữ Từ 18 đến 24 tuổi Từ 25 đến 34 tuổi Từ 35 đến 44 tuổi Từ 45 đến 60 tuổi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Thời gian học nghề 124 100 68 100 56 100 20 100 48 100 45 100 11 100 3 tháng 17 13.71 6 8.82 11 19.64 0 0.00 2 4.17 8 17.78 7 63.64 5 tháng 12 9.68 5 7.35 7 12.50 0 0.00 2 4.17 8 17.78 2 18.18 6 tháng 31 25.00 18 26.47 13 23.21 3 15.00 12 25.00 15 33.33 1 9.09 9 tháng 15 12.10 9 13.24 6 10.71 3 15.00 6 12.50 5 11.11 1 9.09 12 tháng 9 7.26 5 7.35 4 7.14 3 15.00 3 6.25 3 6.67 0 0.00 18 tháng 14 11.29 8 11.76 6 10.71 2 10.00 9 18.75 3 6.67 0 0.00 24 tháng 15 12.10 10 14.71 5 8.93 3 15.00 9 18.75 3 6.67 0 0.00 36 tháng 11 8.87 7 10.29 4 7.14 6 30.00 5 10.42 0 0.00 0 0.00

Trình độ sau đào tạo 124 100.00 68 100.00 56 100.00 20 100 48 100 45 100 11 100

Không bằng cấp 19 15.32 11 16.18 8 14.29 0 0.00 0 0.00 14 31.11 5 45.45

Sơ cấp nghề 74 59.68 41 60.29 33 58.93 7 35.00 34 70.83 27 60.00 6 54.55

Trung cấp nghề 21 16.94 12 17.65 9 16.07 6 30.00 11 20.83 4 8.89 0 0.00

Cao đẳng nghề 10 8.06 4 5.88 6 10.71 7 35.00 3 6.25 0 0.00 0 0.00

Bảng 3.15. Nhu cầu về thời gian và trình độ sau khi học nghề của ngƣời lao động phân theo trình độ chun mơn hiện tại

Diễn giải

Tổng số Chƣa qua đào

tạo Đã qua đào tạo SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thời gian học nghề 124 102 100.00 22 100.00 3 tháng 17 13.71 13 12.75 4 18.18 5 tháng 12 9.68 8 7.84 4 18.18 6 tháng 31 25.00 27 26.47 4 18.18 9 tháng 15 12.10 12 11.76 3 13.64 12 tháng 9 7.26 8 7.84 1 4.55 18 tháng 14 11.29 11 10.78 3 13.64 24 tháng 15 12.10 14 13.73 1 4.55 36 tháng 11 8.87 9 8.82 2 9.09

Trình độ sau đào tạo 124 100.00 102 100.00 22 100.00

Không bằng cấp 19 15.32 16 15.69 3 13.64

Sơ cấp nghề 74 59.68 61 59.80 13 59.09

Trung cấp nghề 21 16.94 17 16.67 4 18.18

Cao đẳng nghề 10 8.06 8 7.84 2 9.09

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018)

Kết quả qua bảng 3.15 cũng cho thấy đối với những lao động đã qua đào tạo nghề, nhu cầu về thời lƣợng học nghề tập trung chủ yếu là 18 tháng, với mong muốn sau quá trình đào tạo họ đạt đƣợc trình độ sơ cấp nghề, tỷ lệ này là 59,09%. Trong khi có rất ít lao động có nhu cầu học với thời lƣợng 12 tháng và 24 tháng, cùng là 4,55%, tƣơng ứng với 1 lao động.

Ngoài ra, đối với những ngành nghề có thời gian đào tạo là 3, 5 và 6 tháng tƣơng đối nhiều, đều là 18,18% lao động đã qua đào tạo nghề có nhu cầu học nghề. Trình độ sau đào tạo đƣợc nhóm lao động đã qua đào tạo này có nhu cầu lớn nhất là trình độ sơ cấp nghề với 59,09%.

Diễn giải

Tổng số Không đi làm và khơng

muốn tìm việc làm Đang làm việc và đủ việc làm Đang làm việc nhƣng thiếu việc làm Khơng có việc làm và đang đi tìm việc

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Thời gian học nghề 124 16 100.00 13 100.00 87 100.00 8 100.00 3 tháng 17 13.71 0 0.00 6 46.15 9 10.34 2 25.00 5 tháng 12 9.68 0 0.00 4 30.77 8 9.20 0 0.00 6 tháng 31 25.00 0 0.00 2 15.38 29 33.33 0 0.00 9 tháng 15 12.10 1 6.25 1 7.69 12 13.79 1 12.50 12 tháng 9 7.26 3 18.75 0 0.00 4 4.60 2 25.00 18 tháng 14 11.29 3 18.75 0 0.00 8 9.20 3 37.50 24 tháng 15 12.10 5 31.25 0 0.00 10 11.49 0 0.00 36 tháng 11 8.87 4 25.00 0 0.00 7 8.05 0 0.00

Trình độ sau đào tạo 124 100.00 16 100.00 13 100.00 87 100.00 8 100.00

Không bằng cấp 19 15.32 0 0.00 2 15.38 13 14.94 4 50.00

Sơ cấp nghề 74 59.68 3 18.75 7 53.85 62 71.26 2 25.00

Trung cấp nghề 21 16.94 6 37.50 2 15.38 11 12.64 2 25.00

Cao đẳng nghề 10 8.06 7 43.75 2 15.38 1 1.15 0 0.00

Tổng số 124 100.00 16 100.00 13 100.00 87 100.00 8 100.00

Nhu cầu về thời gian đào tạo cũng rất khác biết giữa nhóm lao động ở các tình trạng hoạt động kinh tế khác nhau. Đối với nhóm lao động không đi làm và khơng muốn tìm việc làm, nhu cầu tập trung cao nhất vào những ngành nghề có thời gian đào tạo là 24 tháng tới 36 tháng, với tỷ lệ tƣơng ứng 31,25% và 25,00% lao động có nhu cầu và cũng với những lao động này, họ có nhu cầu về trình độ đào tạo sau khi kết thúc chƣơng trình học nghề ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Đối với những lao động đang làm việc và đủ việc làm, nhu cầu về lƣợng thời gian dành cho học nghề ở mức 3 tháng ở mức cao nhất, cùng với 46,15% lao động có nhu cầu. Nhóm này khơng có nhu cầu đào tạo với thời gian dài từ 12 tháng trở lên. Riêng đối với nhóm lao động là nữ giới đang làm việc và có đủ việc làm họ thƣờng có nhu cầu đƣợc đào tạo ở khoảng thời gian là nhanh chóng nhất, cịn lại lao động là nam giới trong nhóm lao động này có nhu cầu học nghề với lƣợng thời gian là 18 tháng. Nhóm lao động đang làm việc và thiếu việc làm là nhóm có tỷ lệ có nhu cầu học nghề cao nhất. Thời gian đƣợc quan tâm nhất trong việc học nghề của nhóm này ở những ngành nghề đƣợc đào tạo 6 tháng, với 33,33% lao động có nhu cầu. Kết quả cũng cho thấy đối với nhóm lao động này, tỷ lệ lao động có nhu cầu về trình độ sơ cấp nghề chiếm đa số, với 71,26% lao động có nhu cầu. Ngồi ra cũng có một số ít lao động có nhu cầu học trong thời gian 36 tháng (8,05%) và tỷ lệ có nhu cầu trình độ sau đào tạo là cao đẳng nghề cũng tƣơng đối ít, với 1,15%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)