Các bƣớc đánh giá nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40 - 58)

Xác định đối tƣợng, mục tiêu đánh giá nhu cầu đào tạo

Lựa chọn các bên liên quan và thành lập nhóm đánh

giá nhu cầu đào tạo

Xây dựng khung năng lực Thiết kế công cụ/phƣơng pháp

đánh giá nhu cầu đào tạo

Xây dựng kế hoạch tiến hành khảo sát tại thực địa

Khảo sát theo kế hoạch

1.1.2.5. Nội dung nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn

- Nhu cầu về ngành nghề đƣợc đào tạo: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngành kinh tế đƣợc phát triển nhanh kéo theo đòi hỏi lớn về nhu cầu nguồn nhân lực của từng ngành. Xuất phát từ yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển đó là cơ sở cho nhu cầu về ngành nghề đƣợc đào tạo của ngƣời lao động. Đối với khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu ngành nghề đào tạo của lao động nông thôn cũng rất lớn và rất đa dạng. Có thể tổng hợp nhu cầu về ngành nghề đƣợc đào tạo của ngƣời lao động thơng qua 7 ngành nghề chính sau:

Thứ nhất là ngành nghề công nghiệp: Nhu cầu học nghề của ngƣời lao động đƣợc thể hiện cụ thể bằng các ngành nghề nhƣ sửa chữa ôtô xe máy, máy kéo, điện công nghiệp, điện dân dụng, gò, hàn, tiện, phay, bào, nguội, điện tử, cơng nghệ may, thiết kế thời trang, cơ khí sửa chữa thiết bị may cơng nghiệp, cơ điện nông thôn, sắt, nguội, khoan...

Thứ hai là ngành nghề kinh tế - dịch vụ đƣợc thể hiện ở các nội dung nhƣ mua bán hàng, thƣ ký văn phòng, mỹ nghệ, âm nhạc, phục vụ khách sạn, kỹ thuật nấu ăn, trang trí...

Thứ ba là giao thông vận tải: lái xe, lái máy cơng trình, lái tàu sông biển, lái xe ô tô, lái tàu hỏa; thủy thủ tàu biển, thủy thủ tàu sông, vận hành máy nông lâm nghiệp, máy ủi, xúc, đào…

Thứ tƣ là xây dựng: nề, mộc, bê tông, cốt thép, sản xuất vật liệu xây dựng, cầu đƣờng, cấp thốt nƣớc nơng thôn - đô thị... Thứ năm là nông - lâm - ngƣ nghiệp: lái xe, lái máy khai thác vận chuyển gỗ, chế biến, chạm khắc gỗ, chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi lâm sinh, làm vƣờn, bảo vệ thực vật... Thứ sáu là khai thác bƣu điện - kỹ thuật viễn thông: xây lắp đƣờng dây và trạm, nghiệp vụ bƣu điện, vi ba, tổng đài, cáp máy, kỹ thuật viễn thông,

khai thác bƣu điện... Thứ bảy là ngành khác: máy tính, tin học; y tá, điều dƣỡng; kỹ thuật phát thanh truyền hình; lặn...

- Nhu cầu về phƣơng pháp dạy nghề: Phƣơng pháp dạy nghề có vai trị quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực sau khi học xong chƣơng trình dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề. Nếu nhƣ trƣớc kia, ngƣời học chƣa để ý đến vai trị của phƣơng pháp dạy nghề, thì hiện nay phƣơng pháp dạy nghề đƣợc chú ý nhiều hơn kết hợp với yêu cầu hiểu bài, hiểu cách vận hành máy móc, hiểu nội dung chuyển tải của ngƣời dạy… và từ đó nhu cầu về phƣơng pháp dạy nghề đƣợc hình thành. Có rất nhiều phƣơng pháp dạy nghề, từ đó nhu cầu về phƣơng pháp dạy nghề cũng rất đa dạng, tuy nhiên đối với lao động nơng thơn, hai phƣơng pháp đƣợc coi là có hiệu quả trong đào tạo nghề bao gồm: i) Phƣơng pháp mơ hình: Mơ hình là một mơ phỏng bằng thực thể hay bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trƣng của một đối tƣợng nào đó (gọi là nguyên hình hay đối tƣợng đƣợc mơ hình hố) với mục đích nhận thức, làm đối tƣợng quan sát thay cho nguyên hình hoặc làm đối tƣợng nghiên cứu về nguyên hình. Phƣơng pháp mơ hình hiện nay đang trở nên hiệu quả khi các trung tâm khuyến nơng, khuyến ngƣ tổ chức xây dựng mơ hình trình diễn cho ngƣời nơng dân học và làm theo. ii) Phƣơng pháp mô phỏng: Mô phỏng là thực nghiệm quan sát đƣợc và điều khiển đƣợc trên mơ hình của đối tƣợng khảo sát. Trong mơ phỏng ngƣời ta sử dụng mơ hình. Phƣơng pháp dạy học có sử dụng mơ phỏng đƣợc gọi tắt là phƣơng pháp mô phỏng. Với sự trợ giúp của máy tính và các phƣơng tiện nghe nhìn khác, ngƣời ta dùng phƣơng pháp mô phỏng để giúp học viên có thể quan sát đƣợc, tƣơng tác đƣợc với nhiều đối tƣợng mà trong thực tế không nên hoặc không thể quan sát hay tƣơng tác trực tiếp đƣợc (với những đối tƣợng quá to, quá bé, quá xa, điều kiện nguy hiểm, những quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm không thể quan sát đƣợc trong điều kiện thực của nó…).

- Nhu cầu về hình thức học nghề: Hiện nay, các hình thức đào tạo khá đa dạng và phong phú, đặc biệt là đối với một số nƣớc phát triển. Các hình thức đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho ngƣời lao động có cơ hội tiếp cận đƣợc với những kiến thức mới mặc dù họ đang gặp phải những vấn đề khó khăn về điều kiện học tập, thời gian học tập và làm việc… Ở Việt Nam, sự phát triển đa dạng của các hình thức đào tạo cũng đang ở giai đoạn mới bắt đầu. Có thể phân hình thức đào tạo ở nƣớc ta hiện nay qua các loại nhƣ sau: i) Hình thức đào tạo chính quy; ii) Đào tạo hệ vừa học vừa làm; và iii) Hình thức đào tạo từ xa. Tƣơng ứng với mỗi hình thức đào tạo nhƣ trên, nhu cầu về hình thức đào tạo của lao động nơng thơn cũng có thể đƣợc phân rõ theo 3 loại hình thức: i) Nhu cầu học nghề theo hình thức chính quy; ii) Nhu cầu học nghề theo hình thức vừa học vừa làm; và iii) Nhu cầu học nghề theo từ xa. Hiện nay, nhu cầu học nghề theo hình thức chính quy vẫn đƣợc ngƣời lao động cho là hơn cả, bởi lẽ tâm lý chung của ngƣời dân nơng thơn là “đi học chính quy bao giờ cũng có giá trị hơn”. Nhu cầu về hình thức vừa học vừa làm đang xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp có sử dụng lao động nơng thơn, thơng qua q trình đào tạo nghề cho ngƣời lao động kết hợp với việc trả lƣơng cho họ. Sự kết hợp giữa các cơ sở dạy nghề và một số doanh nghiệp lớn hiện nay trong việc đào tạo nghề cho lao động cũng đã thúc đẩy hình thức này phát triển. Đối với nhu cầu học nghề từ xa, hiện tại có thể nói ở Việt Nam nhu cầu học nghề theo hình thức này cịn khá mới mẻ và chƣa phát triển mạnh nhƣ hai hình thức cịn lại. Việc sử dụng hình thức học nghề từ xa chủ yếu đƣợc những lao động đã từng đƣợc đào tạo trong một số trƣờng đại học, cao đẳng hay đã từng tốt nghiệp một trƣờng nghề nào đó. Khi làm việc ở khu vực nông thôn, họ cảm thấy thiếu kiến thức về ngành nghề phục vụ cho công việc của họ hoặc họ muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp trong khi điều kiện về thời gian, đi lại khơng thuận lợi. Hình thức này phổ biến đối với những lao động muốn

học các ngành nghề nhƣ kinh doanh dịch vụ, máy tính, ngoại ngữ… Trong bƣớc khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, BộNông nghiệp và Phát triển nơng thơn có phân loại nhu cầu học nghề của lao động nông thôn với 2 loại: i) Nhu cầu dạy nghề thƣờng xuyên; ii) Nhu cầu dạy nghề chính qui.

- Nhu cầu về trình độ sau khi học nghề Hệ thống và mạng lƣới dạy nghề đã bắt đầu đƣợc đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Cũng từ đó nhu cầu về trình độ nghề của lao động nơng thơn cũng có các xu hƣớng khác nhau bao gồm: nhu cầu có bằng sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận khơng nhỏ lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề với mục đích chính để nâng cao trình độ tay nghề thực sự mà khơng cần bằng cấp. Có rất nhiều yếu tố hình thành nhu cầu về trình độ sau đào tạo nghề của lao động nơng thơn. Mỗi nhóm lao động khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau về trình độ đƣợc đào tạo. Những lao động khơng có nhu cầu về bằng cấp tập chung chủ yếu ở lao động lớn tuổi, vấn đề bằng cấp đối với nhóm lao động này không trở nên quan trọng khi mà kiến thức đƣợc tiếp nhận đƣợc thông qua đào tạo nghề phục vụ chính vào cơng việc hiện tại của họ. Với lao động có nhu cầu về trình độ sơ cấp nghề: Hầu hết là lao động có nhu cầu trang bị năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề và mong muốn sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Do hạn chế về việc đáp ứng các điều kiện về trình độ văn hóa nên với đại bộ phận lao động nơng thơn có nhu cầu học những ngành nghề có trình độ sơ cấp hoặc cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc hình thành nhu cầu học với trình độ sơ cấp nhƣ: điều kiện thời gian hạn chế, trình độ năng lực khơng

đáp ứng những cấp bậc cao hơn hay đƣợc sự tƣ vấn của gia đình…Với lao động có nhu cầu về trình độ trung cấp nghề: |Đây là những lao động có nhu cầu đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề nhất định nào đó; mong muốn có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Với trình độ đào tạo nghề càng cao địi hỏi lao động nơng thơn phải đáp ứng đƣợc càng nhiều yêu cầu đặt ra khi tham gia học nghề. Chẳng hạn, đối với trình độ trung cấp nghề đòi hỏi phải là lao động đã tốt nghiệp PTTH, nhiều cơ sở dạy nghề cịn có các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển đối với những lao động tham gia thi đại học, cao đẳng. Riêng đối với những lao động có nhu cầu về trình độ cao đẳng, đây có thể nói là trình độ đƣợc nhiều lao động trẻ ở nông thôn mong muốn nhất. Đa số những lao động trong nhóm này có nhu cầu trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề nhất định và mong muốn có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết đƣợc các tình huống phức tạp trong thực tế. Sự hình thành và phát triển đa dạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề bên cạnh đó tính cạnh tranh trong tuyển dụng dựa trên khuôn khổ của Pháp luật trong đào tạo nghề cho lao động đã tạo điều kiện cho lao động nơng thơn có cơ hội tham gia học nghề với các trình độ khác nhau. Đây cũng có thể nói là một trong những cơ sở hình thành đa dạng nhu cầu trình độ nghề của lao động nông thôn hiện nay.

- Nhu cầu về thời gian học nghề đối với những ngành nghề khác nhau và trình độ đào tạo khác nhau địi hỏi thời gian học nghề cũng khác nhau. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự hình thành nhu cầu về thời gian học nghề của lao động nông thôn.

Thơng thƣờng, để ít ảnh hƣởng đến những hoạt động kinh tế hiện tại, lao động nơng thơn, đặc biệt là nhóm lao động lớn tuổi có xu hƣớng muốn học những ngành nghề có thời gian ngắn hơn so với nhóm lao động trẻ. Hầu hết những lao động khơng có nhu cầu về bằng cấp sau khi tham gia học nghề và thời gian mong muốn của họ thƣờng rất hạn chế. Tuy nhiên thời gian tối thiểu để ngƣời lao động nơng thơn có thể học và thực hành thành thạo khoảng 3 đến 9 tháng, tùy thuộc vào ngành nghề họ có nhu cầu học.

Theo luật Dạy nghề: Trình độ sơ cấp nghề: đƣợc thực hiện từ ba tháng đến dƣới một năm đối với ngƣời có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với trình độ trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp đƣợc thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Đối với trình độ cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Lao động nông thôn sẽ căn cứ vào những quy định chung về trình độ và ngành nghề phù hợp sẽ xác định đƣợc nhu cầu về thời gian học nghề của mình. Bởi vậy, nhằm giúp lao động nơng thơn xác định đúng nhu cầu về thời gian học nghề sao cho phù hợp với những nhu cầu khác liên quan đến việc tham gia học nghề, một mặt chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện cho lao động đƣợc tiếp cận với thơng tin về ngành nghề, thời gian và trình độ nghề trƣớc khi tham gia học nghề, Mặt khác ngƣời lao động nông thơn cần chủ động tìm kiếm thơng tin có liên quan thơng qua các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, văn bản Pháp luật của nhà nƣớc.

1.1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn

* Các yếu tố bên ngồi:

- Gia cảnh: Nói đến gia cảnh ở đây bao gồm nhiều vấn đề liên quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Yếu tố này bao gồm: i) Điều kiện về tài chính (thu nhập của hộ). Đối với những gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, mức thu nhập thấp, đặc biệt đối với các hộ nghèo khơng có điều kiện cho lao động gia mình tham gia học nghề, điều đó khiến nhu cầu học nghề của ngƣời lao động sẽ khơng có hoặc có nhƣng sẽ không quyết định đi học nghề. Điều này đã gây ra những khó khăn lớn cho ngƣời lao động có nguyện vọng học nghề. Ngƣợc lại, đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, vấn đề học nghề của ngƣời lao động trong gia đình trở nên đơn giản hơn nhiều. ii) Sự định hƣớng của gia đình. Định hƣớng của gia đình có tác động khơng nhỏ đến nhu cầu học nghề, thơng thƣờng, những gia đình có nghề truyền thống thì định hƣớng cho lao động trong gia đình theo nghiệp của cha ơng từ đó nhu cầu học nghề của ngƣời lao động thƣờng gắn với nghề đã có. Có những gia đình nhận thấy một ngành nghề nào đó đang trở nên cần thiết sau này và cũng có thể đã có một lời hứa hẹn về công việc cho con, cháu sau khi học nghề xong sẽ có một cơng việc ổn định, thì họ thƣờng hƣớng con, cháu họ theo nghề đó. Thơng qua q trình định hƣớng thƣờng xuyên của gia đình, ngƣời lao động cảm thấy có lý và có cơ sở và từ đó sẽ hình thành nên nhu cầu về ngành nghề mình đƣợc gia đình định hƣớng. iii) Điều kiện về lao động. Trong một gia đình có 2 ngƣời, thƣờng thì một trong 2 sẽ khơng có nhu cầu đi học nghề bởi lẽ nếu đi học nghề họ sẽ để lại một gánh nặng cho ngƣời còn lại. Gánh nặng về tâm lý, về kinh tế hay về tình cảm.

- Chính sách: Chính sách của Nhà nƣớc là yếu tố ảnh hƣởng rất quan trọng đến nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn. Bằng các chính sách ban

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)